Những kiểu cửa xe ô tô điển hình trong 2 thế kỷ
Xuyên suốt 2 thế kỷ, các hãng xe đã liên tục làm mới thiết kế một chi tiết ô tô tưởng chừng bị “đóng đinh” trong hình ảnh quen thuộc, đó là cửa xe.
Cách đây hơn 120 năm, vào năm 1894, khi chiếc ô tô của Karl Benz được sản xuất đã đem lại sự tiện lợi cho con người so với xe ngựa kéo. Nhưng sự tiện ích vẫn thua xe ngựa khi xe không có cửa, ngay cả một số mẫu xe Model T 1909 của Ford sau này cũng vậy. Để khắc phục, tài xế và hành khách phải đeo thêm kính mắt để tránh bụi bẩn.
Đến năm 1923, những cánh cửa mới bắt đầu xuất hiện nhưng lại quá nặng. Những năm sau đó, cửa ô tô được làm nhẹ hơn nhưng lại dễ bị hư hỏng. Chỉ sau thế chiến thứ 2, ngành công nghiệp ô tô mới bùng nổ và sự sáng tạo cửa xe còn kéo dài sang tận thế kỷ 21.
Dưới đây là những thiết kế cửa xe đặc trưng nhất từ quá khứ đến hiện tại.
Ít ai biết rằng kiểu mở cửa ngược sang 2 bên như con sò của Rolls-Royce Phantom lại xuất hiện từ những năm 1930 trên mẫu xe Model B của Ford, sau này những chiếc Dodge, Bugatti Atlantic, Fiat 600. Bất ngờ hơn cả là cửa này còn có tên gọi khá xui xẻo: “cửa tự sát” – Suicide, vì chúng dễ mở bung ra khi gặp va chạm và hành khách dễ bị văng ra khỏi xe do các loại xe thời kỳ này chưa có dây đai an toàn. Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, khi dây đai an toàn 3 điểm ra đời, thiết kế “cửa tự sát” không còn đáng sợ nữa mà đã dần trở thành dấu ấn rất riêng của một số hãng xe như Rolls-Royce.
Cửa Butterfly (cửa cánh bướm) ra đời vào năm 1939 bởi Jean Bugatti với hình ảnh cánh cửa mở rộng lên trên như loài bươm bướm. Để làm được như vậy, bản lề cửa được gắn ở phía trên giúp đưa cánh mở rộng ra bên ngoài rồi mới nhấc toàn bộ cánh cửa lên trên. Về sau, thiết kế này rất được ưa chuộng trên các siêu xe như Enzo Ferrari, Toyota Sera và nhất là hãng McLaren với các mẫu F1, 650S, 12C…. Trong ảnh là siêu xe McLaren F1.
Video đang HOT
Cửa Scissors (cửa cắt kéo) lần đầu tiên vào năm 1968 bởi công ty Alpha Romero, hoạt động tương tự như cửa cánh bướm nhưng có độ nghiêng ra ngoài nhiều hơn. Chúng cũng được sử dụng rộng rãi trên những siêu xe thể thao như Alpha Romero Carabo, Bugatti EB110 và đặc biệt là Lamborghini. Trong ảnh là chiếc Lamborghini Diablo với kiểu mở cắt kéo.
Cửa Gull-Wing (cánh chim hải âu) thiết kế bởi hãng xe Mercedes-Benz vào năm 1952, lấy cảm hứng từ hình ảnh những chú hải âu sải cánh bay đón gió. Loại cửa này dùng bản lề được gắn trên nóc xe giúp cánh cửa được mở lên trên. Ngoài mẫu Mercedes-Benz 300SL, kiểu cửa này còn xuất hiện trên Peugeot 905, Aston Martin Bulldog, DeLorrean DMC-12 và Tesla Model X. Trong ảnh là mẫu xe Mercedes-Benz 300SL.
Cửa Canopy (cửa mái vòm) được lấy cảm hứng từ những chiếc chiến đấu cơ với phần mái xe tách rời, bản lề được gắn ở phía trước xe giúp cửa được mở theo chiều dọc. Những mẫu xe đầu tiên sử dụng thiết kế này xuất hiện trong thập niên 60, 70 của thế kỷ 20, phần lớn dùng cho các xe concept như Holden Hurricane, Nissan 126X, Ferrari Modulo. Thậm chí sang thế kỷ 21, thiết kế này vẫn tồn tại nhưng chủ yếu vẫn trên xe concept do tính khả thi đưa vào sản xuất thấp. Ảnh: mẫu Opel RAK e với cửa mái vòm tại Frankfurt Motor Show 2011.
Cửa Swan doors (thiên nga) ra đời từ thập niên 50 của thế kỷ 20 với những mẫu xe concept, về sau đã dần phổ biến ở một số dòng xe thể thao. Loại cửa này mở ra bên ngoài giống như cửa thông thường hoặc cửa tự sát, nhưng bản lề hơi hướng lên trên để giải phóng không gian bước ra tốt hơn. Ảnh: Xe thể thao Aston Martin Vantage với kiểu của thiên nga.
Cửa trượt – Sliding doors giống kiểu cửa truyền thống trong ngôi nhà người Nhật Bản. Được mở bằng cách kéo/đẩy theo chiều ngang dọc hoặc vào bên hông xe. Loại cửa này khó phổ biến trên các xe minivan, xe chở người 9 đến 16 chỗ, xe buýt nhỏ. Thậm chí sang thế kỷ 21, các nhà sản xuất còn áp dụng kiểu cửa này cho xe 4 chỗ ngồi như chiếc Volkswagen ID Roomzz concept. Ảnh: Volkswagen ID Roomzz concept tại triển lãm ô tô Thượng Hải 2019.
Cửa Dihedral (vuông góc 90 độ) là một loại cửa được tìm thấy trên tất cả các xe của Koenigsegg (hãng siêu xe Thụy Điển. Chúng mở giống kiểu cánh bướm nhưng khác biệt ở chỗ xoay 90 độ ở bản lề, khiến chiếc cửa gần như vuông góc với bậc lên xuống của xe. Ảnh: siêu xe Koenigsegg CCX
Những thương hiệu ô tô lâu đời nhất thế giới
Chiếc automobile (ô tô) chạy bằng hơi nước đầu tiên ra đời tại Pháp vào năm 1769, và dựa vào đó các nhà phát minh sau này đã cho ra một loạt ô tô chạy bằng động cơ đốt trong - máy nổ và rồi mô tơ điện.
Mới đầu, họ chỉ chế tạo ô tô để phục vụ việc nghiên cứu và du ngoạn. Thế nhưng, do nhu cầu của công chúng, một số người đã bắt đầu sản xuất, tạo ra các công ty xe hơi với các thương hiệu nổi tiếng.
Peugeot xuất hiện từ năm 1882 tại Pháp. Lúc đầu là một thương hiệu cà phê, do ông Armand Peugeot sáng lập vào năm 1810. Đến năm 1830, do yêu thích xe đạp, ông mới mở xưởng sản xuất xe đạp và tiếp tục năm 1882 chế tạo ô tô và lập nên Societe des Automobiles Peugeot năm 1896.
Cũng xuất phát từ việc sản xuất xe ngựa với thương hiệu Ignac Sustala năm 1850 tại Cộng hòa Czech, vào năm 1897 sau khi mua được một chiếc ô tô, ông Tatra đã quyết định làm xe tải và sản xuất xe cho quân đội Đức trong suốt Đại chiến Thế giới II, và đến giờ xe tải của công ty này vẫn lừng danh.
Hãng Opel Automobile GmbH cũng nức tiếng không kém với sản phẩm được lưu hành tại châu Âu (ngoại trừ Anh), Nam Mỹ, châu Á và châu Phi. Thương hiệu này do ông Adam Opel đặt từ năm 1862 khi mới kinh doanh máy khâu, rồi sản xuất xe đạp năm 1886 và ô tô năm 1889. Năm 1913, Opel Automobile GmbH là công ty xe hơi lớn nhất tại Đức và nhất Âu châu (1930).
Mọi người, dường như ai cũng biết tới Mercedes-Benz, không chỉ vì nó là một loại xe sang trọng nhất, mà vì được cấp bằng sáng chế sớm nhất.
Có mặt từ năm 1883, nó được Karl Benz cũng là người Đức đăng ký phát minh cho xe chạy bằng động cơ ga năm 1886, với số hiệu là 37435 và có thể xem là giấy khai sinh của mọi loại ô tô. Tuy nhiên, tới năm 1926, mới chính thức có thương hiệu Mercedes-Benz, khi công ty của ông và người bạn sáp nhập.
Một thương hiệu nữa của Czech là Skoda Auto, phổ biến khắp nơi trừ Bắc Mỹ và Brazil. Vào năm 1895, hai anh em Vaclav Laurin và Vaclav Klement đã mở xưởng làm xe đạp, xe máy và kinh doanh ô tô tại Mlada Boleslav, Vương quốc Bohemia.
Thấy bán chạy, họ liền sản xuất ô tô từ năm 1905, lấy tên riêng và trở thành nhà cung ứng ô tô dẫn đầu đế chế Áo - Hung, và năm 1925 đổi tên thành Skoda Auto. Xe của họ nổi tiếng là nhanh, trong một cuộc đua vào tháng 8/2011, với một động cơ hai lít đã ghi kỷ lục đi được với vận tốc 363 km/giờ.
Công ty xe Land Rover của Anh cũng được biết tới từ năm 1896 với các sản phẩm máy cắt cỏ, xe tải chạy bằng hơi nước, rồi xe hơi. Khi có ô tô, công ty này đã đổi tên nhiều lần và cuối cùng thành Land Rover năm 1978, cho ra nhiều kiểu xe đồ sộ. Năm 1951, Land Rover đã được cấp chứng nhận hoàng gia bởi vua George VI xem là biểu tượng của nước Anh.
Xe của Renault hiện cũng đã có mặt tại 118 quốc gia, nhờ vẻ đẹp ấn tượng và độ bền tốt. Nó cũng xuất phát từ một công ty gia đình tại Pháp, do nhà Renault làm chủ từ năm 1899. Từ năm 1903, họ đã sản xuất ra rất nhiều loại xe, từ xe tải hạng nặng tới xe buýt, xe thùng, động cơ máy bay quân sự, xe đua... và đã sáu lần giành được danh hiệu xe đẹp của năm tại Âu châu và ba giải Autobest...
Fiat cũng góp mặt tại Italy từ năm 1899 và nổi tiếng đến nay với nhiều dòng xe siêu mini. Vào năm 1970, ở đây cũng có thêm xe chạy điện và ngoài ra còn thấy cả vũ khí, súng đạn mang tên Fiat. Thương hiệu này thậm chí đã đoạt 12 giải xe hơi của năm bên châu Âu.
Cadillac là một trong các thương hiệu tiên phong tại Mỹ và là công ty đầu tiên giành giải Câu lạc bộ xe hơi hoàng gia tại Anh năm 1908. Ra đời năm 1901, đây là dòng xe có chất lượng cao, đa số những nhân vật nổi tiếng, giàu có đều chuộng Cadillac.
Triệu hồi Xe: Mercedes phải triệu hồi 5.000 xe trên toàn thế giới do lỗi nghiêm trọng ở trục lái Các chủ xe Mercedes-Benz có thể sẽ phải đối mặt với lỗi hệ thống lái rất nghiêm trọng nếu như đang sở hữu GLA 250, AMG GLA45 hay AMG một chiếc hybrid B250e PHEV Theo như thông báo từ hãng, khoảng 5.000 chiếc xe Mercedes-Benz thuộc các mẫu xe trên phải triệu hồi do phần khớp nổi bên trong trục lái có thể...