Những kiểu mạo danh công an, lừa loạt phụ nữ hàng tỷ đồng
Khi thấy những người giả công an đưa ra còng số 8, công cụ hỗ trợ, xe gắn biển xanh giả, nhiều phụ nữ cả tin, để lừa mất hàng tỷ đồng.
Người phụ nữ mất 9 tỷ đồng
Ngày 17/12, Công an TP.HCM cho biết, đã bắt khẩn cấp ông Nguyễn Phương Bình (42 tuổi, ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ông Nguyễn Phương Bình (giữa) bị bắt giữ. Ảnh: CACC.
Công an xác định, năm 2018, ông Bình quen chị P. (ở quận 5, TP.HCM). Khi đó, ông Bình tự giới thiệu là cán bộ đang công tác tại Bộ Công an và có đứng tên thành lập Công ty TNHH MTV Phát Tài (phường 3, quận 6. TP.HCM).
Chưa hết, ông Bình nhiều lần cho chị P. xem một số công cụ hỗ trợ còng số 8 và các dụng cụ liên quan khác của ngành công an để tạo niềm tin và nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của chị này.
Để chiếm đoạt tài sản, ông Bình đã đưa ra nhiều thông tin gian dối như cần tiền để mua hóa giá nhà, mượn tiền xử lý việc ở cơ quan, trả nợ, lo viện phí cho mẹ. Vì tin tưởng, chị P. đã chuyển cho ông Bình hơn 9 tỷ đồng.
Đến năm 2021, ông Bình bỏ trốn khỏi địa phương. Chị P. làm đơn tố cáo, Công an TP.HCM vào cuộc xác minh, điều tra, sau đó đã bắt được người này. Khi bị bắt, ông Bình khai nhận toàn bộ hành vi nêu trên. Công an cũng thu giữ nhiều còng số 8 và các vật dụng, tài liệu có liên quan vụ việc.
Đi xe biển xanh giả, giả danh đại tá công an, lừa 2 người phụ nữ 7 tỷ
Video đang HOT
Vào ngày 27/10, Công an TP Đà Nẵng nhận đơn tố cáo của chị Nguyễn Thị Nh. (35 tuổi, ở quận Sơn Trà) và bà Phùng Thị H. (43 tuổi, ở quận Hải Châu) tố cáo ông Lê Thừa Sơn – người tự xưng là cán bộ Công an tỉnh Thanh Hóa để lừa đảo chiếm đoạt 7 tỷ đồng.
Xe chưa rõ nguồn gốc được ông Sơn gắn biển số giả. Ảnh Báo CAND.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an đã tạm giữ hình sự ông Lê Thừa Sơn (48 tuổi, ở xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) để điều tra, xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại cơ quan công an, ông Sơn khai nhận, từ Thanh Hóa vào Đà Nẵng chơi, quen biết với chị Nh. và chị H. Sau đó, ông Sơn khoe là cán bộ của Công an tỉnh Thanh Hóa, hàm đại tá, có nhiều mối quan hệ với cấp trên và có thể xử lý được mọi việc về chạy án, làm giấy tờ đất.
Ông Lê Thừa Sơn (người tay đeo đồng hồ) làm việc với cơ quan công an. Ảnh: CAND.
Để chị Nh. và chị H. tin, ông Sơn cho họ xem giấy chứng minh công an nhân dân giả mang tên Lê Thừa Sơn, ô tô cá nhân gắn biển xanh giả của cá nhân để đi lại.
Tưởng ông Sơn là công an, chị Nh. đưa cho người này 5 tỷ để giúp làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở tại tỉnh Quảng Nam.
Chị H. cũng đưa cho ông Sơn 2 tỷ đồng để nhờ giúp em gái đang bị Công an TP.HCM bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, được tại ngoại. Toàn bộ số tiền lấy được của chị Nh. và chị H., ông Sơn chiếm đoạt, tiêu xài.
Kẻ giả danh thường luôn miệng khoe mẽ mình là công an
Nói về vấn đề pháp lý nêu trên, luật sư Phàn A Thương – Công ty Luật TNHH Tâm Anh (Hà Nội) cho biết, những vụ lừa đảo bằng thủ đoạn giả danh cán bộ công an để chiếm đoạt tài sản đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với công dân, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội.
Giấy chứng minh CAND giả và Căn cước công dân của ông Lê Thừa Sơn. Ảnh: Báo CAND.
Để lừa đảo, các đối tượng thường mua công cụ hỗ trợ, trang phục ngành công an và luôn miệng nói mình công an. Khi bị hại tin tưởng, các đối tượng liên tiếp đưa ra các lý do lừa người dân chuyển tiền như: “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, xử lý phải liền tay, để lâu án khó giải quyết” rồi chiếm đoạt tài sản.
Luật sư Phàn A Thương khuyến cáo, khi gặp các trường hợp như vậy, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, bình tĩnh, tỉnh táo đánh giá thông tin, không vội tin tưởng mà làm theo lời nói của kẻ giả danh công an.
Người dân cũng cần chú ý, với những cán bộ, chiến sĩ công an thật sẽ luôn nêu cao tinh thần làm việc theo nguyên tắc nghề nghiệp, trách nhiệm, có căn cứ pháp lý, trình tự, thủ tục rõ ràng, công minh, đảm bảo không bao giờ có hành động khoe mẽ.
Vì vậy, trước khi đặt niềm tin và chuyển hoặc đưa tiền cho ai đó tự xưng là công an, người dân phải tìm hiểu kỹ về họ.
Xe ôm giả làm thượng tá công an, lừa mua đất để chiếm đoạt 1,6 tỉ đồng
Để lấy lòng tin của các phụ nữ, người đàn ông làm nghề xe ôm lên mạng mở tài khoản với tên giả đăng hình mặc sắc phục công an, chụp hình với súng, còng số 8... để nạn nhân ngộ nhận mình là công an.
Lập (bên phải) bị công an bắt giữ sau khi giả làm thượng tá để lừa tiền phụ nữ - Ảnh: Công an cung cấp
Ngày 16-11, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã bắt giữ Trần Quốc Lập, 48 tuổi, thường trú tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn giả danh công an.
Theo điều tra ban đầu, Lập làm xe ôm tại khu vực huyện Bến Lức, tỉnh Long An nhưng không có thu nhập ổn định. Lập đã mua nhiều trang phục công an giả rồi lên mạng xã hội lập nhiều tài khoản, đăng các hình mặc trang phục cấp hàm thượng tá để tạo lòng tin cho nạn nhân, trong đó hướng tới những người phụ nữ nhẹ dạ, cả tin.
Từ tháng 4-2021, Lập tạo nick Zalo và làm quen với chị P.T.T., ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Lập tự giới thiệu danh tính giả là "thượng tá Võ Tấn Tài", 50 tuổi, hiện đang công tác tại Công an Q.8, TP.HCM. Trong quá trình quen biết, ngoài hình ảnh mặc trang phục công an, Lập còn gửi hình súng, còng số 8 qua cho chị T..
Sau khi hẹn gặp và nhiều lần đi chơi, chị T. phát sinh tình cảm với Lập nên càng tin tưởng. Lập nói dối là có nhà tại Q.8, TP.HCM và biết nhiều vị trí đất đẹp để giới thiệu cho chị T. mua.
Tang vật mà Lập dùng để lừa đảo gồm trang phục công an giả, súng, còng số 8... - Ảnh: Công an cung cấp
Do nhẹ dạ và tin Lập là công an, có phát sinh tình cảm nên chị T. đã đưa cho Lập 1,68 tỉ đồng để nhờ Lập tìm mua đất. Tuy nhiên sau khi lấy được tiền, "thượng tá dỏm" này đã bỏ trốn về huyện Bến Lức, tỉnh Long An và bị công an bắt giữ.
Cơ quan điều tra nhận định có thể còn nhiều bị hại khác bị Lập lừa đảo nên đề nghị các nạn nhân có thể liên hệ với Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương để trình báo, phối hợp giải quyết.
Theo Công an tỉnh Bình Dương, người dân cần cảnh giác trước các thủ đoạn làm quen trên mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông qua các thủ đoạn phổ biến như giả danh công an, giả danh binh sĩ, người nước ngoài làm quen... Sau đó, những người giả danh hứa tặng tiền, vàng, túi xách... nhưng thực chất chỉ để lừa nạn nhân chuyển tiền với mục đích nhận các phần quà này, nhưng kết quả là quà không thấy đâu mà nạn nhân bị chiếm đoạt tiền.
Tự còng tay mình đăng Facebook 'cho vui', nam thanh niên bị phạt 15 triệu đồng UBND xã Thanh Vân (H.Tam Dương, Vĩnh Phúc) đã trình cấp trên ra quyết định xử phạt thanh niên 21 tuổi tự còng tay mình rồi chụp ảnh đăng lên Facebook 15 triệu đồng. Người cho mượn còng số 8 cũng bị mức phạt tương tự. Tối 10.8, thông tin từ Công an xã Thanh Vân (H.Tam Dương, Vĩnh Phúc) cho biết, đơn...