Những kiểu làm màu của vợ khiến chồng chán ghét
Đừng “động tí là khóc”, đừng dùng nước mắt làm vũ khí gây áp lực cho chồng nếu bạn không muốn một ngày nào đó anh ấy thản nhiên trước giọt nước mắt của bạn.
Dưới đây là những điều đàn ông cảm thấy chán nản nhất ở vợ mình. Phụ nữ nên biết để tránh mắc phải những sai lầm này khiến tình cảm vợ chồng có rạn nứt:
Khóc lóc
Tất nhiên, đây là phản xạ bản năng của cơ thể trước những sự việc không như ý muốn. Đôi khi khóc còn là cách để giải tỏa những bí bách và áp lực. Tuy nhiên, với đàn ông, nước mắt của phụ nữ thực sự là đáng sợ. Và sẽ còn đáng sợ hơn nếu bất cứ lúc nào vợ cũng dùng nước mắt để gây áp chế cho mình.
Một số bà vợ lại nghĩ rằng, nếu mình khóc anh ấy sẽ chịu xuống nước, chịu làm theo ý mình. Sự thật đúng là như vậy, nhưng nếu áp dụng quá nhiều nó trở thành một cảm giác tức tối với chồng. Đừng “động tí là khóc”, đừng dùng nước mắt làm vũ khí từ những chuyện nhỏ nhặt nhất nếu bạn không muốn một ngày nào đó, trước những giọt nước mắt của bạn, anh ấy thản nhiên như không.
Đừng “động tí là khóc”, đừng dùng nước mắt làm vũ khí từ những chuyện nhỏ nhặt nhất nếu bạn không muốn một ngày nào đó, trước những giọt nước mắt của bạn, anh ấy thản nhiên như không. (Ảnh minh họa)
Điều này cũng là một phản xạ tự nhiên của cơ thể như khóc. Con người chúng ta thường thở dài khi mệt mỏi và đó chẳng có gì là tội lỗi cả. Nhưng phải thừa nhận rằng, một số phụ nữ dùng tiếng thở dài thay cho một lời thông báo về thái độ bực bội không hài lòng, khó chịu của mình. Tiếng thở nặng nề, kéo dài hơn và diễn ra liên tục cho tới khi chồng hỏi: “Rốt cục em có chuyện gì vậy”.
Nhớ nhé, nếu ban cò gì cần phải nói, tốt nhất hãy dừng công việc lại, tiến đến bên chồng và mở lời bằng câu: “Em có chuyện này muốn nói với anh”. Khi đó, chồng bạn sẽ ngay lập tức tập trung vào câu chuyện và lắng nghe bạn một cách chăm chú, bằng một thái độ tích cực. Còn nếu khi về nhà, bạn cứ im ỉm, thở dài thườn thượt sẽ chỉ làm cho không khí gia đình thêm nặng nề, tâm lí của anh ấy bực bội, và khi bạn bắt đầu chia sẻ câu chuyện, anh ấy chẳng còn giữ được cảm xúc bình tĩnh và tỉnh táo để tiếp nhận nữa.
Im lặng, khó chịu
Trong cuộc sống không thể tránh được những lúc chúng ta muốn có khoảng thời gian riêng cho mình. Nhưng có sự im lặng hữu ích và sự im lặng phá hoại.
Video đang HOT
Sự im lặng hữu ích xảy ra là sau một cuộc trò chuyện, tranh luận, bạn thẳng thắn nói với chồng rằng: “Em cần chút thời gian để suy nghĩ”. Bạn có thể vào phòng, nằm một mình, ngừng trò chuyện… Tốt thôi, điều đó là vô cùng cần thiết và chồng bạn hoàn toàn hiểu việc ấy có ý nghĩa như thế nào.
Nhưng sự im lặng phá hoại là khi bạn không hài lòng điều gì đó về chồng, bạn không nói ra mà giữ nó trong lòng, tất cả những gì bạn thể hiện là một gương mặt “nặng như chì”, không nói không rằng, ngay cả khi anh ấy hỏi bạn cũng không trả lời. Thái độ tiêu cực này của bạn hoàn toàn không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm cho mọi chuyện thêm trầm trọng hơn mà thôi.
Đập phá đồ khi tranh luận
Đây không phải là lỗi nhiều phụ nữ mắc phải nhưng nó vẫn xảy ra. Phải thừa nhận rằng phụ nữ chịu nhiều áp lực sau khi kết hôn: công việc, con cái, chồng, gia đình hai bên… và khi có vấn đề bức xúc, họ cảm thấy bị đẩy dồn lên đến tận cùng nhiều hơn là đàn ông.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được phép đập phá đồ đạc khi tức giận. Hình ảnh người vợ quăng quật đồ trong nhà khi tranh luận trong mắt chồng thực sự… gớm ghiếc. Hãy kiểm soát cảm xúc của bản thân. Nếu bạn cảm thấy quá bức xúc, tốt nhất dừng cuộc nói chuyện lại và vào phòng một mình. Đừng đập phá đồ đạc bởi nó còn làm ảnh hưởng tới kinh tế của chính gia đình bạn.
Nhận lỗi là một việc rất khó nhưng nếu bạn không thể dung cảm nói ra câu: “Em sai rồi”, hãy im lặng thừa nhận. Đừng viện cố, đẩy đưa sang nhiều lí do khác.
Một số phụ nữ hay có thói quen đổ lỗi cho người khác, thậm chí họ còn quay ngoắt ra đổ lỗi cho chồng: “Vì anh… nên thành ra em mới làm hỏng việc…” Đây là một thái độ rất khó chấp nhận. Khi phân tích tình hình và chỉ ra cái sai của bạn, chồng hoàn toàn không có ý muốn kết tội hay hạ bệ bạn, đơn giản là để bạn nhìn thấy cái chưa đúng và rút kinh nghiệm. Đừng xù lông lên như một con nhím và tìm cách đổ lỗi cho người khác. Thái độ thiện chí tiếp thu của bạn sẽ được đánh giá cao hơn nhiều.
Nói đi nói lại nhiều lần
Đây là một trong những lỗi cơ bản của chị em phụ nữ: nói mãi một chủ đề lặp đi lặp lại.
Anh ấy đã từng phạm sai lầm, hai người từng trò chuyện về vấn đề đó, câu chuyện ấy nên dừng lại tại thời điểm ấy. Nhưng phụ nữ hay có thói quen nhắc lại sai lầm trước của chồng ở sai lầm hiện tại. Anh ấy làm hỏng việc này và nhiều bà vợ trong lúc kể tội không quên đèo bòng thêm hàng tá chuyện trước đó (thậm chí nó đã qua lâu đến mức không biết điều đó có thật hay không) để kể tội chồng. Hành động này của các bà vợ thực sự khiến chồng vô cùng chán ghét.
Tra hỏi chồng như tù nhân
Thiếu lòng tin vốn dĩ đã là một điểm gây hại trong hôn nhân và cách bộ lộ sự thiếu lòng tin đó nếu không khéo sẽ trở thành thứ “giết chết hôn nhân”.
Một số bà vợ mắc bệnh “thám tử” khi hỏi chồng như hỏi tội phạm: “Anh nói xem, anh đi đâu, làm gì, với ai, bao giờ về…”. Liên tiếp những câu hỏi được đặt ra, thậm chí ngay cả khi chồng trả lời họ vẫn không tin và tiếp tục đưa ra hàng chục câu hỏi khác để kiểm chứng. Đây thực sự là một sai lầm!
Hãy hỏi những gì cần thiết, ở một mức độ chuẩn mực và ngữ điệu khi hỏi hòa nhã, nhẹ nhàng. Nếu bạn thực sự có gì đó nghi ngờ, tốt nhất nên có đủ bằng chứng, đừng tra khảo như hỏi cung bởi vì điều đó chỉ làm bạn mất điểm trong mắt chồng mà chẳng thu lại kết quả gì.
Coi thường chồng
Tất nhiên rồi, chẳng người đàn ông nào có thể chấp nhận điều này từ vợ. Một người vợ luôn bày tỏ thái độ hoài nghi về năng lực, tư duy và khả năng của chồng sẽ khiến anh ấy chán nản và không còn muốn gần gũi. Từ lời nói, thái độ, gương mặt biểu cảm của vợ bộc lộ sự thiếu tôn trọng với chồng là vũ khí gây sát thương cho cuộc hôn nhân của bạn. Nên nhớ, chúng ta cần tôn trọng nhau trong mọi tình huống, kể cả lúc người kia mắc lỗi đi chăng nữa.
Theo Family
Đêm tân hôn bị chồng ghẻ lạnh, khinh thường vì tội... còn trinh
Nghe tôi thông báo mình vẫn còn trinh, chồng tôi trầm mặc hồi lâu rồi bảo: "Em không mắc bệnh phụ khoa gì đấy chứ?".
Học hết cấp 3, tôi thi đỗ vào 1 trường đại học lớn ở Hà Nội và sau khi ra trường, tôi sớm được nhận vào một doanh nghiệp nước ngoài với tiền lương rất ổn. So với các bạn cùng khóa thì tôi cũng được gọi là có chút thành công. Sự nghiệp như vậy nhưng đường tình duyên thì có vẻ muộn màng, đến tận 30 tuổi tôi mới có bạn trai - là chồng tôi bây giờ. Anh hơn tôi 2 tuổi, là người đàn ông hết sức bình thường từ ngoại hình cho tới địa vị xã hội, nhưng tôi vẫn chọn anh làm chồng vì lúc đó tôi cảm nhận được sự chân thành nơi anh.
Ở cái tuổi không còn trẻ nên chuyện cưới xin của cả 2 cũng sớm được diễn ra. Tôi ngập tràn hạnh phúc với tình yêu, mãn nguyện khi nghĩ về cuộc sống hôn nhân phía trước. Đám cưới diễn ra, bạn bè tôi đến dự rất đông. Có người con đã lớn đi học, có người đã sinh đến đứa thứ hai. Nhưng ai ai cũng mừng cho tôi vì cuối cùng cũng yên ấm gia đình.
Thế nhưng, ngay trongđêm tân hôn hôm đó, tôi đã gặp ngay bất hạnh. Mà bất hạnh này lại ngược đời ở chỗ, tôi còn trinh. Sau khi cởi áo cho anh xong, tôi bẽn lẽn nói với anh: "Em hơi sợ, anh nhẹ nhàng nhé, đây là lần đầu của em". Tôi cứ tưởng chồng tôi sẽ trân trọng, sẽ cảm thấy tôi là người con gái bảo thủ, biết giữ mình. Nhưng anh thở dài thườn thượt, hỏi tôi với vẻ mặt nhăn nhó khó chịu: "Đến giờ mà em vẫn còn trinh ư?". Lúc đó tôi còn tỏ vẻ tự hào vui mừng nói: "Vâng, em giữ cho chồng em thôi". Ấy vậy mà chồng tôi bĩu môi khinh thường và nói: "Thời đại nào rồi mà em vẫn cổ hủ thế hả? Thời giờ chỉ có loại bỏ đi không thằng đàn ông nào ngó ngàng tới thì mới còn trinh".
Tôi hụt hẫng và vô cùng sốc trước tư tưởng kỳ quặc của chồng. Sau khi trầm mặc một lúc, anh bảo: "Em không mắc bệnh phụ khoa gì đấy chứ?". Tôi xấu hổ đỏ dừ mặt vội vã lắc đầu. Anh lại trầm ngâm một lúc, sau đó mới thực hiện nghĩa vụ vợ chồng với vẻ hờ hững, còn tôi cũng chẳng còn hứng thú gì sau những lời xát muối của chồng.
Ngay trongđêm tân hôn hôm đó, tôi đã gặp ngay bất hạnh. (Ảnh minh họa)
Xong việc, tôi ứa nước mắt nằm quay lưng về phía anh khóc thầm. Vậy là chồng tôi ném gối vào lưng tôi rồi ngồi bật dậy mắng mỏ tôi: "Tuổi băm có người tháo cống cho còn làm trò à? Muốn ế chết già phải không? Đừng để tôi cáu mà sau tôi không thèm động vào người nữa đâu". Tôi tủi thân nên nước mắt rơi càng nhiều. Một đêm tân hôn ê chề, buồn tủi chỉ có nước mắt của sự đau khổ chứ chẳng hề có niềm hạnh phúc mới.
Những ngày sau đó, chồng tôi cũng đối xử với tôi thô thiển, cục cằn hơn khiến tôi cảm thấy bị xúc phạm và hụt hẫng vô cùng.
Dù vẫn biết khi bước vào cuộc sống hôn nhân thì cuộc sống sẽ thay đổi nhiều nhưng tôi không thể nào nghĩ được nó lại khác trước kia nhiều đến thế. Chẳng lẽ vừa cưới lại nghĩ ngay đến ly hôn nên tôi chấp nhận sống chung với lũ, hy vọng có ngày chồng sẽ hiểu ra và biết trân trọng vợ. Vậy mà càng sống chung, anh càng quá đáng khi thường xuyên mang thứ thiêng liêng ấy ra làm trò cười cho thiên hạ.
Chẳng lẽ tội của tôi là đã không trao thân cho người khác trước khi đến với anh? (Ảnh minh họa)
Chẳng hạn có lần tôi cùng anh đến thăm họ hàng sau cưới. Các cô các bác bảo anh có phước, lấy được vợ giỏi giang, hiền lành lại khéo léo. Tôi mỉm cười đáp lễ. Vậy mà chồng dội luôn một gáo nước lạnh: "Phước gì đâu! Hàng tồn kho mất chìa khóa, may có cháu rước cho không thì ế chỏng gọng". Các cô bác liền mắng anh cứ thích trêu đùa. Nhưng tôi biết lời anh nói chính là suy nghĩ của anh. Tôi đã tủi thân và chạnh lòng vô cùng.
Khi trở về, tôi hỏi anh sao lại nói vợ trước mặt người lớn như vậy. Anh quay sang vênh mặt hỏi lại tôi: "Không đúng à? 30 tuổi người ta mặn mà son sắc, còn cô thì cứ lù đà lù đù. Chuyện giường chiếu thì chẳng biết gì, ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Vậy mà cô bảo tôi phải tự hào vì đã rước cô? Tại tôi đen đủi nên mới với phải hàng tồn thôi".
Chết lặng trước sự coi thường của chồng, tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong mà không biết phải làm sao. Vừa mới bước vào cuộc sống mới mà tôi đã ngán ngẩm, chán nản muốn đầu hàng vì chọn nhầm chồng? Chẳng lẽ tội của tôi là đã không trao thân cho người khác trước khi đến với anh?
Theo Afamily
Những câu nói coi thường chồng mà vợ không nên sử dụng Nhiều người vợ phàn nàn rằng tại sao chồng không muốn nói chuyện. Hãy thử xem đã bao giờ bạn nói những câu như thế này khiến chàng cảm thấy bị coi thường hay chưa? Kết hôn là việc quan trọng của cả đời người, sống với nhau để hòa thuận là điều không đơn giản, thậm chí là cả một nghệ thuật....