Những kỹ năng cần biết khi sử dụng kem chống nắng
Để giảm thiểu tác hại của tia nắng chói chang mùa hè, hầu hết phụ nữ đã sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết sử dụng kem chống nắng đúng.
Phần lớn thường mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng chỉ số SPF cao sẽ được bảo vệ lâu và tốt hơn, mà không biết rằng da sẽ bị tổn thương khi sử dụng sai chỉ số.
Trong cái nắng chói chang của mùa hè, làn da sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự mất nước dưới da và tác động của ánh nắng mặt trời trên da. Nhiều người đã tìm mua kem chống nắng để bảo vệ da. Tuy nhiên, kem chống nắng cũng phải được sử dụng đúng cách mới phát huy tốt hiệu quả.
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có tác dụng làm chuyển hóa vitamin D nên chống được còi xương. Nhưng tia cực tím còn có tác dụng không tốt khác như làm bỏng da, sạm da, lão hóa da, gây nhăn nheo. Ở một số trường hợp, nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể đối mặt nguy cơ ung thư da.
Người ta chia cực tím (Ultra Viole – viết tắt là UV) làm 3 loại theo độ dài bước sóng: tia UVA, B và C. Trong số này, tia UVC là nguy hiểm nhất, nhưng trên đường chiếu xuống bề mặt trái đất, chúng bị hấp thu hầu hết bởi tầng ozone. Các tia UVA và UVB ảnh hưởng nhiều nhất cho da, gây bỏng nắng, cháy da, sạm da và nhăn da…
Tia UVA có độ đậm cao nhất vào thời gian giữa trưa và đi qua tất cả các lớp của da xuống tận hạ bì. Khi tia này tiếp xúc với bề mặt da không được che phủ sẽ có thể gây bỏng với mức độ nhẹ là ban đỏ nhạt, hơi rát.
Những tia xuyên sâu xuống trung bì và hạ bì gây rám từ từ, kéo dài và có thể gây thoái hóa một phần tổ chức liên kết tạo thành các nếp nhăn da do ánh nắng. Tia UVA còn phối hợp với tia UVB gây ung thư da trong một số trường hợp.
Tia UVB có năng lượng cao và gây hại nhiều. Tia này đi qua thượng bì xuống trung bì. Nó tác động vào các tế bào ở lớp sừng và các lớp nông của thượng bì gây bỏng nắng mạnh hơn tia UVA: da đỏ lên, phù nề, bỏng rát…, thậm chí có thể gây rám kéo dài. Mặt khác, tia UVB còn kích thích tổng hợp sắc tố gây nên sạm da muộn và kéo dài, mức độ gây sạm nặng hơn tia UVA và ngày càng tăng lên.
Kem chống nắng có tác dụng làm giảm tác hại của ánh sáng mặt trời đối với da khi ra nắng, thực chất là làm giảm tác dụng của tia UVB và UVA. Mục đích của việc sử dụng là làm cho da khỏi bị cháy, rám và ung thư da. Kem chống nắng được đo bằng chỉ số chống nắng SPF (sun protection factor) – là chỉ số thể hiện khoảng thời gian có thể bảo vệ da và chỉ số PA / / được ghi trên mỗi sản phẩm.Vậy chỉ số đó nghĩa là gì? Chúng ta phải hiểu như thế nào là đúng?
Các loại kem chống nắng khác nhau sẽ có chỉ số SPF khác nhau. Chỉ số SPF thấp nhất trong kem chống nắng thường là 15. Theo nguyên tắc thì chỉ số SPF 30 lọc được 95% các tia UV và chỉ số trên 50 thì lọc được 97%. Vì vậy, chúng ta thường mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng chỉ số SPF cao sẽ bảo vệ da tốt hơn mà không biết rằng da đang bị tổn thương khi sử dụng sai chỉ số.
Thực chất, chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời được lâu hơn chứ không tốt hơn loại có chỉ số thấp. Kem chống nắng có chỉ số SPF 20 – 30 được chỉ định dùng cho làn da sáng và SPF dưới 20 cho da sẫm.
Video đang HOT
Thông thường, loại được sử dụng nhiều hơn cả là chỉ số SPF 30 – 50. Các chỉ số SPF rất cao (60 – 100) chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt như đang điều trị nám hay dị ứng ánh nắng. Nhiều người chọn dùng kem chống nắng có SPF rất cao (trên thị trường có loại kem chống nắng với SPF 81), tức là thời gian bảo vệ da khỏi bức xạ mặt trời kéo dài hơn.
Tuy nhiên, vì độ SPF càng lớn, kem lưu trên da lâu quá, nó sẽ kết hợp với chất tiết của da, dịch mồ hôi tạo ra các phản ứng hóa học, sinh ra các gốc tự do làm cho da tổn thương và biến màu. Khi đó, những hiện tượng đồi mồi, tàn nhang sẽ tăng lên.
Theo định mức quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ da, hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 – 15 phút tùy thuộc vào thời điểm tiếp xúc với tia UV mạnh hay yếu và đặc điểm làn da mỗi người.
Tuy nhiên, tác dụng này không ổn định do bụi bẩn, mồ hôi, quần áo và nước cũng như cách sử dụng kem chống nắng. Do đó, thời gian bảo vệ da khỏi tia UV thực tế của các loại kem chống nắng chỉ bằng khoảng 50 – 60% thời gian trên lý thuyết.
Như vậy, nếu sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF 30 thì thời gian khả năng da được bảo vệ là khoảng 200 phút. Hơn nữa, để đạt hiệu quả tối ưu, cần phải bôi kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút để kem phát huy tác dụng hoặc có thể sử dụng kem chống nắng làm kem nền khi trang điểm.
Chỉ số PA: được viết tắt bởi PFA (Protection Factor of UVA) là chỉ số nói lên khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của kem chống nắng. Trên thực tế, hầu hết kem chống nắng đều có khả năng lọc tia UVB, rất ít sản phẩm có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA. Vì vậy, các hãng sản xuất mỹ phẩm mới đưa ra chỉ số PA theo các mức tương ứng:
- PA : Có hiệu quả chống tia UVA (mức độ 40 – 50%)
- PA : Rất hiệu quả chống tia UVA (mức độ 60 – 70%)
- PA : Hiệu quả chống tia UVA cao nhất (mức độ 90% trở lên, tối đa là 98%).
Lưu ý: Không một sản phẩm nào có thể ngăn chặn 100% các loại tia UV nên không có sản phẩm nào được coi là kem chống ăn nắng hoàn toàn cả.
Các loại mỹ phẩm chống nắng không thể chống thấm nước hay thấm mồ hôi hoàn toàn và càng không thể cung cấp sự bảo vệ trong hơn hai tiếng. Do vậy bạn nên tìm các chỉ số ghi thời gian tối đa sau khi tiếp xúc với nước: hoặc 40 phút hoặc 80 phút.
Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng loại 80 phút nếu đi bơi hoặc hay đổ mồ hôi. Các loại kem dạng phun xịt cũng rất hợp cho trẻ nhỏ khi chơi ngoài trời, nhưng hãy nhớ bạn che phủ một cách tương đối làn da của mình, chứ đừng ỷ lại vào kem chống nắng quá.
Theo CitiNews
Mẹ thông thái chọn kem chống nắng cho bé
Đừng để cái nắng gay gắt ngăn bé yêu của bạn được tận hưởng những giây phút vui chơi hạnh phúc giữa thiên nhiên vào mùa hè.
Hè thường là thời điểm các gia đình lên kế hoạch du lịch, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi thiên thần nhỏ chưa đủ cứng cáp, cái nắng chói chang thường khiến các mẹ e ngại mà trì hoãn niềm vui của cả nhà.
Dẫu vậy, theo các chuyên gia thì điều đó là không cần thiết. Chỉ với một chút chuẩn bị, các bé hoàn toàn có thể sẵn sàng nhập cuộc cùng gia đình.
Theo đó, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng mặt trời là giữ bé ở những nơi có bóng râm, như gốc cây, che ô, xe đẩy hay mặc áo dài tay, đội mũ. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, việc sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng là hoàn toàn chấp nhận được, bất kể bé bao nhiêu tháng tuổi.
Bé hoàn toàn có thể sử dụng kem chống nắng để vui chơi cùng cả gia đình trong những chuyến du lịch hè. Ảnh: Mommy-Care.
Điều quan trọng nhất là mẹ hãy dành thời gian học cách đọc thông tin trên nhãn của các loại kem chống nắng để chọn loại tốt nhất cho bé.
Chọn kem chống nắng tốt nhất cho trẻ
Trên trang thông tin số 1 về thai nghén và làm cha mẹ của Mỹ BabyCenter, bác sĩ da liễu nhi khoa Patricia Treadwell khuyến cáo nên chọn kem chống nắng "tự nhiên" (physical) hoặc "không hóa chất" (chemical-free) được làm từ oxide kẽm (ZnO) và titanium dioxide (TiO2).
Oxide kẽm và titanium dioxide nằm phía trên da, tạo thành một lớp bảo vệ chống nắng. Kem chống nắng có chứa oxide kẽm và titanium dioxide bắt đầu bảo vệ ngay khi bạn thoa lên da.
Trái lại, những sản phẩm có chứa hóa chất cần 15 đến 30 phút "kích hoạt" vì chúng cần thời gian cho da hấp thụ. Kem chống nắng loại này có khả năng gây dị ứng vì da "ngấm" các thành phần hoạt tính. Chưa có bằng chứng cho thấy hóa chất chống nắng nguy hiểm hay độc hại, tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chưa có đủ thông tin về phản ứng của trẻ em với các thành phần của kem chống nắng.
Nếu sử dụng kem chống nắng có hóa chất, các mẹ hãy làm một thử nghiệm nhỏ để đảm bảo bé sẽ không bị dị ứng bằng cách bôi một lượng nhỏ kem chống nắng vào mặt trong bắp tay. Nếu trong khoảng 1 ngày, da bé nổi mẩn đỏ ở vùng thoa, hãy chọn loại kem chống nắng khác.
Ngoài ra, khi mua kem chống nắng cho bé, các mẹ cũng nên quan tâm đến cụm từ "broad-spectrum" (phổ rộng), nghĩa là có khả năng chống cả tia UVA và UVB. Bất kỳ loại kem chống chống nắng nào có chứa oxide kẽm và titanium dioxide cũng đều có đặc tính này.
Chỉ số bảo vệ SPF nên ít nhất là 15 nhưng cũng không cần cao quá 30. Trên 30, mức độ bảo vệ không tăng nhiều. Trong khi đó, chỉ số SPF cao đồng nghĩa với lượng hóa chất nhiều hơn.
Kem chống nắng sẽ giúp bé thoải mái vui chơi mà không phải chịu đau đớn vì cháy nắng. Ảnh: Mommy-Care
Cách thoa kem chống nắng
Bôi một lớp dày và đảm bảo tất cả các phần thân thể của bé đều được bảo vệ. Chú ý đến những vùng da dễ bị cháy nắng như tai, mũi, gáy và vai. Một số loại kem chống nắng có màu sáng khi bôi, mờ dần và biến mất sau vài phút giúp bạn dễ dàng xác định vùng da đã được thoa.
Thường xuyên thoa lại kem chống nắng cho trẻ. Loại kem chống nước có thể lâu trôi hơn nhưng đừng tin những lời quảng cáo của các nhãn hàng kiểu "có thể bảo vệ bạn trong 8 giờ liên tục". Điều đó chỉ có thể xảy ra khi bé ở trong nhà cả ngày! Trên thực tế, cứ khoảng 2 giờ, bạn sẽ phải bôi lại lớp kem chống nắng một lần hoặc ngay sau mỗi lần bé xuống nước.
Có cần thay kem chống nắng mỗi năm một lần?
Đây là điều không cần thiết. Tuy nhiên, khả năng chống nắng có thể giảm theo thời gian, vì vậy, hãy đảm bảo là lọ kem bạn dùng vẫn còn hạn sử dụng và tác dụng.
Thông thường, các loại kem chống nắng có hiệu quả trong vòng 3 năm. Con số này thay đổi tùy theo nước sản xuất và vùng lưu hành của sản phẩm.
Với lọ kem chống nắng đang dùng, nếu hạn sử dụng vẫn còn, màu sắc và độ đậm đặc của kem chưa biến đổi thì bạn có thể yên tâm dùng tiếp.
Theo CitiNews
Những điều phụ nữ tuổi 30 nên làm để luôn trẻ đẹp Qua ngưỡng cửa tuổi 30, làn da phụ nữ sẽ không còn khỏe mạnh nữa mà với những tác động từ môi trường xung quanh, tuổi tác, nội tiết tố trong cơ thể... sẽ khiến các dấu hiệu lão hóa như sạm, nám, nếp nhăn xuất hiện. Để luôn trẻ đẹp, ngăn chặn và giải quyết những dấu hiệu lão hóa sớm hình...