Những kỷ lục của phim võ hiệp Kim Dung
Kiệt tác chuyển thể nhiều nhất là 14 lần, diễn viên tham gia nhiều phim nhất chiếm 20 phim và nhiều kỷ lục khác được ghi nhận.
Là một kho tàng đồ sộ đóng vai trò quan trọng trong văn đàn Trung Quốc, truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung là các tác phẩm chiếm lĩnh thị trường chuyển thể từ sách lên màn ảnh.
TrangKK News của Đài Loan ghi nhận, tới tháng 3/2018, trong số năm bộ tiểu thuyết được dựng thành phim nhiều nhất, có tới bốn tác phẩm thuộc về Kim Dung, bao gồm Tiếu ngạo giang hồ, Thần điêu đại hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long ký và Anh hùng xạ điêu. Tác phẩm còn lại là Tây du ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.
Cuốn truyện dựng thành phim nhiều nhất
Đó là Thần điêu đại hiệp – thiên truyện võ hiệp, ngôn tình kết hợp dã sử xoay quanh hai nhân vật chính Dương Quá và Tiểu Long Nữ, nối tiếp Anh hùng xạ điêu và có nhiều chi tiết liên quan tới Ỷ Thiên Đồ Long ký sau này. Đến nay, tác phẩm đã được dựng thành phim 15 lần.
Phiên bản đầu tiên của Hong Kong dài 4 tập, sản xuất trong giai đoạn 1960-1961, do tài tử Tạ Hiền và minh tinh Nam Hồng đóng chính. Phiên bản mới nhất trình chiếu năm 2018, dài 50 tập, do nam diễn viên Đồng Mộng Thực và nữ diễn viên Mao Hiểu Tuệ đóng chính.
Ngoài ra trong tháng 10 vừa qua, đạo diễn Từ Khắc cũng chính thức khởi động dự án điện ảnh Thần điêu đại hiệp và tiến hành tìm kiếm diễn viên. Khi ra mắt vào năm 2019, đây sẽ là bản phim thứ 16.
Nhạc phim Thần điêu đại hiệp bản năm 1995 của TVB
Tần Hoàng 20 lần góp mặt trong phim Kim Dung
Nam nghệ sĩ gạo cội Hong Kong Tần Hoàng là người nắm giữ kỷ lục tham gia nhiều phim chuyển thể từ truyện võ hiệp của nhà văn Kim Dung nhất, với 20 tác phẩm truyền hình.
Sở hữu thân hình mập mạp, gương mặt hóm hỉnh và lối diễn hài duyên dáng, ông tạo nên thương hiệu vàng khi hóa thân thành Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông, mang đến nhiều tiếng cười dễ mến. Ông từng thể hiện vai diễn này thành công trong hai phim Thần điêu đại hiệp bản 1976 và 1983, hai phim Anh hùng xạ điêu bản 1976 và 1983.
Nghệ sĩ Tần Hoàng ngoài đời và khi vào vai Châu Bá Thông.
Ông cũng từng hóa thân xuất sắc thành nhân vật Mậu Thập Bát trong hai phiên bản Lộc đỉnh ký 1984 và 1998; đảm nhận vai diễn Triệu Bán Sơn trong Thư kiếm ân cừu lục năm 1987 và ba bản phim Tuyết sơn phi hồ vào các năm 1978 – 1985 – 1999. Ngoài ra, ông còn có nhiều vai diễn khác trong dòng chảy phim võ hiệp Kim Dung, đều do đài TVB sản xuất.
Sao nữ xuất hiện nhiều nhất không phải một mỹ nhân
Thay vì một nhan sắc nổi tiếng đóng các vai chính, diễn viên chuyên dòng vai phụ của phim TVB Trần An Oánh là gương mặt nữ xuất hiện nhiều lần nhất trong phim chuyển thể từ truyện của Kim Dung. Chị lưu lại dấu ấn khó phai nhất với hình tượng Cô Ngốc khờ dại có mối liên quan mật thiết tới cuộc đời của Dương Quá, trong các phim Anh hùng xạ điêu 1983, Thần điêu đại hiệp 1983 vàThần điêu đại hiệp 1995.
Hình tượng Cô Ngốc của Trần An Oánh khó ai vượt qua.
Chị cũng được tác giả Kim Dung đánh giá là người thể hiện chuẩn mực nhất vai diễn Thiên Sơn Đồng Lão – nữ hiệp lão niên mang gương mặt trẻ mãi không già của chị với phim Thiên long bát bộ do TVB sản xuất năm 1997. Ngoài ra, Trần An Oánh còn góp mặt trong sáu phim khác cải biên từ tiểu thuyết Kim Dung.
Ghi điểm và mất điểm nhất trong lòng Kim Dung
Đối với mỗi dự án phim chuyển thể từ truyện của mình, nhà văn Kim Dung đều dành cho sự bình phẩm khác biệt. Khiến ông hài lòng nhất là ba tác phẩm Thiên long bát bộ 2003 (Hồ Quân, Lâm Chí Dĩnh, Cao Hổ đóng chính), Thần điêu đại hiệp 2006 (Huỳnh Hiểu Minh và Lưu Diệc Phi đóng chính) và đặc biệt là Thần điêu đại hiệp 1983.
Kim Dung bình luận, câu chuyện trong bản phim này trung thành nguyên tác tới 90%, nam chính Lưu Đức Hoa tướng mạo khôi ngô, sôi nổi phù hợp với hình ảnh Dương Quá, nữ chính Trần Ngọc Liên khí chất thần tiên, trầm mặc như hiện thân của Tiểu Long Nữ.
Thần điêu đại hiệp 1983, Thiên long bát bộ 2003 và Thần điêu đại hiệp 2006 là ba phim nhà văn Kim Dung ưng ý nhất.
Cùng do TVB sản xuất năm 1983 như Thần điêu đại hiệp, Anh hùng xạ điêu của Huỳnh Nhật Hoa lại gây mất thiện cảm với Kim Dung. Ông cho rằng, nhân vật Quách Tĩnh khác biệt lớn với hình dung của ông, tình tiết tác phẩm cũng bị cải biên nhiều.
Bốn diễn viên chính của Anh hùng xạ điêu 1983 (trái sang): Huỳnh Nhật Hoa vai Quách Tĩnh, Ông Mỹ Linh vai Hoàng Dung, Dương Phán Phán vai Mục Niệm Từ và Miêu Kiều Vỹ vai Dương Khang.
Một trường hợp khác bị nhà văn Kim Dung bài xích là phim điện ảnh Tiếu ngạo giang hồ 2: Đông Phương Bất Bại của đạo diễn Từ Khắc. Cây bút nổi tiếng không thể chấp nhận việc Đông Phương Bất Bại (Lâm Thanh Hà) được ‘hô biến’ thành phụ nữ, nảy sinh tình cảm với Lệnh Hồ Xung (Lý Liên Kiệt), trong khi Thánh Cô Nhậm Doanh Doanh (Quan Chi Lâm) ông yêu thích trở thành nữ phụ trong mối quan hệ này.
Dù vậy, đây vẫn là một trong các tác phẩm thuộc hàng bất hủ của màn bạc Hong Kong thập niên 1990, riêng vai diễn Đông Phương Bất Bại do Lâm Thanh Hà thể hiện đã trở thành kinh điển.
Theo ngoisao.net
8 bộ phim kiếm hiệp được chuyển thể nhiều lần từ tiểu thuyết của Kim Dung
Được mệnh danh là đại hiệp của các đại hiệp, Kim Dung là một trong số ít tác giả châu Á có nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim, hơn nữa được chuyển thể nhiều lần trong suốt nửa thế kỷ qua.
Kim Dung, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Trung Quốc, cha đẻ của "Thần điêu đại hiệp" và hàng loạt tác phẩm võ hiệp kinh điển, vừa qua đời ở tuổi 94.
Với việc xây dựng nên hàng loạt hình tượng anh hùng giang hồ quân tử, nghĩa hiệp, Kim Dung được mệnh danh là đại hiệp của các đại hiệp.
Ông là một trong số ít tác giả châu Á có nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim, hơn nữa được chuyển thể nhiều lần trong suốt nửa thế kỷ qua.
1. Anh hùng xạ điêu
"Anh hùng xạ điêu" là bộ phim võ hiệp của Hong Kong do TVB sản xuất vào năm 1983 dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kim Dung.
Bộ phim gồm 3 phần: "Thiết huyết đan tâm" 19 tập, "Đông tà Tây độc" 20 tập và "Hoa Sơn luận kiếm" 20 tập. Sau được chuyển thể thêm nhiều lần nữa.
Tác phẩm "Anh hùng xạ điêu" của Kim Dung được công bố năm 1957, lấy bối cảnh đời Nam Tống, Trung Quốc. Nhân vật trung tâm là Quách Tĩnh - chàng trai có tài bắn chim điêu.
Trên đường phiêu bạt giang hồ, Quách Tĩnh gặp và yêu Hoàng Dung, cô gái tài trí hơn người, ứng biến nhanh nhạy. Hai người quyết định vào sinh ra tử dù bị nhiều người phản đối và phải tranh đấu với nhiều âm mưu, thế lực.
2. Tiếu ngạo giang hồ
Tác phẩm được bắt đầu viết năm 1967 và hoàn thành năm 1969. Bốn chữ "Tiếu ngạo giang hồ" được lấy từ câu trong tiểu thuyết "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân.
Đây cũng là tên bản nhạc cầm tiêu hợp tấu được nhắc đến trong tác phẩm.
Tác phẩm được chuyển thể thành phim ít nhất 13 lần. Trong số các tác phẩm chuyển thể, được giới phê bình đánh giá cao nhất là loạt phim điện ảnh do Lâm Thanh Hà đóng Đông Phương Bất Bại.
3. Ỷ Thiên Đồ Long ký
"Ỷ Thiên Đồ Long ký", còn được dịch ra tiếng Việt là "Cô gái Đồ Long", là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Đây là cuốn cuối cùng trong bộ tiểu thuyết "Xạ điêu tam khúc".
Tác phẩm ra mắt năm 1961, gồm 40 chương. Tên tiểu thuyết nghĩa là câu chuyện về kiếm Ỷ Thiên và đao Đồ Long.
Truyện từng ít nhất 10 lần chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình.
4. Thiên long bát bộ
Tiểu thuyết gồm 50 chương, bắt đầu được đăng trên tờ Minh báo ở Hong Kong và Nam Dương thương báo ở Singapore vào ngày 3/9/1963 đến ngày 27/5/1966, liên tục trong 4 năm.
Đây là tác phẩm viết trong thời gian lâu nhất của tác giả.
Tác phẩm từng được dựng thành phim ít nhất 8 lần và gắn liền với các tên tuổi Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi, Huỳnh Nhật Hoa, Hồ Quân, Lưu Đào...
5. Thần điêu đại hiệp
Còn có tên là "Thần điêu hiệp lữ", "Thần điêu đại hiệp" được xuất bản năm 1959, là tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp của nhà văn Kim Dung.
Tác phẩm được đăng tải lần đầu tiên trên tờ Minh báo vào ngày 20/5/1959 và liên tục trong 3 năm. "Thần điêu đại hiệp" là phần 2 trong bộ "Xạ điêu tam khúc".
Tác phẩm xoay quanh tình yêu của Tiểu Long Nữ và Dương Quá giữa cuộc chiến tàn diệt nhau cả trong giang hồ lẫn trên chiến chường. Tác phẩm được chuyển thể không dưới 10 lần.
6. Tuyết Sơn Phi Hồ
Tiểu thuyết được đăng trên Minh Báo vào năm 1959. Năm 2007, một đoạn trích trong tác phẩm này được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn tại Trung Quốc, sau khi lược bỏ đoạn trích của AQ chính truyện, gây nên nhiều dư luận khác nhau.
Tiểu thuyết kể về ân oán của bốn họ nhà Hồ, Miêu, Phạm và Điền, kéo dài qua nhiều đời và được hóa giải vào thời đại của Hồ Phỉ - biệt hiệu là Tuyết Sơn Phi Hồ.
Trong số tiểu thuyết của Kim Dung, đây là tác phẩm gây tranh cãi nhiều nhất vì cách dẫn dắt câu chuyện lẫn cái kết bỏ ngỏ. Tác phẩm được chuyển thể ít nhất 7 lần.
7. Thư kiếm ân cừu lục
"Thư kiếm ân cừu lục" ra mắt lần đầu năm 1955, được đăng trên Tân vãn báo của Hong Kong từ ngày 8/2/1955 đến ngày 5/9/1956.
Đây là tác phẩm đầu tay trong thể loại tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung mở đầu cho một loạt tác phẩm nổi danh sau này.
Có ít nhất 11 bản điện ảnh, truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết.
8. Lộc Đỉnh Ký
"Lộc Đỉnh ký" hay "Lộc Đỉnh Công" là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Kim Dung, sáng tác từ năm 1969 tới 1972.
Nhân vật Vi Tiểu Bảo thường được so sánh với AQ của Lỗ Tấn vì nói lên được tính cách chung của người Trung Quốc.
"Lộc Đỉnh Ký" được chuyển thể thành phim không dưới 10 lần. Các tài tử Lương Triều Vỹ, Trần Tiểu Xuân, Huỳnh Hiểu Minh... đều từng vào vai Vi Tiểu Bảo. Phim hài "Lộc Đỉnh ký" do Châu Tinh Trì đóng chính cũng được nhiều khán giả yêu thích.
Theo giadinhmoi.vn
Ngắm nghía gia tài tác phẩm đồ sộ được chuyển thể thành phim của nhà văn Kim Dung Tối ngày 30/10/2018, cả Trung Hoa Đại Lục và những người mến mộ thót tim nghe tin cha đẻ của hàng loạt tác phẩm chuyển thể thành phim đã làm nên lịch sử phim Châu Á - nhà văn Kim Dung - qua đời, để lại cho công chúng một kho di sản điện ảnh khổng lồ và triệu lời tiếc thương. Tối...