Những kiểu quảng cáo độc đáo của người Sài Gòn xưa
Giới thiệu quan tài trên xe buýt, dùng thơ hay những câu văn dí dỏm… người Sài Gòn xưa có cách lạ lẫm trong quảng cáo, để lại ấn tượng trong tâm trí nhiều người.
Từ khi Pháp đặt chân đến Sài Gòn, quảng cáo bắt đầu xuất hiện. Sau năm 1954, ngành này phát triển như nấm sau mưa trên khắp nẻo đường, con phố cũng như trên mặt báo.
Trên tuyến xe buýt Sài Gòn – Chợ Lớn, loại hòm có thương hiệu Tobia được dán ngay đầu xe để giới thiệu sản phẩm chỉ những người chết mới dùng.
Trên báo chí, loại hòm này cũng được quảng cáo rầm rộ với những từ ngữ rất “kêu”. Ngay từ thời này, cụm từ “người Việt dùng hàng Việt”, “Ta về ta tắm ao ta, dầu là đục ao nhà cũng hơn”… đã được sử dụng.
Nước giải khát phổ biển và được nhiều người Sài Gòn sử dụng những năm trước 1975.
Sau 1975, hãng đánh răng Hynos được bàn giao và sáp nhập với công ty Kolperlon thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan. Loại kem đánh răng với hình ảnh một người da màu cười tươi cùng hàm răng trắng từng là ký ức thân thuộc với người Sài Gòn xưa.
Quảng cáo giày đơn giản để mọi người có thể hiểu. Loại này rất thịnh hành, được người lao động và tầng lớp trung lưu lựa chọn. Sau 1954, nhà máy sản xuất giày Bata ở Việt Nam chuyển sang nước châu Á khác.
Mẫu quảng cáo của hãng xà phòng Tân Phúc Hoa.
Video đang HOT
Một loại xà phòng khác của ông Trương Văn Bền với hình ảnh cô Ba đặc trưng làm đại diện cho hãng này. Loại xà phòng có tên Savon được quảng bá rằng bọt nhiều, ít hao.
Xe ngựa trên đường phố Sài Gòn quảng cáo phim cho rạp Thành Chung (Chợ Lớn). Vị trí xe ngựa đứng là phía cửa sau chợ An Đông, quay đầu ra phía đường Nguyễn Duy Dương.
Kiểu quảng cáo của chủ tiệm may.
Loại xe thịnh hành của người Sài Gòn giữa thế kỷ trước. Mẫu quảng cáo nhấn vào hình ảnh tình yêu đôi lứa cũng như những tiện ích mang lại.
Giới thiệu “sốc” của nhà thuốc Kim Hưng về sản phẩm thuốc trị hôi nách. Tuy nhiên, kiểu quảng cáo này được đánh giá là tạo ra sự gần gũi, thu hút khách hàng.
Theo một số nhà nghiên cứu về đời sống người Sài Gòn xưa, lối quảng cáo thời đó đa phần xuất xứ từ Pháp và được người Việt cách tân lại. Những mẫu quảng cáo này đơn giản, dễ hiểu cho phần đông độc giả đồng thời có giá trị ghi nhớ thương hiệu sâu sắc vì tính hài hước, dí dỏm.
Sơn Hòa
Theo VNE
Ba lý giải về tên gọi Sài Gòn
Thị trấn giữa rừng, Vùng đất ăn nên làm ra, Cống phẩm của phía Tây... là những cách lý giải của học giả về tên gọi thành phố hơn 300 tuổi.
Từ đầu thế kỷ XX người Pháp đã nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của địa danh Sài Gòn - thành phố mà họ muốn biến thành "Hòn Ngọc Viễn Đông". Nhưng cái tên dung dị, thân quen ấy kể cả người Việt cũng đều không rõ nghĩa.
Sau hơn 300 năm hình thành, phát triển, nhiều thế hệ học giả vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc tên gọi này. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu, Sài Gòn có 3 cách lý giải được đánh giá cao nhất.
Tàu bè ra vào sông Sài Gòn thế kỷ 19, thành phố còn hoang vu, nhiều rừng rậm. Ảnh: Flickr
Thị trấn giữa rừng
Căn cứ vào từ "Sài" nghĩa "củi" và "Gòn" tức "cây bông gòn", quyển ại Nam Quốc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của cho nghĩa của Sài Gòn là "củi gòn".
Dựa theo thông tin này, học giả Trương Vĩnh Ký nói rằng tên gọi Sài Gòn được phiên âm từ "Prei Nokor" của người Khmer. Giả thuyết này được ông Ký đưa ra trong giáo trình "Địa lý Nam Kỳ" của mình. Một loạt cách gọi tương tự về địa danh Việt - Miên ở Nam Kỳ phiên âm giống vậy như Cần Giờ là từ "Kanco", Cần Giuộc là "Kantuộc", Gò Vấp là "Kompăp"...
"Prei" theo tiếng Khmer nghĩa là "rừng", còn "Nokor" là "thị trấn". Như vậy "Prei Nokor" nghĩa là một "thị trấn ở trong rừng". Nghĩa rộng hơn theo Phạn tự là "lâm quốc". Vùng này trước đây là đại bản doanh của một Phó vương nước Chân Lạp cũ.
Dần dần, người dân đọc trại từ "Prei" thành "Rai" rồi thành "Sài". Từ "Nokor" đọc lướt thành "Kor" và từ "Kor" thành ra "Gòn".
Căn cứ của lý giải này dựa vào việc Prei Nokor xưa kia là rừng rậm có nhiều cây gòn được dân cư sử dụng làm củi. Học giả Trương Vĩnh Ký kể lại rằng, người Khmer xưa có trồng cây gòn chung quanh đồn Cây Mai. Chính ông còn thấy vài gốc cổ thụ tại đó năm 1885.
Sau Trương Vĩnh Ký, đốc phủ Lê Văn Phát đồng tình lý giải này. Ông cho rằng, không chỉ người Khmer mà người Lào cũng gọi vùng này là "rừng cây gòn" thông qua từ Cai Ngon. Vốn dĩ ngôn ngữ Lào giống tiếng Thái nên Cai Ngon có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn.
Tuy nhiên giả thuyết này bị cho là không có căn cứ, vì qua thời gian, không ai tìm ra được dấu tích của một "khu rừng có nhiều cây gòn" tại Prei Nokor cả, mà đó chỉ là suy đoán.
Trung tâm của Sài Gòn xưa. Ảnh: Flickr
Vùng đất ăn nên làm ra
Học giả - nhà văn Vương Hồng Sển cho rằng không thể dựa vào ngữ nghĩa hai từ "Sài Gòn" hay "Prei Nokor" để phân tích. Trong cuốn "Sài Gòn năm xưa", cụ Vương đã dày công tra cứu hàng loạt sách báo Pháp lẫn Việt. Ngoài ra, ông đi thu thập dữ liệu từ dân gian nên rút ra cách lý giải khác.
Theo Vương Hồng Sển, khi người Hoa rời Cù lao Phố (Biên Hòa) vào năm 1773, đã tụ về vùng đất mới Chợ Lớn ngày nay. Họ nhận ra đây là nơi "ăn nên làm ra" cần được củng cố cho thật bền vững. Người Hoa cho đắp thêm bờ kinh cao ráo và kiên cố hơn, và gọi vùng đất này là "Tai-Ngon" hay "Tin-Gan" mà theo Hán Việt là Đề Ngạn.
Đề Ngạn phát âm theo giọng Quảng Đông nghe ra là "Thầy Ngồn" hay "Thì Ngòn". Và đó chính là âm để gọi vùng đất Chợ Lớn thời ấy. Theo thuyết này của cụ Vương thì âm "Sài Gòn" là từ "Thầy Ngồn", "Thì Ngòn" mà ra.
Tuy nhiên theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn viết năm 1776 có dữ kiện "năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ lũy Sài Gòn"... Đây cũng là lần đầu tiên hai từ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Điều này chứng tỏ từ "Sài Gòn" có trước thời điểm người Hoa đến Chợ Lớn nên cách lý giải của Vương Hồng Sến không thuyết phục.
Sài Gòn ngày nay sau hơn 300 năm phát triển. Ảnh: Trần Bảo Hòa
Cống phẩm của phía tây
Còn học giả người Pháp Louis Malleret cho rằng Sài Gòn có nguồn gốc từ tiếng "Tây ngòn" - nghĩa là cống phẩm của phía tây (Tây Cống). Tiếng "Tây ngòn" phát âm theo giọng người Hoa thành Sài Gòn.
Sở dĩ ông Malleret theo thuyết này vì dựa vào dữ kiện lịch sử do Trịnh Hoài ức chép lại. Khi Campuchia bị phân ra cho hai nhà nước thì cả hai vua đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở Prei Nokor.
Về lý giải này của học giả người Pháp, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng "Tây Cống" chỉ được người Hoa dùng sau này. Ngày trước vùng Chợ Lớn được gọi là Sài Gòn nhưng khi người Pháp chiếm các tỉnh Đông Nam bộ đã gọi vùng Bến Nghé là Sài Gòn vì tên Bến Nghé quá khó đọc với họ.
Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn sẽ còn nhiều tranh luận nhưng nhiều học giả nhận xét, việc không rõ thực hư như vậy càng khiến Sài Gòn hơn 300 năm càng thêm huyền bí, hấp dẫn, khơi gợi sự tò mò khi muốn tìm hiểu.
Tên gọi Sài Gòn dù nguồn gốc như thế nào thì tính cách người Sài Gòn vẫn không đổi khác, vẫn là "Anh Hai Nam bộ", đi trước đón đầu trong nhiều lĩnh vực. Sài Gòn - TP HCM đang chuyển mình phát triển để lấy lại danh xưng một thời "Hòn ngọc Viễn Đông", là đầu tàu cả nước trong nhiều lĩnh vực.
Sơn Hòa
Theo VNE
Cậu bé lêu lổng thành Tổng trấn quyền uy nhất Sài Gòn xưa Từ cậu bé ít học, ham chơi, ông Lê Văn Duyệt trở thành đại tướng, mang ấn công hầu, làm "vương" một cõi và được triều đình nể trọng. Theo Sách Đại Nam liệt truyện, Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 trong gia đình nông dân tại Cù Lao Hổ (nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang). Tổ tiên ông có gốc...