Những kiểu đi khiến Thủ đô ùn tắc bất cứ lúc nào
Hà Nội những ngày giáp Tết Ất Mùi mật độ các phương tiện tham gia giao thông rất lớn. Các tuyến phố lớn, nhỏ của Thủ đô lúc nào cũng đông đúc, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm.
Chỉ cần một va chạm nhỏ hoặc một vài phương tiện lưu thông không đúng tín hiệu đèn là có thể gây ùn ứ cục bộ tại những điểm giao cắt.
Ghi nhận thực tế cho thấy, ý thức của nhiều người tham gia giao thông chưa tốt, nhiều tuyến phố các phương tiện vô tư đi ngược chiều, vượt đèn đỏ. Thậm chí có trường hợp vượt đèn đỏ trước mặt CSGT.
Những người lao động thiếu hiểu biết vượt đèn đỏ đã đành, nhiều học sinh, sinh viên dù hiểu luật vẫn cố tình vượt đèn đỏ bất chấp vi phạm luật.
Khi mà tất các các phương tiện dừng vẫn có những người cố tình đứng trước vạch sơn.
Vỉa hè thành lòng đường vào giờ cao điểm, các phương tiện đi thẳng hay rẽ lưu thông thoải mái
“Chết cứng” giữa làn xe khi cố tình vượt đèn đỏ giao thông
Video đang HOT
Những người lao động thiếu hiểu biết cố tình vượt đèn đỏ
Học sinh được học luật trong nhà trường cũng vẫn vượt đèn đỏ
Tại các ngã tư, các phương tiện từ nhiều hướng cùng lưu thông vượt qua
Khi đã vượt qua vạch sơn, người đàn ông này đã bị CSGT nhắc nhở, thay vì chấp hành, lại nhấn ga cố tình vượt qua ngã tư
Khi hướng phương tiện còn lại vẫn còn nhiều giây thì các phương tiện ở đèn xanh (lúc này vẫn là đèn đỏ) đã phi lên.
Dù ngã tư ngày không đông đúc nhưng các phương tiện vẫn vượt đèn đỏ như là một…thói quen
Dòng người cùng nhau đi ngược chiều
Có những cá nhân khi tham gia giao thông một mình một kiểu, một mình một làn đường.
Theo Vietnamnet
'Đại công trình Hà Nội' còn ùn tắc đến bao giờ?
Thủ đô như một đại công trường với 57 rào chắn và 27 công trình, 8 tuyến đường chính vào TP đã quá tải, những ngày cận tết càng hỗn loạn.
Ngày 5/2, trao đổi với PV, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, tuần qua trên địa bàn thành phố xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông trên nhiều tuyến phố ngay cả những khung giờ không phải cao điểm.
Theo Đại tá Thắng, nguyên nhân là do cận Tết Nguyên đán, lưu lượng người, phương tiện từ các địa phương lân cận đổ về Hà Nội cũng như người dân Thủ đô ra đường mua sắm phục vụ nhu cầu Tết tăng đột biến. Theo ước tính, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trong tuần qua tăng đến 15-16 lần so với tuần liền kề và có thể tăng nhiều lần nữa trong những ngày tiếp theo.
Những ngày cận Tết, người dân Hà Nội thường xuyên phải chịu cảnh tắc đường (Ảnh minh họa).
"Thêm vào đó, trên địa bàn Thủ đô như một đại công trường với 57 rào chắn và 27 công trình, trong đó tuyến đường Nguyễn Trãi (đoạn từ Ba La - Ngã Tư Sở) đang xây dựng đường sắt trên cao; Dự án xe buýt nhanh, xe điện từ Nhổn- Cầu Giấy; Cầu Nhật Tân dù đã xây xong nhưng đoạn tuyến về đến đường Bưởi vẫn rào chắn chưa xong; Đường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng)...
Có 8 tuyến đường chính vào thành phố đã quá tải, chính vì vậy làm tăng thêm áp lực giao thông dẫn đến ùn ứ giao thông kéo dài."
"Hơn 1.300 cán bộ, chiến sỹ CSGT đã làm việc từ 6h đến 22h để hướng dẫn, điều tiết giao thông. Tuy nhiên, trong đó ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân còn hạn chế nên tình trạng ùn ứ vẫn xảy ra", Đại tá Đào Vịnh Thắng nói và cho biết, trước sự ùn ứ giao thông trên địa bàn, Phòng CSGT đã tăng cường cả lực lượng hành chính CSGT tập trung đảm bảo giao thông tại các vị trí như chợ hoa, chợ Tết, điểm giao thông có rào chắn trên đường...
Đại tá Thắng nhận định, tình hình ùn ứ giao thông của Hà Nội vẫn còn phức tạp tới hết tuần tới. Sau đó, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn và cán bộ công nhân được nghỉ Tết về quê thì tình hình giao thông sẽ trở lại bình thường.
Theo Giao Thông Vận Tải
Cảnh lộn xộn nơi Hà Nội vừa dỡ dải phân làn cứng Ô tô lấn sang làn xe máy và ngược lại là hình ảnh phóng viên ghi nhận trên các tuyến phố Xã Đàn, phố Huế, Hàng Bài, Bà Triệu sáng 30/1 sau khi Sở GTVT Hà Nội cho tháo dỡ dải phân làn cứng. Vào giờ cao điểm, các phương tiện lưu thông trên phố Xã Đàn đã đi sang làn hàng loạt...