Những kỷ lục trong phiên xử cựu tướng Phan Văn Vĩnh và 2 “ông trùm” cờ bạc online
Ông Phan Văn Vĩnh – cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và các “ông trùm” của tổ chức đánh bạc qua mạng hơn 9.000 tỉ đồng sẽ được đưa ra xét xử ngày 12/11 tới. Đây là phiên tòa ghi nhận nhiều “kỷ lục” trong lịch sử ngành tòa án ở Phú Thọ.
Ngày 2/11, TAND tỉnh Phú Thọ đã có quyết định số 28 về việc đưa vụ án: Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Tổ chức đánh bạc”; “Đánh bạc”; “Mua bán trái phép hóa đơn”; “Rửa tiền”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” ra xét xử sơ thẩm.
Hai cựu quan chức Bộ Công an tay dính chàm trong vụ đánh bạc khủng sắp được đưa ra xét xử
Đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm bởi có các bị cáo nguyên là cán bộ cảnh sát cỡ “bự” tại Bộ Công an (Phan Văn Vĩnh – cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Nguyễn Thanh Hóa – cựu Cục trưởng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, C50) và số tiền mà tổ chức đánh bạc này đã “hút máu” của các con bạc là rất lớn, hơn 9.000 tỉ đồng.
Trong đó, ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa cùng bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hai ông trùm của tổ chức tội phạm đánh bạc là Nguyễn Văn Dương – Chủ tịch Cty đầu tư phát triển An ninh công nghệ cao (CNC), Phan Sào Nam (SN 1979, cựu Giám đốc Công ty VTC Online) bị truy tố về các tội tổ chức đánh bạc và rửa tiền. 88 bị can khác bị truy tố về các tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc, sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền.
Trong lịch sử tố tụng của TAND tỉnh Phú Thọ thì đây là vụ án có số bị cáo bị đưa ra xét xử lớn nhất, hơn 92 bị cáo. Tòa án cũng triệu tập 14 nhân chứng và 73 cá nhân, pháp nhân được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Hai ông trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam (ảnh: HC)
Có thể nói, ngoài số lượng bị cáo thì vụ án này chiếm nhiều cái nhất trong lịch sử tố tụng của tỉnh trung du miền núi này: Tính chất nghiêm trọng nhất, tinh vi nhất. Số tiền có được từ hành vi phạm tội khủng nhất (hàng nghìn tỉ đồng), được dư luận quan tâm nhiều nhất.
Video đang HOT
Do tính chất đặc biệt của vụ án và sự quan tâm đặc biệt của người dân, phóng viên báo chí nên có thể sẽ có đến hàng nghìn người đến theo dõi phiên tòa này. Để có không gian cho việc xét xử, Tòa án tỉnh Phú Thọ đã phải tận dụng khoảng trống ở sân tòa, lợp mái tôn. Phóng viên báo chí sẽ được bố trí tại một phòng riêng biệt để tác nghiệp.
HĐXX sơ thẩm vụ án này có 5 người, gồm Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Thùy Hương, Thẩm phán Đỗ Ngọc Tuấn và 3 Hội thẩm nhân dân là bà Nguyễn Thị Phẩm, bà Bùi Thị Hảo, ông Nguyễn Bá Điền.
TAND tỉnh Phú Thọ cũng bố trí Thẩm phán dự khuyết là ông Tạ Văn Thành, Hội thẩm nhân dân dự khuyết là ông Nguyễn Ngọc Thắng, bà Nguyễn Thị Tần. Phiên tòa sẽ có hai thư ký và 2 thư ký dự khuyết.
Đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ tham gia phiên tòa có 4 người, gồm: Ông Lê Xuân Lộc, ông Nguyễn Duy Hưng, ông Nguyễn Quang Hồng và bà Phạm Thị Bích Liên.
Phiên tòa này có 30 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa, trong đó Nguyễn Văn Dương có 5 luật sư; ông Phan Văn Vĩnh có 3 luật sư; ông Nguyễn Thanh Hóa 3 luật sư…
Do tính chất đặc biệt của vụ án, nhiều bị cáo, nhiều luật sư bào chữa…. TAND tỉnh Phú Thọ xác định bắt đầu xét xử từ ngày 12/11…. Cho đến khi kết thúc xét xử sơ thẩm vụ án.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Phú Thọ: Vụ án “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Tổ chức đánh bạc”; “Đánh bạc”; “Mua bán trái phép hóa đơn”; “Rửa tiền”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ ra xét xử” xảy ra ở Phú Thọ và một số tỉnh, thành do các bị can Nguyễn Văn Dương và đồng phạm lợi dụng công nghệ cao, có sự trợ giúp của bị can Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa – những người có chức vụ, quyền hạn được Nhà nước giao đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Sau 28 tháng vận hành chương trình phần mềm và giải pháp công nghệ có tích hợp game bài Rikvip/ Tip.Clup, 23 Zdo, Zon/Pen, các đối tượng thuộc nhóm vận hành game đã liên kết với nhiều công ty cung cấp dịch vụ và xây dựng được một hệ thống “đại lý cấp 1″, “đại lý cấp 2″ để cung cấp dịch vụ chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại.
Với hệ thống trên, các đối tượng đã lôi kéo được hơn 42 triệu tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến, tổng thu lời bất chính thông qua hoạt động nạp tiền, thẻ vào dịch vụ tổ chức đánh bạc trái phép hơn 9 nghìn tỷ đồng.
Cáo trạng xác định, Dương là người giữ vai trò cầm đầu trong nhóm đối tượng vận hành game bài tổ chức đánh bạc, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi Phan Sào Nam được xác định là người khởi xướng và giữ vai trò chỉ huy nhóm đối tượng thuộc Công ty VTC online và Công ty Nam Việt thực hiện vận hành game bài tổ chức đánh bạc, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, bức xúc trong xã hội.
Theo Hà Châu (Gia đình & Xã hội)
Xét xử ông Phan Văn Vĩnh: Một số nội dung vụ án sẽ thành án lệ?
Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ Ngô Tố Dụng khẳng định, trong quá trình xét xử, một số nội dung của vụ án Phan Văn Vĩnh cùng đồng phạm sẽ được đề xuất phát triển thành án lệ.
Thông tin mới nhất về phiên xét xử ông Phan Văn Vĩnh cùng 91 đồng phạm ra xét xử sơ thẩm trong vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng internet, ngày 30/10, ông Ngô Tố Dụng, Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ cho biết, các công việc chuẩn bị để xét xử vụ đánh bạc trực tuyến nghìn tỷ vào ngày 12/11 cơ bản đã hoàn tất.
Trong ngày hôm nay, các cơ quan nội chính của Phú Thọ và công an sẽ họp để thống nhất các phương án bảo vệ tại phiên tòa.
Theo ông Ngô Tố Dụng, phiên tòa xét xử đường dây đánh bạc trực tuyến sắp tới liên quan đến tướng lĩnh công an là vụ án có số lượng bị can nhiều nhất từ trước đến nay mà TAND Phú Thọ từng xét xử.
Nơi xét xử vụ án.
Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ Ngô Tố Dụng thông tin, cơ bản vụ án đánh bạc trực tuyến đã rõ nhiều nội dung, nên việc xét xử dự kiến sẽ không gặp nhiều khó khăn.
Trước quy mô lớn của vụ án, việc có tính tới áp dụng án lệ trong trình xét xử hay không? Ông Dụng khẳng định sẽ không áp dụng, nhưng trong quá trình xét xử, một số nội dung của vụ án sẽ được đề xuất phát triển thành án lệ.
Trong khi đó, ông Lê Thế Phúc, Trưởng phòng Án lệ (Tòa án Nhân dân tối cao) cho rằng, để công nhận bản án được là án lệ phải qua rất nhiều quy trình, từ việc Tòa án Nhân dân tối cao theo chức năng nhiệm vụ thực hiện khảo sát, xây dựng đề án, nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, đến ý kiến của Chính phủ, Viện Kiểm sát tối cao, các cơ quan của Quốc hội đồng ý, Hội đồng thẩm phán cho ý kiến và Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao công bố, lúc đó mới được gọi là án lệ.
"Tất cả những án lệ được lựa chọn phải được công bố ở rất nhiều hội đồng thẩm phán để xem xét thông qua, cho ý kiến rồi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao mới được công bố", ông Lê Thế Phúc cho biết.
Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ - Ngô Tố Dụng cho biết, phiên tòa sắp tới sẽ được xét xử công khai trong sân tòa rộng khoảng 1.000m2 có mái che. Đến thời điểm hiện tại, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã chuẩn bị xong phòng tác nghiệp báo chí có màn hình theo dõi.
Nơi tác nghiệp của báo chí tại phiên xét xử.
Theo TAND tỉnh Phú Thọ, tại phiên tòa xét xử tới đây, ông Phan Văn Vĩnh sẽ có 3 luật sư bào chữa, gồm các ông bà: Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Minh Tâm và Lê Hồng Khanh. Còn bị cáo Nguyễn Thanh Hóa cũng có 3 luật sư bào chữa.
Đối với 2 bị cáo được xác định là chủ mưu cầm đầu đường dây đánh bạc hàng ngàn tỷ này là Nguyễn Văn Dương (Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An ninh Công nghệ cao- CNC) có 5 luật sư bào chữa và Phan Sào Nam ( nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty VTC Online) có 3 luật sư bào chữa.
Trước đó, TAND tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định đưa nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Phan Văn Vĩnh và nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Nguyễn Thanh Hóa cùng 90 đồng phạm ra xét xử sơ thẩm thẩm trong vụ án "Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản"; "Tổ chức đánh bạc"; "Đánh bạc"; "Mua bán trái phép hóa đơn"; "Rửa tiền"; "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" vào lúc 7h30 ngày 12/11.
Hội đồng xét xử bao gồm 5 người, 2 thẩm phán chính, 3 hội thẩm nhân dân. Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa là bà Nguyễn Thị Thùy Hương. 4 kiểm sát viên của Viện kiểm sát tỉnh Phú Thọ sẽ thực hành quyền công tố tại Tòa.
Bên cạnh đó phiên xử còn có một thẩm phán dự khuyết, 2 hội thẩm nhân dân dự khuyết và 2 thư ký phiên Tòa dự khuyết.
Ngoài 92 bị cáo được đưa ra xét xử thì có 33 luật sư, một bị hại, 73 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, 14 người làm chứng và 3 điều tra viên của cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Phú Thọ).
Hải Ninh
Theo kienthuc
Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Phan Sào Nam bị cáo buộc khởi xướng, chỉ huy Trong số đồng phạm của vụ án đánh bạc nghìn tỷ qua mạng, Phan Sào Nam là người khởi xướng và giữ vai trò chỉ huy nhóm đối tượng thuộc Công ty VTC online và Công ty Nam Việt thực hiện vận hành game bài tổ chức đánh bạc, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngày 31/8/2018, VKSND tỉnh Phú Thọ đã...