Những kiểu đón tết kì dị: Đón năm mới ở nghĩa địa, ném bát đĩa vào nhà hàng xóm
Trong khi người dân Chile đón năm mới ở nghĩa địa thì ở Đan Mạch nếu nhà nào được hàng xóm ném nhiều bát đĩa ở cửa sẽ là may mắn.
Chile: Đón năm mới cùng người chết
Ở Chile, người dân thị trấn Talca có truyền thống ăn mừng năm mới với người thân đã chết của họ. Theo đó vào lúc 11 giờ đêm, thị trưởng sẽ cho mở cửa nghĩa trang để người dân địa phương có thể vào làm lễ và “trò chuyện” cùng người thân đã khuất trong không khí ấm cúng với âm nhạc cổ điển và những ánh đèn mờ nhấp nháy.
Tây Ban Nha: Ăn 12 quả nho
Tại đất nươc này, một phong tục truyền thống được thực hiện là ăn 12 quả nho tượng trưng cho 12 tháng của năm mới, để cầu may mắn và phát đạt.
Người dân phải ăn mỗi quả nho tương ứng với mỗi tiếng chuông và trước khi tiếng chuông cuối cùng điểm thì 12 quả nho phải trôi hết qua cổ họng, bằng không trong năm mới sẽ không suôn sẻ mọi việc. Được biết truyền thống ăn 12 quả nho có từ năm 1909, được những người trồng nho vùng Alicante đưa ra ý tưởng này để hi vọng bán được nhiều nho hơn sau vụ thu hoạch.
Đan Mạch: Ném bát đĩa qua cửa nhà hàng xóm
Ở Đan Mạch, người ta thường cất giữ toàn bộ những chiếc đĩa chưa dùng đến cho tới ngày cuối cùng của năm (ngày 31 tháng 12) và sau đó ném chúng vào cửa chính của nhà bạn bè hay hàng xóm. Nếu có càng nhiều mảnh bát đĩa vỡ trước cửa vào buổi sáng ngày đầu năm, chủ nhà sẽ có càng nhiều may mắn trong năm mới và điều đó chứng tỏ họ được nhiều người yêu quý.
Ngoài ra người Đan Mạch cũng có phong tục đón giao thừa khá thú vị đó là nhảy ra khỏi ghế vào thời khắc giao thừa. Họ coi đây như tượng trưng cho sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Ecuador: Đốt bù nhìn
Ở Ecuador, người ta thường đón năm mới bằng việc đốt những con bù nhìn bằng giấy lúc nửa đêm, cũng như các bức ảnh của năm cũ với mục đích là mang lại may mắn cho năm kế tiếp.
Philippines: Dùng mọi thứ có hình tròn
Người dân tại Philippines có truyền thống chào đón năm mới là ăn những món ăn có hình tròn. Họ thường ăn 12 loại hoa quả hình tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Bên cạnh đó, người Philippines cho rằng dùng những đồ vật hình tròn sẽ mang lại tiền tài và may mắn trong năm mới nên họ thường lựa chọn quần áo có họa tiết hình tròn để mặc vào ngày đầu năm.
Nhật Bản: Đánh 108 tiếng chuông
Vào thời khắc giao thừa, toàn bộ các ngôi chùa và đền thờ ở Nhật Bản sẽ đồng loạt đánh lên 108 tiếng chuông để xua đuổi 108 cảm xúc ma quỷ của con người. Người Nhật tin rằng, tiếng chuông giao thừa – Joyanokane sẽ giúp họ rũ sạch những tội lỗi của năm trước. Theo truyền thống, 107 hồi chuông được rung vào ngày cuối cùng của năm cũ và 108 hồi vào năm mới.
Bên cạnh đó, người Nhật thường ăn mì kiều mạch – Toshikoshi soba (có nghĩa là mì “năm đã qua”) vào đêm giao thừa để mong có một cuộc sống trường thọ. Truyền thống ăn mì soba vào đêm giao thừa bắt nguồn từ thế kỷ 13 – 14, nhưng đến tận thời Edo mới bắt đầu thịnh hành.
Nga: Nuốt chửng điều ước
Ở Nga thì cứ mỗi dịp năm mới, người dân sẽ viết những lời chúc và những hy vọng mới vào một tờ giấy và cho nó vào một cốc champagne. Sau đó, vào đúng khoảnh khắc chuông đồng hồ điểm 12 giờ, họ sẽ nuốt toàn bộ điều ước của mình cùng với rượu champagne.
Cộng hoà Estonia: Ăn 7 lần.
Cư dân Estonia sẽ ăn mừng năm mới với một bữa tiệc thật thịnh soạn. 7 được coi là con số may mắn nhất ở đất nước này. Chính vì vậy, tập tục ăn uống này sẽ mang đến một năm dồi dào sức khoẻ, sung túc và thịnh vượng.
Các quốc gia Nam Mỹ: Diện quần lót sặc sỡ
Cư dân của Brazil, Mexico, Bolivia và các quốc gia Nam Mỹ khác thường chào đón năm mới bằng cách mặc những chiếc quần lót màu sắc với mong muốn gặp nhiều may mắn trong năm mới. Quần lót màu đỏ tượng trưng cho ước mơ về một tình yêu đẹp và màu vàng đại diện cho tiền tài và sự giàu có.
Romani: Giao lưu với đàn bò
Một trong những tập tục lâu đời trong năm mới của xứ sở Romani là các nông dân sẽ giao lưu trò chuyện với đàn bò của họ. Nếu người nông dân không bị cắn hoặc xô ngã bởi những chú bò thì đây hứa hẹn là một năm bội thu và thành công của họ.
Hy Lạp: Bỏ đồng xu vào bánh nướng
Người dân Hy Lạp sẽ cuộn đồng xu vào một chiếc giấy bạc rồi đặt nó trong chiếc bánh mì hoặc bánh kem và nướng nó lên. Người mà cắn phải miếng bánh có chứa đồng xu sẽ gặp nhiều may mắn trong năm sắp đến.
Argentina: Kéo nhau ra sông tắm mừng năm mới
Đối với người Argentina, nước là thứ thánh khiết nhất trong vạn vật. Vì vậy, trong ngày đầu tiên của năm mới, người người lũ lượt kéo nhau ra sông để tắm. Trước lúc xuống nước, họ thường rải những cánh hoa tươi trên mặt sông. Họ dùng những cánh hoa tươi chà xát khắp thân thể để tẩy rửa ô uế, xấu xa của năm cũ và cầu mong những điều tốt lành trong năm mới.
Đổ nước qua cửa sổ ở Puerto Rico
Ở một số vùng của Puerto Rico, người dân sẽ đổ những xô nước qua cửa sổ nhà với mục đích xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và vận xui đi để chào đón năm mới nhiều may mắn hơn.
Brazil: Diện đồ trắng
Nhiều người dân ở nước này tin rằng “diện” đồ trắng và thả trôi những bông hoa trắng vào đại dương là để tỏ lòng biết ơn và xoa diệu thần biển Lemanja – nữ thần ban phước lành cho những bà mẹ và trẻ em, việc làm này cũng mong Lemanja ban cho sự thịnh vượng trong năm mới.
Tuy nhiên, nếu như sóng đánh trả lại những vật mà người dân ban tặng cho Lemanja, xem như nữ thần không chấp nhận quà và không mang đến những điều tốt đẹp cho họ.
Theo tienphong.vn
Những tập tục kỳ quặc nhất trong mùa Giáng sinh khắp thế giới
Khi nhắc tới Giáng sinh chúng ta thường nghĩ ngay tới ông già Noel, cây thông Giáng sinh, cỗ xe tuần lộc, các món quà được đựng trong những chiếc tất...
Tuy nhiên, tại một số nước trên thế giới có những phong tục, tập quán vô cùng kỳ lạ trong mùa Giáng sinh.
Giáng sinh là dịp đặc biệt với những cô gái còn độc thân ở Séc. Các cô gái tin rằng, việc đứng quay lưng vào cổng nhà và ném giày qua vai sẽ dự đoán được đường tình duyên của mình trong năm tới. Nếu như mũi giày quay vào cửa thì năm tới bạn sẽ tìm được người thương hay thậm chí là đi đến hôn nhân. Nhưng nếu mũi giày quay ra ngoài thì những cô gái này sẽ tiếp tục độc thân ở năm tới.
Người Phần Lan tin rằng vào đêm Giáng sinh, người chết sẽ lên giường của họ để nghỉ ngơi. Vì vậy, trong ngày này, họ thường chọn cách ngủ trên sàn nhà.
Giáng sinh cũng là dịp để người dân nước này đi tảo mộ, tưởng nhớ tới những người đã khuất. Họ thường chuẩn bị các bữa ăn cho người đã mất và cùng nhau thắp nến tại phần mộ tổ tiên ở nghĩa trang trong dịp này.
Khác với các nước trên thế giới, người dân tại Catalonia, Tây Ban Nha không đón Giáng sinh bên cây thông Noel như truyền thống. Họ đón Giáng sinh bằng cách quây quần bên một khúc gỗ được trang trí như các nhân vật trong phim hoạt hình với chiếc mũ xinh xắn và miệng cười tươi.
Các nhân vật bằng khúc gỗ này sẽ được mọi người chuẩn bị trước lễ Giáng sinh khoảng 2 tuần. Trong suốt khoảng thời gian đó, "nhân vật" này sẽ đuộc chăm sóc đặc biệt với khẩu phẩn ăn đặc biệt từ trái cây, bánh kẹo.
Vào đêm Giáng sinh, các thành viên trong gia đình sẽ dùng gậy đập mạnh vào khúc gỗ để nó nhả ra những gì đã được cho ăn trước đó và cùng nhau hát bài hát mừng Giáng sinh. Người ta tin rằng làm như thế sẽ trừ được những điều xui xẻo.
Người Na Uy tin rằng dịp Giáng sinh trùng với thời điểm những linh hồn quỷ dữ và phù thủy đến với thế giới loài người. Do đó, các gia đình thường giấu hết các loại chổi trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, phụ nữ sẽ ẩn mình trong nhà trong khi đàn ông ra đường và bắn súng chỉ thiên để dọa các hồn ma.
Giáng sinh là dịp để người dân Ấn Độ gặp nhau, cùng ăn uống, vui chơi và trao cho nhau những lời chúc, những món quà ấm áp. Trong ngày này, đường phố, những trung tâm thương mại, khu mua sắm và các cửa hàng đến nhà cửa... đều được trang trí lộng lẫy và lung linh.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất trong phong cách trang trí Giáng sinh của người Ấn Độ so với những quốc gia khác, đó là "cây Giáng sinh". Nếu như ở các quốc gia khác, họ sử dụng cây thông để trang trí thì người Ấn Độ lại sử dụng cây chuối để thay thế. Cây thông Noel được trang trí bắt mắt, lung linh như thế nào thì cây chuối cũng được trang trí lộng lẫy như vậy.
TH(tổng hợp)
Theo baodansinh.vn
Những điều thực sự nghe và nhìn thấy khi sắp chết qua lời kể của nhân chứng sống 10 người đã mô tả lại trải nghiệm cận kề cái chết vô cùng sinh động, có người nhìn thấy người thân đã chết vẫy gọi, người khác cảm thấy linh hồn như bị hút ra khỏi cơ thể. Nhóm nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen, Đan Mạch do TS Daniel Kondziella đứng đầu vừa có bài trình bày đáng chú ý tại...