Những kiểu con cái tưởng rất hiếu thảo nhưng thực chất lại là “thảm họa” của cha mẹ
Hơn 90% nỗi khổ của cha mẹ khi về già đều là do con cái gây ra. Điều ấy có đúng không?
Lúc một đứa trẻ chào đời cũng là lúc cha mẹ bắt đầu liên kết cuộc sống của mình với một sinh mệnh mới. Con cái có hạnh phúc hay không, tương lai có tốt đẹp hay không, có hiếu thảo với cha mẹ hay không, tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bậc làm cha mẹ.
Khi còn nhỏ, cha mẹ tốn nhiều thời gian và tiền bạc để bồi dưỡng con cái ăn học thành tài. Khi con cái trưởng thành, cha mẹ lại giúp con mua nhà mua xe, chỉ vì không muốn con phải thua thiệt bạn bè, muốn con có được một hôn nhân hạnh phúc.
Ngay cả khi cha mẹ đã đến giai đoạn tuổi già sức yếu, họ vẫn vì con cái làm rất nhiều việc, như trông cháu, làm bảo mẫu miễn phí mà không chút than vãn. Làm cha mẹ, ai cũng sẽ nghĩ rằng, sự hy sinh của họ sẽ đổi lại được sự hiếu thuận của con cái. Nhưng thực tế cuộc sống thì luôn tàn nhẫn. Cha mẹ càng cưng chiều con, đa phần chúng sẽ càng trở nên ỷ lại và xấc xược với cha mẹ.
Như 4 kiểu con cái sau, tưởng chừng rất hiếu thảo nhưng thực chất lại là “thảm họa” của cha mẹ.
1. Con cái “vét sạch” tài sản của cha mẹ
Cha mẹ truyền thống thường có một cách nghĩ như thế này: Con cái có thể nối dõi tông tường, duy trì huyết mạch cho gia tộc mới là một đứa trẻ hiếu thuận.
Và cha mẹ, để không khiến bản thân thấy có lỗi với tổ tiên, chính họ cũng không tiếc bất cứ giá nào để hỗ trợ con mình hoàn thành nhiệm vụ đó. Con muốn nhà sẽ có nhà, muốn xe sẽ có xe, tất cả những thứ đó đều là tiền tích góp dưỡng già của cha mẹ.
Và một khi cha mẹ đã nói “đồng ý” một lần, thì chắc chắn sẽ có lần thứ 2, thứ 3. Kiểu con cái này, nếu bạn không cứng rắn một chút thì chúng sẽ mãi không học được bài học của mình.
Nhưng đáng tiếc là đa số các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng, thời gian trôi qua, họ cũng dần già đi, vì thế họ muốn hy sinh tuổi già của mình để củng cố cho tuổi trẻ của con. Cho nên, mọi yêu cầu của con, họ đều sẽ cắn răng đồng ý.
Video đang HOT
Kiểu con cái lợi dụng danh nghĩa nối dõi tông đường để bào mòn cha mẹ mình, quả thật rất bất hiếu. Hãy thử nghĩ, cha mẹ tuổi già sức yếu, không có tiền dưỡng lão sẽ ra sao? Khi bệnh tật phát sinh, họ nên làm thế nào? Họ lao lực cả một tuổi trẻ là vì những đứa con này, đến khi về già họ cũng chẳng giữ được gì lại cho bản thân, thử hỏi xem, những người con đó có quá tàn nhẫn hay không?
Ảnh minh họa
2. “Ra lệnh” cho cha mẹ giữ cháu, không tôn trọng cha mẹ
Cha mẹ bỏ tiền ra để con cái kết hôn, sau khi con cái có con thì cha mẹ lại phải đảm nhận thêm trách nhiệm bảo mẫu. Thật ra, việc trở thành một người giữ trẻ không công vốn không phải là vấn đề. Chỉ cần con cái biết hiếu thuận thì dù lên núi đao xuống biển lửa, cha mẹ cũng sẽ không từ nan. Nhưng tấm lòng hiếu thảo thì không phải ai cũng có, như câu: “Trên đời này không có cha mẹ bỏ con cái, chỉ có con cái bỏ rơi cha mẹ.”
Tôi từng nghe kể về một câu chuyện của người hàng xóm như thế này: Ông bà nội rất yêu thương con trai và con dâu, họ rất siêng đến nhà hai vợ chồng trẻ mỗi ngày để trông cháu. Nhưng một hôm, đứa nhỏ bị bệnh, người con đó lại quay sang trách cha mẹ mình vô tâm, không biết yêu thương cháu mới để đứa nhỏ sinh bệnh như thế này.
Nghe những lời này của người con trai và con dâu, hai ông bà lão rất tức giận, họ liền cãi nhau một trận. Từ đó mối quan hệ giữa 2 thế hệ bị rạn nứt, con cái thì ghét cha mẹ mình, cặp vợ chồng già thì lòng tốt không được báo đáp.
Rõ ràng, người không dành thời gian chăm sóc cho đứa nhỏ nhiều nhất chính là cậu con trai kia và vợ mình, vậy tại sao khi con sinh bệnh lại đi trách mắng cha mẹ? Thật vô lý!
3. Bề ngoài có vẻ phấn đấu, nhưng thực tế lại ăn bám
Trong xã hội có một câu nói như thế này: “Con người, bề ngoài là hình dạng này, nhưng sau lưng lại là một hình dạng khác.”
Nhìn bề ngoài, con bạn có vẻ rất siêng năng và cầu tiến. Nhưng thực tế, chúng chẳng có bản lĩnh gì, chúng chỉ muốn một bước lên mây, biến xe đạp thành xe hơi chỉ sau một đêm mà thôi.
Loại ra vẻ nỗ lực này thực chất rất vô nghĩa. Hãy tưởng tượng xem, những đứa trẻ vừa tốt nghiệp đại học, không có kinh nghiệm xã hội, nhưng lại muốn cha mẹ cho chúng hàng trăm triệu để khởi nghiệp. Bạn thấy có giống một câu chuyện cười không?
Có một gia đình giàu có nọ, người con lấy tiền của cha mẹ mình đi khởi nghiệp. Vừa mới bắt đầu thì đúng là có lời, nhưng về sau càng làm càng lỗ. Việc này chứng minh điều gì? Sự thật tàn nhẫn chính là không phải ai cũng thích hợp với con đường khởi nghiệp. Khi mà bậc thang đầu tiên bạn còn chưa đi, thì làm sao có thể một bước bay lên bậc thứ 99 được?
Cho nên, khiến cho con trở thành một “bình hoa di động” là sai lầm lớn nhất của cha mẹ.
4. Những đứa con đòi chia tài sản của cha mẹ khi họ còn sống
Trong cuộc sống, có một nguyên tắc gia đình rằng: cha mẹ tuyệt đối không được chia tài sản cho con cái khi họ vẫn còn sống.
Đối với luật bất thành văn này, nhiều người trẻ vẫn thắc mắc rằng, tiền của cha mẹ chính là tiền của tôi, vì sao không thể chia tài sản cho tôi chứ? Sau khi tôi nắm giữ tài sản sẽ thay cha mẹ phát triển, để họ hưởng phước.
Vậy thì bạn nên đọc câu chuyện này. Có một ông lão đã chia cho con của mình hết số tiền tiết kiệm mà ông đã dành dụm được. Trong những năm đó, con cái rất hiếu thảo với ông, làm gì cũng suy trước tính sau cho cha mẹ mình, khiến ông rất vui vẻ.
Nhưng đến khi số tiền tiết kiệm đó đã tiêu hết, con cái liền trở mặt không nhận người thân, không chỉ thay đổi thái độ mà còn đổi xử rất hà khắc với cha mẹ mình.
Bạn có biết không? Một khi người già hết tiền thì họ hoàn toàn mất đi tiếng nói trong gia đình.
Khi một người già đi, họ không thể tin tưởng vào bất kỳ điều gì, bất kỳ ai. Vì cảm xúc của con người sẽ luôn thay đổi, chỉ có lợi ích mới có thể duy trì lâu dài, mới có thể bảo vệ một người chu toàn.
Thời gian tốt nhất để phân chia tài sản chính là sau khi một người mất đi, khi mà con cái đã trưởng thành, đã hiểu chuyện hơn, và chủ nhân của đống tài sản đó đã không còn cần dùng đến nó nữa.
Người đàn ông 40 tuổi gây tranh cãi khi bỏ công việc ổn định lương cao về "ăn bám" bố mẹ
Mặc cho bị chỉ trích là già còn "ăn bám" bố mẹ nhưng người đàn ông vẫn quyết định làm một cậu con trai ngoan ngoãn khi ở nhà với bố mẹ full-time.
Được biết người đàn ông họ Lý, 40 tuổi, sống tại Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc. Anh Lý vốn có công việc ổn định tại thành phố xa hoa bậc nhất nước tỷ dân (Thượng Hải) với mức lương hàng tháng là 20.000 nhân dân tệ (khoảng gần 70 triệu đồng) nhưng anh vẫn quyết định bỏ phố về quê để chăm mẹ ốm.
Những tưởng sau khi mẹ khỏi ốm người đàn ông sẽ trở lại Thượng Hải tiếp tục công việc nhưng anh lại quyết định nghỉ việc hẳn, về làm con cưng của cha mẹ, mặc cho mọi người nói anh là kẻ ăn bám, công tử bột, anh vẫn quyết định làm một cậu con trai ngoan ngoãn full-time.
Chia sẻ với truyền thông bà Trương, 68 tuổi, mẹ của anh Lý cho biết, biết được quyết định của con trai bà đã phản đối quyết liệt bởi lẽ với một công việc ổn định lại lương cao và là niềm tự hào của gia đình bà không hề muốn anh Lý bỏ lỡ. Thế nhưng nhìn thấy con trai áp lực với công việc, chi phí sinh hoạt tại Thượng Hải lại quá cao, việc tiết kiệm đối với anh Lý khá khó khăn, không đành lòng thấy con khổ sở, bà Trường đành đồng ý với quyết định theo ý con.
Người đàn ông quyết định từ bỏ công việc 70 triệu đồng 1 tháng để về sống với bố mẹ. Ảnh minh họa
Từ khi chuyển về sống với bố mẹ hẳn, mỗi ngày anh Lý đều dậy sớm làm bữa sáng cho bố mẹ, sau đó dọn dẹp nhà cửa, nghỉ ngơi một lúc rồi nấu bữa trưa. Ăn trưa xong anh sẽ nghỉ ngơi, đọc sách rồi lại làm bữa tối, sau bữa tối, anh cùng bố mẹ dắt chó đi dạo. Vào thời gian rảnh anh Lý dành để theo dõi cổ phiếu, tập thể dục, học thêm tri thức.
Khi được hỏi về số lương hưu của bố mẹ anh cho biết, cả bố và mẹ anh cộng lại sẽ rời vào khoảng 11.000 nhân dân tệ/tháng (khoảng hơn 36 triệu đồng). Mỗi tháng, anh sẽ được bố mẹ trợ cấp 5.500 nhân dân tệ (khoảng 18 triệu đồng), trừ đi bảo hiểm vẫn còn dư tiền để tiết kiệm.
Anh Lý cũng chia sẻ: "Tôi đã từng kiếm được 20.000 nhân dân tệ mỗi tháng nhưng đến lúc nghỉ việc, tiền trong tay chẳng còn bao nhiêu. Bây giờ nhu cầu và mong muốn tiêu pha mua sắm của tôi giảm hẳn đi, dù tiền mỗi tháng chẳng bao nhiêu nhưng lại còn dư để mà tiết kiệm".
Đối diện với những lời đàm tiếu xung quanh việc con trai ở nhà ăn bám bố mẹ, bà Trương thẳng thắn nói: "Ngoài việc hơi lo lắng rằng con trai tôi không thể tìm được vợ, hoàn cảnh của gia đình chúng tôi thực sự khá tốt, thậm chí khiến người khác ghen tị. Nói thật, chỉ cần trong lòng biết chấp nhận thực tế, so với nhiều người khác đã rất vui vẻ, hạnh phúc rồi".
Sau khi chuyện về gia đình anh Lý được truyền thông đưa tin, rất nhanh đã nhận được sự quan tâm chú ý.
Nhiều người ghen tị với anh Lý khi có một gia đình thấu hiểu đồng cảm và chia sẻ, số còn lại chỉ trích anh là kẻ ăn bám, bào mòn sức của bố mẹ, chưa kể sau này nếu bố mẹ bệnh tật hay qua đời, Lý sẽ phải trả giá cho sự lười biếng của mình.
Con càng lớn càng khó dạy, tương lai xám xịt vì những thói quen thường ngày này của cha mẹ Con cái chính là bản sao của cha mẹ, mọi lời nói, việc làm của cha mẹ đều được trẻ bắt chước theo trong âm thầm. Có một câu chuyện kể rằng, một người mẹ phát hiện con trai mình gần đây luôn bỏ cuộc giữa chừng khi làm mọi việc và ném khối Rubik đi chỉ sai vài phút chơi. Cô cảm...