Những kỷ lục Guinness về Giáng sinh tại nhiều quốc gia
Những thống kê kỷ lục Guinness về ngày Giáng sinh ở nhiều quốc gia trên thế giới đem đến cho người xem nhiều điều hấp dẫn, ấn tượng.
Ảnh minh hoạ: Unsplash.
Ông già Noel khổng lồ: Năm 1996, mô hình ông già Noel tại Singapore làm từ kim loại và nhựa tổng hợp được công nhận là ông già ông Noel có kích thước lớn nhất thế giới với cân nặng 2,5 tấn, cao 15 m, rộng 11 m cùng độ dày 3 m.
Ảnh minh hoạ: Unsplash.
Tập hợp đông nhất các ông già Noel: Ngày 9/12/2007, khoảng 13.000 ông già Noel cùng có mặt trên Quảng trường Guildhall, thuộc thành phố Derry, miền Bắc Ireland (Anh). Đây được ghi nhận là sự kiện tập hợp nhiều ông già Noel nhất tính đến thời điểm trên.
Ảnh: Theculturetrip.
Cây thông Noel lộng lẫy nhất: Được thắp sáng bởi 15.000 bóng đèn, cây thông Noel tại nhà thờ Cologne (Đức) được bình chọn là cây thông có nhiều đèn trang trí nhất vào năm 2006.
Video đang HOT
Ảnh: Dabldy .
Cây thông khổng lồ: Năm 1996, người dân ở thủ đô Rio De Janeiro (Brazil) đã dựng lên cây thông nổi trên mặt nước lớn nhất thế giới với chiều cao 85 m, được chiếu sáng bởi hơn 3,3 triệu bóng đèn.
Ảnh: Mirror.
Cây thông Noel có tuổi thọ cao nhất thế giới: Sách kỷ lục Guinness ghi nhận cây thông Noel cổ nhất trên thế giới có tuổi đời hơn 130 năm. Cây thông này có chiều cao khoảng 56 cm, được một gia đình người Anh mua về làm đồ trang trí Giáng sinh từ năm 1886.
Ảnh minh hoạ: Unsplash.
Ngôi sao lớn nhất trên đỉnh cây thông: Ngày 31/12/2009, kỷ lục ngôi sao trên đỉnh cây thông Noel lớn nhất đã thuộc về đất nước Ấn Độ. Được biết, ngôi sao này cao 31,59 m và được đặt lên đỉnh của một cây thông nằm thành phố Kerala (Ấn Độ).
Ảnh minh hoạ: Unsplash.
Bít tất Giáng sinh dài nhất thế giới: Năm 2007, Hiệp hội trẻ em London (Anh) đã hiện thực hoá ý tưởng về một bít tất khổng lồ, có thể chứa tất cả quà Noel cho trẻ em trong thành phố. Được biết, bít tất này có chiều dài 32,56 m và chiều rộng 14,97 m.
Theo news.zing.vn
Giáng sinh giữa tháng 7 tại một số quốc gia
Ngày Giáng sinh giữa tháng 7 được tổ chức với quy mô lớn ở Australia và một số quốc gia. Tuy nhiên, ngày này không được xem như một lễ hội chính thức.
Giáng sinh là một ngày lễ đặc biệt của người phương Tây, diễn ra vào đêm 24/12 cho tới hết ngày 25/12. Do rơi vào dịp cuối năm, ngày Noel thường rất lạnh và có tuyết. Mọi người thường thích nhâm nhi ly chocolate nóng, ngồi bên lò sưởi hay nắm tay nhau dạo bước bên ngoài trời lạnh căm. Đó là hình ảnh của một ngày Giáng sinh quen thuộc. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới lại có một ngày Giáng sinh khác vào tháng 7.
Ngày lễ này có tên là "Christmas in July" (tạm dịch: Giáng sinh tháng 7) và thường được tổ chức ở các nước Nam bán cầu, nổi tiếng nhất là Australia. Nhiều người tin rằng ngày lễ Giáng sinh vào tháng 7 ra đời tại xứ sở chuột túi do sự khác biệt giữa Bắc và Nam bán cầu.
Tháng 12, thời điểm Giáng sinh diễn ra, nhiệt độ các nước ở Bắc bán cầu xuống thấp, tuyết bắt đầu rơi. Tuy nhiên, điều này trái ngược hoàn toàn với Australia. Nếu đến xứ chuột túi vào tháng 12, bạn sẽ phải chịu đựng thời tiết nóng tới 40 độ C. Thay vì ngắm nhìn ông già tuyết hay tuần lộc đỏ, phương án hợp lý hơn là ra biển nghỉ mát. Đây cũng là thời điểm các trường ở Australia cho học sinh nghỉ hè.
Người Australia không hiểu Giáng sinh vào tháng 12 sẽ thế nào. Họ có mùa đông từ tháng 6-8 nhưng hiếm khi thấy tuyết. Do đó, để tranh thủ những ngày lạnh hiếm hoi, người Australia quyết định ăn mừng Giáng sinh vào 25/7. Sau nhiều năm, ngày lễ này càng trở nên phổ biến hơn.
Một câu chuyện khác kể về nguồn gốc của Giáng sinh tháng 7 cho rằng ngày này được tạo bởi nhóm khách người Ireland. Vào tháng 7/1980, nhóm khách này đến dãy núi Xanh (New South Wales, Australia) nghỉ dưỡng. Họ thích thú khi thấy tuyết rơi vào tháng 7, thời điểm các nước Bắc bán cầu đang là mùa hè. Nhóm người này đã thuyết phục chủ khách sạn địa phương tổ chức bữa tiệc tên "Yulefest" để ăn mừng Giáng sinh giữa tháng 7.
Ý tưởng về ngày Giáng sinh đặc biệt sớm được các khách sạn, nhà hàng địa phương học tập. Họ xem dịp này như một cơ hội để kiếm tiền từ các du khách. Đa số các cơ sở địa phương đều tung ra những chương trình khuyến mại vào dịp này.
Dù không khí lễ hội chẳng thua kém Giáng sinh phương Tây, Giáng sinh tháng 7 vẫn không được xem là ngày lễ chính thức. Đây đơn giản chỉ là dịp để người Australia tổ chức các bữa tiệc, gặp gỡ bạn bè, gia đình. Bên cạnh đó, ngày Giáng sinh tháng 7 cũng được các tổ chức tận dụng tối đa cho mục đích thương mại.
Các điểm tuyệt vời nhất để đón Giáng sinh tháng 7 tại Australia có thể kể đến như núi Tuyết, núi Xanh, phía tây Sydney... Bên cạnh đó, New Zealand cũng là một quốc gia tổ chức Giáng sinh tháng 7 với quy mô lớn. Nam Phi cũng tổ chức ngày lễ này nhưng không có quá nhiều hoạt động.
Theo news.zing.vn
Ngỡ ngàng vẻ đẹp Nhà thờ Lớn Hà Nội trước thềm Giáng sinh 2019 Trước thềm Giáng sinh 2019, Nhà thờ Lớn Hà Nội "thay da đổi thịt" và thu hút hàng nghìn người dân, tạo nên một không gian lung linh giữa lòng Thủ đô. Đến hẹn lại lên, vào dịp này hàng năm, toàn thế giới đều háo hức chờ đón ngày Giáng sinh. Không biết từ bao giờ, Giáng sinh không còn là ngày...