Những kiểu phanh tay ôtô lạ lẫm
Phanh tay thiết kế nhiều kiểu dáng khác nhau, từ phanh chân cho đến điện tử, hoặc theo phong cách khác thường.
Phanh tay, gọi chính xác là phanh đỗ (dùng khi đỗ) kiểu truyền thống là một cần dài nằm ở bảng điều khiển trung tâm. Phanh tay liên kết với phanh sau bằng một dây cáp, khi kéo phanh tay sẽ kích hoạt phanh để giữ bánh sau.
Ngày nay, phanh tay thiết kế hiện đại hơn với kiểu phanh tay điện tử. Nhưng bên cạnh đó có nhiều kiểu phanh thiết kế ít gặp khác, dưới đây là 10 kiểu như vậy do Motor1 tổng hợp.
Phanh chân
Thiết kế phanh tay nhưng dùng chân điều khiển trên chiếc Toyota Sienna. Ảnh: Motor1
Thiết kế này không quá xa lạ vì có nhiều hãng đã sử dụng trên xe của họ, đặc biệt ở thị trường Mỹ trong nhiều thập kỷ. Phanh chân điều khiển đơn giản bằng cách đạp căng chân xuống hết hành trình, muốn nhả phanh thì chỉ cần đạp phanh lần thứ hai.
Phanh tay điện tử
Phanh tay điện tử trên Chrysler Pacifica. Ảnh: Motor1
Phanh tay điện tử đang trở nên phổ biến hơn trong ôtô hiện đại bởi thiết kế gọn gàng, như một nút bấm bật/tắt đơn giản trên bảng điều khiển trung tâm.
Phanh hình chân vịt
Video đang HOT
Phanh tay hình chân vịt trên Citroen C4 Aircross. Ảnh: Motor1
Thay vì phanh tay kiểu thông thường, hãng xe Pháp Citroen thiết kế phanh tay theo hình chân vịt đặt giữa hai ghế trước, với cơ cấu đẩy về trước để phanh và một nút bấm bên dưới để nhả phanh.
Phanh tay tích hợp vào cần số
Phanh tay điện tử tích hợp vào cần số trên Tesla. Ảnh: Motor1
Phanh tay trên Tesla là kiểu phanh tay điện tử, tích hợp trên cần số ở vô-lăng. Thay vì nút bấm, hãng xe Mỹ thiết kế kiểu cần gạt điện tử.
Phanh tay bên trái ghế lái
Phanh tay gần cửa trên chiếc Jaguar XJS. Ảnh: Motor1
Vị trí phanh tay thiết kế gần cửa thay vì ở bảng điều khiển trung tâm, kiểu phanh tay này thường thấy trên những chiếc Porsche 944 hay Jaguar XJS.
Phong cách trên máy bay
Phanh tay của chiếc Pontiac Sunbrid 1980. Ảnh: Motor1
Những năm 1980, hãng xe Pontiac thiết kế phanh tay theo phong cách máy bay trên chiếc Sunbrid. Vài năm sau, những chiếc minivan Ford S-Max thế hệ đầu tiên cũng thiết kế phanh tay theo phong cách này.
Tay phanh kiểu đòn bẩy
Cùng thiết kế phong cách máy bay, nhưng chiếc Subaru SVX thiết kế phanh tay kiểu đơn giản hơn, pha trộn giữa bàn đạp và bướm ga. Kiểu thiết kế phanh tay này của Subaru trở thành một trong những thiết kế thú vị nhất mọi thời đại, theo Motor1.
Thiết kế phanh tay dạng xoay và kéo từng xuất hiện trên Toyota Hilux.
Phanh tay trên chiếc Renault Twizy EV. Ảnh: Motor1
Phanh tay trên chiếc Renault Twizy EV vận hành thủ công, gắn dưới táp-lô, hoạt động theo kiểu kéo và hạ.
Phanh tay trên Citroen GS. Ảnh: Motor1
Phanh tay đặt chính giữa trên táp lô, xuất hiện vào những năm 1970 đến 1980, trên chiếc Citroen GS. Kiểu phanh này hoạt động bằng cách kéo tay cầm ra để cài phanh và nhả phanh bằng nút bấm.
Độ phanh tay cơ thành phanh tay điện tử có bị từ chối đăng kiểm?
Một số chủ xe yêu thích công nghệ mới sẵn sàng chi ra số tiền khoảng vài triệu đồng để độ phanh tay dạng cơ khí sang thành phanh tay điện tử.
Chiếc Kia Cerato đời 2019 được chủ nhân độ từ phanh tay cơ khí sang phanh tay điện tử với chi phí khoảng 6 triệu đồng
Phanh tay điện tử đang dần trở thành trang bị tiêu chuẩn trên những chiếc xe có giá bán khoảng trên dưới 1 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam. Trước đây, trang bị này thường chỉ xuất hiện trên những mẫu xe sang nhưng hiện nay đang có trào lưu độ phanh tay điện tử cho những mẫu xe đời cũ hay xe giá rẻ sử dụng phanh tay cơ. Vậy, khi thay phanh cơ khí thành phanh tay điện tử, ô tô có bị trượt đăng kiểm hay không?
Trao đổi với PV Xe Giao thông, ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-03S (Mỹ Đình, Hà Nội) cho hay đối với ô tô, có một số thứ không được cải tạo và hệ thống phanh là một trong số đó. Nhiều người nhìn giấy chứng nhận đăng kiểm không thấy ghi loại phanh, nghĩ là có thể thay thế phanh tay cơ khí sang phanh tay điện tử nhưng trên thực tế, nếu thay đổi loại phanh tay sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Bởi trên hệ thống của các trung tâm đăng kiểm đều ghi rõ ô tô sử dụng loại phanh nào như phanh đĩa, tang trống,... hay phanh tay cơ khí hoặc điện tử. Vì vậy, nếu ô tô phanh tay cơ độ lên phanh tay điện tử, khác với giấy chứng nhận kiểu loại của nhà sản xuất sẽ không được cơ quan đăng kiểm chấp nhận. Việc độ phanh tay cơ lên phanh tay điện tử bị coi là lỗi thay đổi kết cấu, không giống với thiết kế của nhà sản xuất.
Vì vậy, ngay cả trước khi đi đăng kiểm lần đầu, chủ xe thay thế phanh tay cơ khí thành phanh tay điện tử cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Khi đi đăng kiểm, thông thường, các nhân viên đăng kiểm sẽ biết được đời xe, năm sản xuất và từ đấy đối chiếu với giấy chứng nhận kiểu loại của nhà sản xuất được gửi tới Cục Đăng kiểm Việt Nam để biết được chiếc xe dùng loại phanh tay nào. Nếu sai loại phanh tay, chiếc xe sẽ bị từ chối đăng kiểm ngay lập tức.
Trước đây, đã có tình trạng một số xe thay đổi kết cấu trong hệ thống phanh, sử dụng phanh tang trống nhưng tự ý thay đổi sang phanh đĩa, khác so với giấy chứng nhận kiểu loại của nhà sản xuất nên đã bị từ chối đăng kiểm và buộc phải thay lại phanh tang trống. Vì vậy, chủ xe tuyệt đối không nên thay đổi từ phanh tay cơ sang phanh tay điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng xe và khi đi đăng kiểm được thuận lợi nhất.
Ôtô càng nhỏ càng thiếu an toàn Dòng xe cỡ nhỏ tiếp tục dẫn tới tỷ lệ thương vong cao nhất khi xảy ra tai nạn, theo nghiên cứu mới tại Mỹ. Theo Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc Mỹ (IIHS), dòng xe cỡ nhỏ chiếm 15 trong số 20 mẫu xe với tỷ lệ tử vong cao nhất trong số xe đời 2017. Trong khi đó, dòng...