Những kiểu game online chắc chắn sẽ thất bại tại Việt Nam
Sự khó tính đến khác người của gamer và thị trường game Việt được phơi bày một cách rõ ràng.
Dù có một thị trường rộng lớn và được đánh giá là tương đối dễ tính nhưng không vì thế mà bất cứ game online nào cũng có thể có được thành công. Thậm chí, có những game online rất thành công trên thế giới nhưng lại phải chịu những thất bại cay đắng khi cố gắng tìm cách chinh phục người chơi trong nước.
Những yếu tố được liệt kê sau đây chắc chắn sẽ đem lại… thất bại cho game online tại Việt Nam (không kể những lý do quá chung chung như đồ họa xấu, lỗi quá nhiều… vì ở bất kỳ nước nào cũng thất bại). Vì thế, nếu như bạn hay công ty của bạn đang nhắm đến việc mang các sản phẩm này về nội địa thì hãy cẩn thận.
Cấu hình yêu cầu quá cao hoặc không phù hợp
Dù muốn hay không thì cũng phải thừa nhận rằng mặt bằng chung của PC tại Việt Nam còn chưa cao (nếu không muốn nói là thấp). Trừ một số ít các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh – những nơi có nhiều tiệm net cấu hình máy ở mức khá, không hiếm nơi hiện giờ Pentium 4 vẫn là cấu hình chủ đạo. Phải biết rằng thị trường tại các thành phố lớn hiện giờ đã gần như bão hòa nên sẽ là không sáng suốt nếu sản phẩm mới của bạn chỉ tập trung vào đây.
Cấu hình cao, game chắc chắn không có người chơi.
Vì vậy thật không sáng suốt nếu bạn đi nhập một game yêu cầu cấu hình quá cao về Việt Nam. Câu hỏi đặt ra như thế nào là quá cao? Tốt nhất, mức cấu hình yêu cầu của game chỉ nên dừng ở mức Core Duo, RAM
Có một thực tế khá buồn là một số game không tương thích với một số thiết bị phần cứng nhất định. Ví dụ như Battle Star đã thất bại vì “lỡ” xung đột với main 945 – loại main phổ biến bậc nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề tương thích với hệ điều hành cũng rất quan trọng, đơn cử hồi Kiếm Tiên mới ra mắt đã chịu nhiều kêu ca vì không chơi được trên Windows 7.
Thu phí giờ chơi
Thực ra game online có rất nhiều cách thu phí khác nhau như: Thu phí giờ chơi, thu phí nội dung, quyên góp… Nhưng thực tế đã chứng minh rằng hình thức duy nhất có thể sống (và thành công) tại Việt Nam là thu phí bằng cách bán vật phẩm ảo.
Bỏ cash-shop sẽ rất khó tồn tại ở VN.
Đừng mơ tưởng về việc bạn hay game của bạn sẽ có thể thay đổi điều này trong một sớm một chiều. Nếu bạn nghĩ: game của bạn quá hay, quá hấp dẫn nên game thủ sẽ phải thay đổi thói quen hay vì tôi làm quá tốt nên game thủ sẽ “quyên góp” cho sự tồn tại của tôi. Những suy nghĩ này sẽ giết chết game của bạn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này nhưng quan trọng nhất trong số này là sự chi trả không cân bằng giữa các tầng lớp game thủ. Các đại gia có thể chi hàng tỷ đồng cho game nhưng bù lại, ngay cả 100.000 VNĐ mỗi tháng cũng là khoản đáng suy nghĩ với học sinh sinh viên hay những người chưa có thu nhập ổn định. Ngoài ra, việc mong chờ vào các khoản quyên góp cũng quá mạo hiểm.
Có lối chơi quá phức tạp
Một sự thật là đa số game thủ Việt không thích chơi game (đặc biệt là game online) khó với quá nhiều thử thách. Minh chứng là những game đã chinh phục game thủ Việt tính đến thời điểm này (trừ Cabal) đều có gameplay cực đơn giản, dễ tìm hiểu, dễ làm quen và cả… dễ giỏi. Hơn nữa, phải biết rằng, đối tượng chi trả chính cho game online là những người không có quá nhiều thời gian và khả năng để nghiên cứu những “uẩn khúc” của game.
Video đang HOT
Gameplay sâu sắc khó cày kéo = thất bại.
Những game có lối chơi hay nhưng quá phức tạp chắc chắn sẽ thất bại tại Việt Nam dù chúng có hay đến đâu đi chăng nữa. Hãy nhìn vào tấm gương của Atlantica hay GE bạn sẽ thấy. Hoặc đơn giản chỉ là lối chơi turn-base như TS Online thôi đã khó hút khách. Đây cũng là nguyên nhân rất nhiều game đỉnh không thể cập bến dải đất hình chữ S.
Không quan trọng level (hay giới hạn level quá thấp)
Có một điều khá thú vị là yếu tố game thủ Việt hay so sánh và “đua” là level của nhân vật, đồ đạc chứ không phải các chiến tích (thật ra cũng khó bởi game Việt hiện nay cũng không nhiều thử thách cho lắm).
Không được để max level quá nhanh.
Vì vậy, nếu game của bạn chỉ cần khoảng 2 tuần để max level và skill thì hãy quên ngay chuyện nó thu hút được nhiều game thủ đi. Phần đông sẽ nghĩ rằng: “Ôi, game chán, max rồi game khác thôi” và kết quả là sản phẩm của bạn sẽ ra đi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Game thủ Việt khá dễ tính (thực tế đã chứng minh) tuy nhiên, nếu không biết chiều lòng các thượng đế “quái tính” này, bạn sẽ cầm chắc thất bại.
Bối cảnh, ngôn ngữ quá thuần phương Tây
Mấu chốt làm nên thành công của một số MMORPG ăn khách nhất Việt Nam trong quá khứ lẫn hiện tại là vì chúng đi theo xu hướng kiếm hiệp, tiên hiệp hoặc ít nhất là chọn bối cảnh Á Đông (chủ yếu là Trung Hoa). Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa rằng nếu không phải là game kiếm hiệp thì sẽ thất bại, nhưng ngôn ngữ, bối cảnh quá thuần phương Tây thì gần như chắc chắn.
Quá khó để những hình ảnh như thế này thu hút gamer Việt.
Có thể thấy rõ trong lịch sử phát triển của game online Việt, rất hiếm MMO lấy bối cảnh Tây Phương (thần thoại Bắc Âu…) mà hút khách tốt. Ngay đối với webgame cũng vậy. Thông thường NPH phải “biến tướng” nó đi một chút, như trường hợp Kiếm Tiên khi VNG đã trổ nhiều tài nghệ trong việc dịch thuật ngôn ngữ để khiến nó mang nét gì đó Á Đông.
Vì thế, nếu một MMO mà toàn skil tiếng Anh, phong cảnh lẫn nhân vật đều mặc giáp trụ phương Tây thì gần như không có cửa thành công tại Việt Nam. Sự thật ấy khó mà chối cãi.
Không có auto
Vấn đề auto có phải là yếu tố thấp kém hay không vẫn đang gây tranh cãi trong cộng đồng game thủ Việt từ lâu, một bên khẳng định nó giúp ích cho người chơi, một bên mạt sát thậm tệ. Thế nhưng ai cũng phải công nhận một điều là nếu không có auto, các game nhập vai (kể cả webgame) sẽ thảm bại nhanh chóng tại Việt Nam.
Không có auto thì đừng mua game nhập vai về VN làm gì.
Auto ở đây không chỉ gói gọn trong việc luyện cấp, mà còn kiêm cả chức năng tìm đường, chúng càng thuận tiện bao nhiêu, tiết kiệm số lần “click” càng tốt thì càng được ưa chuộng. Không khó để nhận ra rằng tất cả các MMORPG ăn khách trong nước đều phải “pro” trong khía cạnh này.
Còn bạn, bạn có đồng ý với những gì kể trên không?
Theo PLXH
Top server "lậu" đang là cứu cánh với gamer Việt
Nhờ có chúng, nhiều người chơi mới thoát khỏi cảnh xa rời món ăn mình yêu thích mãi mãi.
Cũng như mọi mặt hàng kinh doanh khác, sự xuất hiện của các phiên bản game online "private" (hay gọi một cách dân dã là "lậu") là điều tất yếu. Mặt lợi và hại của chúng vẫn đang gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng game thủ, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng nhờ có dòng sản phẩm này mà không ít tín đồ ảo thoát khỏi nguy cơ phải chia lìa món ăn mình yêu thích mãi mãi.
Hãy cùng điểm lại một vài "private server" quý giá nhất với gamer Việt Nam những năm gần đây.
Gunbound
Quá nổi tiếng đến nỗi không cần phải giới thiệu lại, đã từ lâu Gunbound luôn là MMO sống mãi trong tâm trí gamer Việt Nam, nó cũng được liệt vào top các game online đã chết nhưng nhắc lại vẫn khiến người nghe "nôn nao". Đã bị đóng cửa cách đây 3 năm và các phiên bản nước ngoài cũng dần biến mất, rất may là server lậu Gunbound vẫn sống khỏe.
Hiện tại, sau nhiều phiên bản như gbviet, gbvn... thì gbvui đang là server private khá phổ biến trong nước. Chất lượng đường truyền của máy chủ này được đánh giá là khá tốt, không kém gì mấy so với phiên bản chính thức.
Tuy nhiên phong trào chơi Gunbound khó trở lại như xưa, một phần do lượng game mới quá nhiều làm phân tâm gamer, họ chỉ thi thoảng viếng thăm trò chơi này nhằm "xả stress" mà thôi.
Lineage II
Cũng là cái tên đình đám không kém gì Aion và WoW đối với gamer Việt nói riêng và Châu Á nói chung, Lineage II luôn được ca tụng là MMORPG xuất sắc dù đã cao tuổi (ra mắt từ năm 2003 tại Hàn Quốc). Thậm chí Aion ra đời sau này cũng không thể khiến cộng đồng yêu thích Lineage II bị phân tâm.
Với sự ổn định hiện tại của các server private với phiên bản Việt hóa khá chi tiết cùng diễn đàn riêng cho gamer Việt hoạt động sôi nổi suốt vài năm gần đây, chẳng ai màng đến chuyện có NPH nào muốn mua Lineage II về hay không.
Vừa qua có thông tin trò chơi sẽ miễn phí giờ chơi phiên bản chính thức, thế nhưng mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ.
World of WarCraft
Là "ông hoàng" MMORPG trên trường quốc tế, WoW luôn xuất hiện trong mắt người Việt như một hình tượng không thể xô đổ. Có điều do phiên bản chính thức do Blizzard phát hành lại thu phí giờ chơi nên hầu hết tín đồ ảo trong nước không có cơ hội trải nghiệm nó, cho đến khi xuất hiện server "lậu".
Hiện tại, wowvietnam.net đang là địa điểm lui tới của không ít fan WoW Việt. Máy chủ của nó tồn tại nhờ sự đóng góp hảo tâm của nhiều thành viên gạo cội và dù không ổn định nhưng ít nhất cũng mở ra cánh cửa mới giúp "dân nghèo" tiếp cận với dòng sản phẩm chất lượng cao.
Rohan
Được đánh giá là một trong những MMORPG 3D xuất sắc, Rohan từ lâu luôn là mơ ước của gamer Việt Nam, điều này thể hiện rõ khi tin đồn trò chơi này về nước tạo scandal lớn (dù cuối cùng đó chỉ là trò đùa Cá tháng 4). Năm 2011 Asiasoft cho hay sẽ phát hành Rohan, nhưng trước đó khá lâu hệ thống server lậu đã là mái nhà ấm cúng của người chơi nội địa.
Lúc này, XorRohan đang là máy chủ private tập hợp nhiều fan Việt nhất, khá nhiều guild người Việt được lập ra với mục đích dẫn dắt newbie làm quen với trò chơi này. Chất lượng server được đánh giá khá tốt dù thỉnh thoảng có thể gặp trục trặc khi cài đặt.
Cabal
Cũng là MMORPG vào hàng xuất sắc như Rohan, nhưng Cabal nhiều duyên nợ với gamer Việt hơn hẳn. Chỉ trong vài năm dưới triều đại Asiasoft, trò chơi này nhanh chóng trở thành món ăn ưa thích của hàng chục ngàn fan hâm mộ, cho tới khi tất cả kết thúc với quyết định đóng cửa đầu năm 2010.
Gạt đi nỗi đau, gamer Việt tiếp tục gắn bó với các phiên bản "lậu" như Cabal Elite, trước khi bị chính BQT server này dọa "cấm cửa" vì hack. Đến nay, ngôi nhà mới của họ là Cabalvn.Net - một trong những server private lớn nhất Việt Nam. Với đôi ngũ quản trị viên hoàn toàn là người Viêt, đây là địa chỉ hữu ích giúp không ít gamer Cabal tìm lại được niêm vui với trò chơi mình yêu thích.
Tuy được yêu thích, nhưng Cabalvn.Net vân còn nhiêu điêu cân cải thiên. Suy cho cùng, viêc là môt server private khiên cho gamer khi chơi game bị thua kém hơn so với gamer chơi bản chính thức. Nhưng được cái nọ đương nhiên phải mât cái kia.
Hiệp Khách Giang Hồ
Cũng giống như TS, HKGH đóng cửa là nỗi mất mát lớn với gamer Việt cho tới tận hiện tại, đồng thời cũng khiến Asiasoft mất đi phần nào uy tín. Dù không sở hữu nền tảng đồ họa quá đẹp, nhưng game vẫn ăn sâu vào tâm trí hàng nghìn người chơi nhờ nhiều nét hấp dẫn riêng.
Hiện tại, KHGH 2 đã sắp xuất hiện nhưng hình bóng của phiên bản đầu tiên vẫn chưa bao giờ phai tàn đối với các fan kỳ cựu, và họ vẫn đang gắn bó với nhiều server lậu trong suốt 2 năm qua, bất chấp chất lượng phục vụ kém và đóng cửa thường xuyên. Ngoài ra, cộng đồng gắn bó với các server tại Singapore cũng khá đông đảo.
Theo PLXH
Top GO đã "chết" nhưng nhắc đến lại khiến gamer Việt nôn nao Chúng như sống mãi trong tâm khảm các tín đồ ảo nước nhà. Sau gần một thập kỷ phát triển, khó có thể đếm hết được số lượng những tựa game đã được nhập về thị trường GO Việt Nam. Ngay cả danh sách các trò chơi đã đóng cửa cũng hiếm ai thống kê một cách đầy đủ, đơn giản vì hầu...