Những kinh nghiệm sử dụng xe hơi trong mùa nóng bạn nên biết
Những kinh nghiệm sử dụng xe hơi trong mùa nóng bạn nên biết: Khí hậu Việt Nam mùa hè nắng nóng kéo dài, có ngày nhiệt độ lên tới 40 độ C. Do đó việc bảo dưỡng, chăm sóc ô tô là yêu cầu bắt buộc theo định kỳ và trong suốt cả năm.
Theo một số chuyên gia, chỉ khoảng 20% người có xe hoặc lái xe ô tô am hiểu và biết cách chăm sóc xe một cách chuyên nghiệp, còn lại đều thiếu kiến thức cần thiết. Nếu không biết chăm sóc xe, dễ gây ra thiệt hại lớn và mất an toàn. Dưới đây là những bí quyết nằm lòng giúp bảo vệ ô tô mùa nắng nóng.
Những kinh nghiệm sử dụng xe hơi trong mùa nóng bạn nên biết
Trời nắng chói, gay gắt, nhiệt độ tăng cao vào mùa hè gây ảnh hưởng trực tiếp đến một số bộ phận trên xe hơi như hệ thống làm mát hay điều hòa nhiệt độ. Ngoài ra, nắng nóng còn tác động trực tiếp đến áp suất lốp xe và khoang lái. Do nhiệt độ cao, hệ thống làm mát sẽ phải làm việc nhiều hơn, nước làm mát hao hụt nhanh hơn. Hơn nữa, hệ thống làm mát là một trong những bộ phận quan trọng giúp giải nhiệt, giải phóng nhiệt độ động cơ. Dưới đây là một số kinh nghiệm sử dụng và chăm sóc ô tô trong mùa nóng bạn nên ghi nhớ:
Đỗ xe dưới bóng râm: Nếu có thể hãy tìm một bóng râm hoặc trong nhà để đỗ xe trong những ngày nóng kỷ lục. Tránh ánh nắng trực tiếp là phương pháp đơn giản nhất để bảo vệ chiếc xe. Trong trường hợp không có, hãy tìm đến những bãi đỗ xe gần công viên hoặc các khu phố có nhiều cây xanh, bóng râm của các toà nhà cao tầng.
Dùng mái che hoặc phủ bạt: Nếu không tìm được bóng râm, giải pháp thay thế là dùng mái che di động hoặc phủ bạt. Mái che di động mới du nhập vào Việt Nam, giá bán dao động từ 2-5 triệu đồng tuỳ loại.
Dùng tấm chắn nắng: Vật liệu bọc nội thất, bảng điều khiển và vô-lăng chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Do vậy, việc sử dụng tấm nắng bên trong là phương án bảo vệ rất cần thiết. Dù đỗ trong bóng râm, sử dụng tấm chắn nắng cũng giúp giảm một chút nhiệt độ. Tấm chắn nắng cũng gọn gàng để mang theo do có thể dễ dàng gập gọn. Chi phí dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
Video đang HOT
Dán phim cách nhiệt: Dán phim cách nhiệt là cách chống nóng rất được ưa chuộng. Chi phí dán phim cách nhiệt vào khoảng vài triệu cho đến hơn chục triệu đồng, tuỳ theo chất lượng của từng loại phim cách nhiệt.
Kiểm tra ắc quy và thay dầu nhớt: Nắng nóng là tác nhân đẩy nhanh quá trình bay hơi, do đó có thể khiến dung dịch bên trong ắc-quy nhanh cạn. Nếu xe của bạn còn dùng ắc-quy ướt, hãy quan tâm đến lượng nước cất. Dầu máy là huyết mạch của động cơ, giúp cho động cơ hoạt động êm ái, hiệu quả. Nếu thường xuyên chạy dưới nhiệt độ cao hay để ngoài trời nắng nóng dầu dễ bị biến chất, thay đổi cấu trúc, tuổi thọ giảm. Vì vậy, cần chủ động thay dầu sớm hơn so với quy định để bảo vệ động cơ.
Kiểm tra chất làm mát: Nắng nóng cũng có khả năng làm cạn nước làm mát, nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chiếc xe có đủ chất làm mát cho động cơ. Tất nhiên, đừng mở nắp két nước khi còn nóng, chờ ít nhất một giờ sau khi xe đã ngừng hoạt động.
Chọn tuyến đường phù hợp: Dù khó, nhưng nếu có thể, hãy chọn một con đường có nhiều bóng râm để di chuyển, hoặc những lúc mát mẻ trong ngày như sáng sớm hoặc buổi tối. Nhiệt độ mát mẻ không những bảo vệ cho xe, mà còn tạo ra sự thoải mái cho người ngồi trong.
Kiểm tra lốp xe: Lốp xe là một trong những bộ phận thường xuyên tiếp xúc với mặt đường, do đó việc bảo dưỡng, khiểm tra định kỳ sẽ giúp tăng tuổi thọ và đảm bảo an toàn chuyến đi của bạn. Trường hợp lốp quá căng thì nguy hiểm, dễ làm hỏng các bộ phận như giảm sóc, dễ nổ, gây mất an toàn, nhất là khi chạy với tốc độ cao. Lốp quá non thì xe chạy sẽ tốn xăng và dễ ăn đinh. Theo đó, cần chủ động kiểm tra áp suất lốp vào những ngày nắng nóng, khi lốp ở trạng thái nguội, hoặc dừng xe sau khoảng 3 giờ. Nếu lốp quá mòn hoặc đã hết thời hạn sử dụng thì phải thay thế.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên rửa xe thường xuyên, bỏi việc bạn luôn giữ xe thật sạch sẽ vì bụi bẩn bám trên bề mặt có thể khiến xe ô tô hấp thụ nhiều nhiệt hơn. Tuy nhiên, nên nhớ không rửa xe dưới ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Kim loại nóng sẽ làm khô xà phòng và hỗn hợp nước bám trên sơn, để lại vết trên bề mặt xe.
Kết: Giống như con người, ôtô cũng cần được bảo vệ trong mùa nắng nóng để đảm bảo không bị xuống cấp hoặc hư hại một số bộ phận. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra nước làm mát, kiểm tra đường ống dẫn, két nước, các chi tiết làm bằng cao su, nếu phát hiện tình trạng rạn, nứt thì cần khắc phục hoặc thay thế. Ngoài ra, cũng phải chú ý đến dầu máy, dầu hộp số. Hy vọng với những kinh nghiệm sử dụng xe hơi trong mùa nóng được Muasamxe.com chia sẻ trên đây, bạn đã biết cách bảo vệ cho chiếc xế yêu của mình một cách tốt nhất!
Theo Muasamxe
Các vị trí đặt động cơ trên xe hơi
Vị trí đặt động cơ, hệ thống dẫn động ảnh hưởng nhiều đến công năng sử dụng chiếc xe hơi của bạn.
Trong công nghiệp xe hơi, việc thiết kế vị trí đặt động cơ, hộp số, hệ thống truyền động... được các hãng xe nghiên cứu khá kỹ càng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, độ phức tạp, phân bổ trọng lượng hay mục đích sử dụng của chiếc xe.
Động cơ đặt trước
Động cơ đặt trước giúp người sử dụng dễ dàng bảo dưỡng hơn.
Động cơ đặt phía trước, dưới nắp ca-pô khá phổ biến. Ở vị trí này, trọng lượng động cơ lớn giúp bảo vệ người lái nếu chẳng may xảy ra va chạm. Động cơ được làm mát và bảo dưỡng dễ dàng hơn trong quá trình vận hành. Ngoài ra, khả năng đi qua cua an toàn hơn khi một chiếc xe có động cơ đặt trước.
Một số xe thương mại (xe 10 chỗ trở lên) động cơ đặt trước nhưng đặt ngay dưới gầm vị trí của tài xế. Đối với động cơ đặt trước, khoang động cơ sẽ khiến mui xe dài hơn và làm người lái sẽ gặp đôi chút khó khăn khi quan sát phần đầu xe. Trong khi đó động cơ đặt lùi vào phía trong ngang với vị trí người lái làm khoang lái trở nên nóng hơn.
Động cơ đặt phía sau
Động cơ đặt phía sau làm tăng tải trọng lên các bánh xe phía sau, tạo cho chiếc xe có độ bám đường tốt hơn. Động cơ đặt phía sau phổ biến trên xe nhỏ, đặc biệt xe thể thao và siêu xe. Động cơ đặt phía sau cũng chiếm nhiều không gian hơn, nên khoang hành lý thường được thiết kế ở mui xe. Hệ thống làm mát đối với kiểu đặt động cơ này cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với động cơ đặt phía trước.
Động cơ đặt giữa
Đối với xe có động cơ đặt giữa, việc phân bố trọng lượng sẽ đều hơn trên hai cầu hoặc tập trung về cầu sau, tận dụng tốt độ bám của bánh dẫn động phía sau khi cần tăng tốc nhanh, nhưng vẫn đảm bảo độ bám của bánh trước khi phanh gấp.
Trọng tâm xe thấp, vì vậy tính năng vận hành của xe được cải thiện, và đây có thể nói coi là dạng bố trí hoàn hảo nhất xét về vận hành. Tuy nhiên, việc khoang máy chiếm chỗ gần một nửa phần thân sau của xe khiến cách bố trí này chỉ có thể áp dụng trên xe thể thao 2 chỗ 2 cửa.
Vị trí đặt động cơ và hệ dẫn động
Động cơ đặt sau phổ biến trên các dòng xe thể thao hiệu suất cao.
Đối với động cơ đặt trước và dẫn động bánh sau, với ưu điểm cho cảm giác lái xe khá thoải mái, do động cơ nằm hẳn ngoài khoang nội thất nên xe rộng rãi, hệ thống làm mát tốt hơn và ít ồn hơn. Tuy nhiên, nếu chiếc xe sử dụng động cơ đặt phía trước và dẫn động cầu trước, nhất thiết nó phải sử dụng một hệ thống trợ lực tay lái, đồng thời hao mòn lốp trước lớn hơn, xe ít có khả năng leo đồi dốc, và hiệu quả phanh thấp hơn.
Đối với động cơ đặt sau và dẫn động bánh sau, điều kiện khá lý tưởng khi cải tiến khả năng tăng tốc, đồng thời khả năng phanh tốt hơn, tuy nhiên các hệ thống làm mát, cung cấp gió được thiết kế khá phức tạp. Ngoài ra, bình xăng nằm phía trước cũng được coi là nguy hiểm khi xảy ra tai nạn.
Theo Vnexpres
Cách sử dụng Cruise Control không phải ai cũng biết Hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control hay còn gọi là hệ thống điều khiển ga tự động là một tính năng ngày càng phổ biến trên ô tô. Nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng hệ thống này. Trong những hệ thống công nghệ phổ biến hiện nay trên các mẫu ô tô hiện đại. Nổi bật là hệ...