Những kiểu “lên đồ” cho ô tô chẳng đâu vào đâu, chỉ tổ tốn tiền
Lắp đèn siêu sáng, thay “lốp béo” hay dán phim đen kịt quanh xe,… là những kiểu “lên đồ” khá phổ biến mà nhiều chủ xe thích làm. Thế nhưng, việc độ đẽo này vừa không có nhiều tác dụng mà thậm chí còn mang lại những rắc rối.
Dưới đây là một số chi tiết rất hay được các tài xế Việt gắn lên cho chiếc xe của mình. Hiệu quả từ việc độ đẽo chưa thấy đâu nhưng nguy cơ mất an toàn và còn có thể bị phạt nặng thì đã rõ.
Độ, lắp thêm đèn cho xe
Rất nhiều tài xế thích thay đèn pha nguyên bản bằng những loại đèn siêu sáng như LED hoặc HID (đèn bi-xenon) nhằm tăng khả năng chiếu sáng cho xe. Việc lên đèn còn khiến chiếc xe trông có vẻ “hoành tráng” hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng các loại đèn chiếu sáng như đèn bi-xenon hay đèn LED nếu không đúng cách có thể gây chói mắt cho các xe đối diện, mất an toàn trên đường dẫn tới tai nạn giao thông. Trên thực tế, rất nhiều tai nạn xảy ra khi tài xế bị “mù tạm thời” khi đèn xe đối diện quá chói.
Độ, lắp thêm đèn khác làm thay đổi so với nguyên bản của nhà sản xuất là hành vi bị cấm theo Luật Giao thông đường bộ.
Đặc biệt, nhiều chủ xe còn bỏ tiền chế thêm những thanh đèn LEDBar ở phía trước, phía sau xe và bật một cách vô ý thức, làm những người đi đường rất khó chịu. Việc độ, lắp thêm đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất cũng là hành vi bị cấm theo khoản 13, điều 8 Luật Giao thông đường bộ và có thể bị xử phạt nặng.
Theo điều 16, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơmoóc) lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; các thiết bị vi phạm sẽ bị CSGT tịch thu ngay lập tức. Với các xe có độ, lắp thêm các loại đèn này còn bị cơ quan đăng kiểm từ chối kiểm định.
Nâng gầm, độ giảm xóc
Thực chất việc nâng gầm phục vụ mục đích chính là làm cho xe có thể lắp bánh to hơn. Gầm xe càng cao thì trọng tâm cũng cao theo, vì thế giảm khả năng bám đường, vào cua…
Các chuyên gia về kỹ thuật ô tô phân tích, việc nâng gầm quá cao thì góc làm việc của trục láp và hệ thống lái thay đổi. Tăng khả năng gãy láp hay nặng hơn là gãy giằng lái. Tất nhiên, độ bền của hệ thống khung gầm xe sẽ bị ảnh hưởng lớn vì góc làm việc thay đổi.
Nhiều nước đưa ra quy định cấm nâng gầm cao hơn nguyên bản khoảng 2 inch (xấp xỉ 5 cm) bởi nếu nâng quá quá 5 cm, xe sẽ trở nên mất an toàn khi tham gia giao thông.
Tại Việt Nam, theo Điều 55, Luật Giao thông đường bộ quy định, chủ xe không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành xe hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy vậy, chưa có quy định cụ thể về việc nâng gầm cho xe ô tô.
Nhiều chủ xe sẵn sàng chi hàng chục triệu để nâng gầm, “lên lốp” cho xe ô tô của mình.
Lên lốp
Cũng giống như việc nâng gầm hay thay giảm xóc, nhiều chủ xe sẵn sàng bỏ hàng chục triệu để “lên lốp”, chủ yếu để thoả mãn mục đích off-road. Lên cỡ lốp chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của chiếc xe bởi bánh xe càng to thì càng nặng và động cơ phải truyền một lực lớn hơn để “vần” những chiếc lốp này.
Các chuyên gia cho rằng, việc độ lốp “to béo” hơn cho xe cũng cần cân nhắc bởi mỗi loại lốp chỉ phù hợp với một vài loại địa hình nhất định. Ví dụ lốp MT chạy bùn thì khi chạy trên đường nhựa sẽ ít bám hơn AT hay HT, phanh kém “ăn” hơn cũng khó vào cua hơn.
Video đang HOT
Lốp lớn còn khiến phanh hoạt động kém hiệu quả và đề-pa yếu hơn. Công thức mà nhiều chuyên gia đưa ra là cứ mỗi inch lốp to hơn thì mất 3,5% lực kéo. Việc thay một bộ la-zăng và lốp khác thông số kỹ thuật của nhà sản xuất còn khiến chiếc xe bị từ chối khi đi đăng kiểm.
Lắp thêm cản kim loại
Cản kim loại được nhiều chủ xe địa hình, xe SUV hoặc bán tải lắp thêm để tăng độ cứng cáp cho phần đầu và đuôi. Một số lái xe cẩn thận cũng có thể lắp thêm cản kim loại nhằm mục đích bảo vệ lớp sơn của xe khỏi những va quệt, đâm đụng trên đường. Điều này còn rất thường thấy ở các xe taxi hiện nay.
Xe lắp thêm cản kim loại sẽ bị từ chối đăng kiểm
Việc lắp các loại cản kim loại tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra chi tiết này ảnh hưởng lớn đến các phương tiện giao thông khác bởi phụ kiện này có độ cứng cao sẽ gây nguy hiểm khi đâm đụng. Không những vậy, đối với những vụ va chạm mạnh, cản xe còn có thể khiến hệ thống cảm biến túi khí trên chính chiếc xe đó mất tác dụng, gây nguy hiểm cho lái xe và hành khách.
Theo quy định hiện hành, cản kim loại là phụ kiện không được lắp thêm vượt quá 4 cm so với xe. Đồng thời khi lắp thêm cản kim loại sẽ bị từ chối khi đi đăng kiểm.
Dán ni-lon đen vào đèn hậu
Những kiểu
Rất trớ trêu là trong khi nhiều chủ xe lắp đèn bi-xenon, đèn LED để tăng khả năng chiếu sáng cho xe, thì không ít chủ xe lại tìm cách giảm độ sáng của đèn, đặc biệt là đèn hậu. Thực tế có rất nhiều chủ xe sử dụng phim tối màu dán kín đèn hậu để tăng vẻ thể thao, dữ dẵn cho chiếc xe.
Tuy nhiên, việc dán đèn như vậy sẽ ít nhiều gây mất an toàn. Khi đó, đèn hậu không đủ độ sáng có thể khiến tài xế xe phía sau khó nhận biết xe bạn đang phanh hoặc xi nhan để tránh. Điều này còn đặc biệt nguy hiểm khi gặp trời mưa, tầm nhìn hạn chế.
Dán phim cách nhiệt quá đen lên kính xe
Với điều kiện thời tiết nắng nóng như ở Việt Nam, phim cách nhiệt được coi là giải pháp tuyệt vời cho việc chống nóng và bảo vệ làn da. Ngoài ra, phim cách nhiệt tối màu cho kính xe còn bảo vệ sự riêng tư, khiến xe trông đẹp và “bí hiểm” hơn.
Dán phim quá đen lên kính sẽ khiến tầm quan sát bị ảnh hưởng khi gặp điều kiện ánh sáng yếu.
Tuy nhiên, việc dán kính màu quá tối chắc chắn sẽ khiến tầm nhìn của tài xế bị cản trở, dẫn tới khó quan sát gương chiếu hậu và các phương tiện xung quanh, đặc biệt là khi lái xe ban đêm hoặc lúc trời nhá nhem.
Ở Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ không cấm việc dán kính ô tô tối màu, nhưng Bộ Giao thông có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kính an toàn của ô tô tại Thông tư số 31/2017/TT-BGTVT. Theo đó, hệ số truyền sáng ổn định của kính ô tô không được nhỏ hơn 70%.
Những mẫu xe có đèn pha cụp-xoè quyến rũ nhất thế giới
Đèn pha cụp-xoè, hay còn gọi với nhiều cái tên khác như đèn "mắt ếch", đèn pha lật hay đèn pha xếp từng là mốt ở giữa Thế kỷ 20. Cho đến nay, những chiếc xe có kiểu đèn cụp-xoè này vẫn có sức hút rất riêng.
Đèn pha cụp-xoè lần đầu xuất hiện trên mẫu Alfa Romeo 8C 2900A Ferrari Berlinetta và Cord 810 năm 1936. Mỗi bên đèn có một núm gạt trên bảng điều khiển và được tắt, bật hoàn toàn thủ công. Chế độ chỉnh điện xuất hiện trên một số mẫu xe của GM và Chrysler vào khoảng năm 1942.
Alfa Romeo 8C 1936 là một trong những mẫu xe đầu tiên sử dụng đèn kiểu "mắt ếch".
Các nhà sản xuất ô tô thời kỳ đó sáng tạo ra kiểu đèn có thể lật lên được với lý do để "lách" các quy định nghiêm ngặt của Mỹ về khí động học và chiều cao của đèn pha.
Suốt một thời gian dài, nhiều hãng xe hơi dùng đèn pha cụp-xoè như một phương án tối ưu để tránh để đỡ phải nâng chiều cao thân xe vì điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới vận hành và chi phí sản xuất.
Một xưởng sản xuất ô tô vào năm 1965, kiểu đèn "mắt ếch" rất phổ biến trong giai đoạn này.
Tuy vậy, thiết kế này trở nên thịnh hành vào những năm 1960-1980 ở châu Âu và đặc biệt tại Mỹ cho đến tận những năm 1990, trở thành một nét độc đáo trong thiết kế tổng thể của chiếc xe.
Dưới đây là một số mẫu xe có kiểu đèn cụp-xoè độc đáo nhất trong lịch sử:
Chevrolet Corvette 1962
Chevrolet Corvette thế hệ thứ hai.
Chevrolet Corvette thế hệ thứ hai (sản xuất năm 1968) được trang bị bộ đèn cụp-xoè khá ấn tượng. Tuy nhiên, một số biến thể xe đua của Corvette đã loại bỏ hệ thống bật lên này để tiết kiệm trọng lượng.
Opel GT
Một chiếc Opel GT đời 1968
Điểm chú ý của mẫu xe từ nước Đức là hệ thống đèn "lật ngang 180 độ". Muốn bật đèn, người lái sẽ sử dụng một công tắc để lật và bật đèn bằng tay.
Opel GT 1968 có kiểu đèn vô cùng độc đáo.
Xe từng xuất hiện tại triển lãm Paris và Frankfurt motor show 1965 và các series phim như Get Smart, Criminad Minds,.. Opel GT sử dụng động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng 1.1L công suất 67 mã lực.
Porsche 928
Những mẫu xe có đèn pha cụp-xoè quyến rũ nhất thế giới
Porsche 928 là mẫu siêu xe được sản suất từ 1977-1995. Đây cũng là mẫu xe rất đáng chú ý với kiểu thiết kế đèn pha hình trong cụp-xoè hết sức đặc biệt.
BMW M1
BMW M1 được sản xuất và lắp ráp thủ công trong giai đoạn 1978-1981
BMW M1 được coi là mẫu xe tiêu biểu nhất trong dòng M. Đây cũng là model đầu tiên sử dụng động cơ đặt giữa và được sản xuất theo tiêu chuẩn xe đua. Ngoài động cơ 6 xi-lanh 3.5L mạnh mẽ, xe còn có cặp đèn lật "mắt ếch" rất đặc trưng.
Lamborghini Countach
Những mẫu xe có đèn pha cụp-xoè quyến rũ nhất thế giới
Lamborghini Countach nổi bật với hệ thống đèn xếp lật và đường nét cạnh vuông chắc chắn. Mẫu xe này được sản xuất trong giai đoạn 1974-1990, sử dụng động cơ V12 cho công suất 380 mã lực.
Ferrari Testarossa 1984
Ferrari Testarossa 1984
Ferrari Testarossa 1984 là chiếc siêu xe sở hữu ngoại hình đẹp nhất và có hiệu suất vận hành cao nhất những năm thập niên 90. Đèn pha 'mắt ếch' xuất hiện ở phần đầu xe giúp cho Ferrari Testarossa 1984 càng nổi bật hơn bao giờ hết.
Tuy vậy, dù là điểm nhấn cho ngoại thất nhưng cụm đèn pha cụp xòe phức tạp này lại chính là nguyên nhân khiến cho siêu xe Testarossa bị hạn chế về mặt tốc độ. Chính vì vậy khi phiên bản kế nhiệm Testarossa là 512TR ra đời năm 1991, đèn pha 'mắt ếch' đã không còn được trọng dụng.
Jaguar XJ220
Jaguar XJ220 1992.
XJ220 đến từ Anh luôn toát lên vẻ sang trọng và được coi là biểu tượng của siêu xe bấy giờ. Xe sử dụng động cơ tăng áp kép 3.5L V6 đặt giữa. Khác với khái niệm "pop-up headlights", XJ220 có đèn pha ẩn phía trong mui trước và nắp che trượt mở theo chiều ngang.
Jaguar XJ220 có dòng đời khá ngắn kéo dài từ 1992 - 1994.
Cách xử lý đơn giản hấp hơi nước trong đèn pha ô tô Đèn ô tô bị hấp hơi nước khiến mặt đèn bị mờ, gây ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng. Đèn pha được ví như đôi mắt của xe, nếu nó chóa đèn bị mờ, khả năng quan sát của người lái sẽ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân dẫn đến việc đèn ô tô bị hấp hơi nước Do tác động vật lý...