Những kiểu ‘đốt tiền’ mồ hôi nước mắt của dân
Có những cây cầu đi bộ vừa mới được đưa vào sử dụng chưa lâu, nhưng đã bị dỡ bỏ gây lãng phí tiền tỷ “ mồ hôi nước mắt” của dân.
Tầm nhìn kém trong quy hoạch phát triển giao thông đô thị đã gây lãng phí tiền bạc cho Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Hãy cùng điểm lại những bài học đắt giá này:
Phá cầu đi bộ hàng chục tỷ đồng
Hà Nội đang triển khai xây dựng hai cầu vượt tại nút giao Bạch Mai – Đại Cồ Việt và Kim Mã – Deawoo, đồng nghĩa phải phá dỡ hai cầu bộ hành gần các nút giao này.
Đầu tháng 2, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khởi công xây cầu vượt tại ngã tư Daewoo (hướng đường Nguyễn Chí Thanh – Liễu Giai). Cầu dài 276m, rộng 17m, dành cho 4 làn xe, tổng đầu tư hơn 300 tỷ đồng.
Gần sát dốc cầu trên đường Nguyễn Chí Thanh hiện có cây cầu bộ hành trị giá gần 10 tỷ đồng mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, sắp tới cầu bộ hành này sẽ bị tháo dỡ để có mặt bằng thi công và tổ chức giao thông cầu vượt.
Cầu đi bộ đường Nguyễn Chí Thanh sẽ phải phá dỡ để xây cầu vượt qua nút Daewoo.
Tương tự, để xây dựng cầu vượt tại nút giao Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân dài hơn 350 m, rộng 11 m, Sở Giao thông Hà Nội đã phải tháo dỡ cầu đi bộ trên đường Trần Khát Chân.
Việc phá dỡ hai cầu bộ hành khiến nhiều người cho rằng Hà Nội đã lãng phí khi xây dựng các công trình giao thông. Lãnh đạo Sở Giao thông cũng thừa nhận các quy hoạch giao thông chưa hoạch định xây dựng cầu vượt qua các nút giao nên ảnh hưởng các công trình cũ.
Chưa kể, việc xây dựng các cây cầu vượt quá chậm cũng làm giảm tiến độ chống ùn tắc của hai thành phố, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, ùn tắc, giảm GDP của hai thành phố.
Video đang HOT
Xây cầu Thăng Long quá sớm
Cầu Thăng Long được hoàn thành vào năm 1985, một cây cầu đồ sộ tốn nhiều tỷ đồng, nhưng đáng tiếc khi hoàn thành rồi mới thấy rất ít phương tiện đi lại. Và cho tới cả chục năm sau này khi mà cây cầu đã có nhiều triệu chứng hỏng thì mới thực sự khai thác được.
TS Nguyễn Xuân Thủy – một chuyên gia có hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về giao thông đô thị của nhiều quốc gia trên thế giới nhận định: “Điều này cho thấy, chúng ta đã lo cho một việc quá xa, và 10 năm liền cây cầu được đưa vào khai thác không hiệu quả. Trong khi đó cầu Long Biên thì quá cũ và ùn tắc, và việc hoàn thành cầu Chương Dương vào năm 1986 cũng không đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, vì cây cầu này quá nhỏ”.
Dỡ bỏ hệ thống đường sắt trong lòng Hà Nội
Hà Nội từng dỡ bỏ khoảng 40km tàu điện do người Pháp xây dựng. Tàu điện là loại phương tiện không bao giờ thiếu được với sự phát triển của các đô thị trên thế giới. Nó an toàn, có khả năng chịu tải cao.
“Đáng lý ra người ta phải duy trì và phát triển nó thì vào năm 1989 lại dỡ bỏ với lý do &’đường chật chội’, tất nhiên sau này có nhận ra sai lầm thì cũng khó lòng mà xây dựng lại, vì phá đi thì dễ chứ làm lại thì tốn kém vô cùng. Thời ấy, tôi đang là chuyên viên nghiên cứu giao thông của Bộ Giao thông đã có 4 bài viết phản đối việc dỡ bỏ hệ thống đường sắt này, nhưng người ta không nghe”, TS Thủy kể lại.
Xây dựng các cầu vượt sông Hồng quá chậm
Cầu Thăng Long được hoàn thành vào năm 1985, một cây cầu đồ sộ tốn nhiều tỷ đồng, nhưng đáng tiếc khi hoàn thành rồi mới thấy rất ít phương tiện đi lại. Và cho tới cả chục năm sau này khi mà cây cầu đã có nhiều triệu chứng hỏng thì mới thực sự khai thác được.
Năm 1985, khánh thành cầu Thăng Long, năm 1986, hoàn thành cầu Chương Dương. Nhưng phải đến gần 25 năm sau, Hà Nội mới có thêm cầu Thanh Trì và cầu Vĩnh Tuy.
Trong khi ở những quốc gia tiên tiến thì ở thành phố có con sông lớn như vậy họ phải đặt tới cả chục cây cầu. Điều đó không chỉ góp phần tạo điều kiện cho nhân dân đi lại dễ dàng hơn, mà còn thúc đẩy môi trường kinh doanh phát triển nhanh hơn, và nó cũng có ảnh hưởng nhất định tới việc quy hoạch, tính toán dân số phù hợp hơn.
Không chỉ ở lĩnh vực giao thông mà ở những lĩnh vực khác như giáo dục…, tầm nhìn hạn chế cũng gây thiệt hại lớn cho người dân.
Theo Dân Việt, sáng 18/4, Học viện Báo chí và tuyên truyền (Hà Nội) tổ chức trao bằng thạc sĩ cho hơn 270 học viên cao học K16.
Tuy nhiên, ngay sau khi nhận bằng, các tân thạc sĩ đã phát hiện có lỗi sai sót chính tả trong phần ghi bằng tiếng Anh. Thay vì viết “The director of Academy of Journalism and Communication” (giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền) thì mẫu văn bằng các tân thạc sĩ nhận được lại in nhầm “director” (giám đốc) thành “derector”.
Hơn 270 bằng thạc sĩ đã được học viện thu hồi để in lại. Một số học viên từ các tỉnh phía Nam ra nhận bằng được các lớp trưởng hẹn sẽ chuyển bằng qua đường chuyển phát nhanh sau khi chỉnh sửa.
Năm 2010, trường Đại học Huế cũng phát hiện những lỗi sai chính tả trên bằng cử nhân và bằng thạc sĩ. Lãnh đạo trường này cho biết, có gần 11.000 tấm bằng cử nhân và thạc sĩ do cơ quan này cấp cho sinh viên và học viên tốt nghiệp năm 2010 bị mắc một số lỗi.
Hệ lụy từ những tấm bằng sai tiếng Anh trên đã mang phiền phức đến cho nhiều sinh viên khi ra trường, thậm chí mất cơ hội việc làm.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc ghi phần tiếng Anh trong bằng cấp là không cần thiết, vì bằng nước nào chỉ cần ghi tiếng nước đó, thế giới cũng không có quy ước chung cho ngôn ngữ ghi trên bằng.
Ngoài ra, tính đến nay, có gần 35.000 người được cấp chứng minh nhân dân (CMND) có ghi tên cha mẹ theo mẫu mới. Tuy nhiên, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bỏ mục này.
Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư (C72 – Bộ Công an) cho hay, những người đã và đang được cấp CMND mẫu mới có tên cha mẹ vẫn sử dụng bình thường cho đến hết niên hạn. Khi nghị định mới ra đời, những người này cũng không cần thiết phải làm lại.
Theo vietbao
Ngắm chứng tích lịch sử giữa lòng Đà Nẵng
Sau gần 40 năm đất nước hoàn toàn giải phóng, chứng tích lịch sử-cầu Nguyễn Văn Trỗi chính thức cấm phương tiện qua lại.
Ngày 29/3/2013, cầu Nguyễn Văn Trỗi chính thức cấm tất cả các phương tiện lưu thông qua để đảm bảo an toàn và triển khai sửa chữa, cải tạo thành cầu đi bộ.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi, chứng tích lịch sử chứng kiến sự đổi thay không ngừng của Đà Nẵng
Một lần nữa, công năng của cầu Nguyễn Văn Trỗi được hoán cải. Cây cầu trầm mặc khép mình bên 2 cây cầu mới, hiện đại là cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng. Trở thành chứng tích lịch sử, chứng kiến sự đổi thay của Đà Nẵng sau gần 40 năm thống nhất đất nước. Cầu Nguyễn Văn Trỗi được quân đội Mỹ xây dựng năm từ 1965 với quy mô cầu dã chiến, lắp ghép từ các ống thép, mặt cầu bằng gỗ. Và đây là cây cầu đường bộ đầu tiên, duy nhất bắc qua sông Hàn thời bấy giờ.
Cùng với cầu đường sắt De Lattre de Tassigny (đã được tháo dỡ và xây tại cùng vị trí thay bằng cầu Trần Thị Lý hiện đại cách cầu Nguyễn Văn Trỗi về phía thượng lưu chừng 20m), cầu Nguyễn Văn Trỗi được xây dựng nhằm chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng sâu Tiên Sa vào nội đô Đà Nẵng, để quân đội Mỹ vận hành cỗ máy chiến tranh khốc liệt tại khu vực miền Trung Việt Nam.
Sau sự kiện khánh thành 2 cây cầu kỷ lục cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi chính thức tạm dừng lưu thông phương tiện để sửa chữa
Ngày đất nước thống nhất, cây cầu vinh dự mang tên người anh hùng đất Quảng-Nguyễn Văn Trỗi. Cầu nhanh chóng được cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hai bờ Đông-Tây sông Hàn.
Suốt gần 40 năm sau ngày giải phóng, cầu Nguyễn Văn Trỗi được xem là tuyến đường bộ huyết mạch, nối liền quận Sơn Trà và trung tâm thành phố cho đến khi cây cầu Sông Hàn được đưa vào sử dụng vào năm 2001.
Sau sự kiện 2 cây cầu kỷ lục là cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng bắc qua sông Hàn đưa vào sử dụng, cầu Nguyễn Văn Trỗi chính thức cấm lưu thông qua cầu để trở thanh cây cầu đi bộ, phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của du khách đối với cảnh đẹp hai bên bờ sông Hàn.
Theo vietbao
Lắp camera theo dõi giao thông trên cầu vượt 'tử thần' Để ngăn chặn tình trạng lật xe trên cầu vượt nút giao thông Cát Lái, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đang tiến hành lắp đặt camera quan sát và theo dõi tốc độ các phương tiện giao thông qua cầu. Cầu vượt Cát Lái được giới tài xế xe tải gọi là cầu vượt "tử thần" vì tại vị trí này liên...