Những kiểu chào đón năm mới lạ lùng nhất thế giới
Năm cũ âm lịch sắp qua đi, chúng ta cùng điểm qua một số truyền thống thú vị nhất để chào đón năm mới. Ngoài những phong tục phổ biến như đếm ngược, bắn pháo hoa… nhiều quốc gia trên thế giới có những cách ăn mừng rất độc đáo của riêng họ.
12 quả nho may mắn (Tây Ban Nha)
Ở Tây Ban Nha và một số quốc gia Mỹ Latinh, truyền thống năm mới là ăn 12 quả nho, một quả cho mỗi tháng trong năm tới, để đảm bảo sự thịnh vượng. Theo phong tục, người Tây Ban Nha ăn một quả nho với mỗi lần chuông reo vào lúc nửa đêm. Cách họ ưa thích là cắn một miếng, sau đó nuốt cả nửa quả nho. Truyền thống này có từ năm 1909, khi những người trồng nho ở Alicante nảy ra ý tưởng này để bán được nhiều nho hơn sau một vụ thu hoạch đặc biệt.
Mặc đồ lót đầy màu sắc (Mỹ Latinh)
Ở các quốc gia Mỹ Latinh như Mexico, Bolivia và Brazil, màu sắc của quần lót sẽ quyết định gia chủ có một năm như thế nào. Người dân cá nước này cho rằng, màu đỏ sẽ mang lại tình yêu và sự lãng mạn, còn màu vàng dẫn đến sự giàu có và thành công. Màu trắng tượng trưng cho hòa bình và sự hài hòa, trong khi màu xanh lá cây tượng trưng cho sự an lành và tự nhiên. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, những chiếc quần lót màu đỏ cũng được truyền tay nhau như một món quà để cầu may và hứa hẹn một năm mới bội thu.
Đổ chì (Đức)
Có ai không muốn biết những gì năm mới có thể mang lại cho mình? Ở Đức, người ta đặt những mẩu chì nhỏ trong thìa và nấu chảy trên ngọn nến, sau đó đổ chất lỏng vào nước lạnh. Những hình dạng kỳ lạ từ Bleigieen (đổ chì) được cho là sẽ tiết lộ những gì mà năm tới sẽ mang lại. Nếu viên chì tạo thành một quả bóng, vận may sẽ lăn theo một chiều, trong khi hình dạng của một chiếc vương miện có nghĩa là sự giàu có, một cây thánh giá biểu thị cái chết và một ngôi sao sẽ mang lại hạnh phúc.
Làm vỡ đĩa (Đan Mạch)
Truyền thống đêm giao thừa của người Đan Mạch là ném đĩa và bát đĩa vào trước cửa nhà bạn bè và hàng xóm. Sáng hôm sau, đống đồ sứ vỡ càng lớn thì gia chủ càng có nhiều bạn bè chúc may mắn trong năm tới. Tuy nhiên, trong thời đại của cuộc sống chung cư và đô thị hóa truyền thống đó đang mất dần, nhưng sẽ mang lại niềm vui cho những ai vẫn còn thực hành nó.
Đốt bù nhìn (Ecuador)
Ở Ecuador, người ta làm những con bù nhìn của các chính trị gia, ngôi sao nhạc pop hoặc những nhân vật đáng chú ý khác. Đốt bù nhìn là để tiêu diệt tất cả những điều xấu của năm trước và làm sạch cho năm mới. Những con bù nhìn được làm từ quần áo cũ nhồi giấy báo hoặc mùn cưa và một chiếc mặt nạ.
Thức ăn tròn, quần áo tròn, mọi thứ tròn trịa (Philippines)
Ở Philipines, người ta tin rằng, những thứ hình tròn (tượng trưng cho tiền xu) sẽ mang lại tiền bạc hoặc tài lộc trong năm mới.
Bước chân đầu tiên (Scotland)
Trong văn hóa dân gian Scotland, “bước chân đầu tiên”, còn được gọi là quaaltagh hoặc Qualtagh, là người đầu tiên vượt qua ngưỡng cửa sau nửa đêm. Một người đàn ông cao, tóc đen với những món quà như tiền xu, than, bánh mì, muối và một chút rượu whisky được cho là sẽ mang lại may mắn nhất cho gia đình.
Quăng đồ đạc (Ý)
“Không có cái cũ” là phương châm ở Naples, nơi mọi người vứt bỏ mọi thứ, từ lò nướng bánh đến tủ lạnh ra khỏi ban công của họ. Loại bỏ tài sản cũ tượng trưng cho một khởi đầu mới trong năm mới. Để ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng, hiện nay, hầu hết người dân địa phương chỉ ném các vật nhỏ và mềm theo truyền thống.
Linh hồn của con vật (Romania)
Romania là một đất nước giàu truyền thống. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, điểm nổi bật của đêm giao thừa là các điệu múa của những người đeo mặt nạ và các nghi lễ về cái chết và sự tái sinh. Các vũ công mặc lông thú và đeo mặt nạ gỗ mô phỏng dê, ngựa hoặc gấu, sau đó nhảy từ nhà này sang nhà khác để xua đuổi tà ma. Điệu nhảy con gấu là phổ biến nhất.
Nụ hôn đêm giao thừa (Ý)
Venice là một địa điểm lãng mạn vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng vào đêm giao thừa ở Piazza San Marco, hàng chục nghìn người dân địa phương và khách du lịch tụ tập để xem pháo hoa, một màn trình diễn ánh sáng và kèm theo là “một nụ hôn ở Venice”.
Thả khoai tây (Mỹ)
Vào đêm giao thừa, người dân ở trung tâm thành phố Boise, Mỹ sẽ chào đón năm mới bằng cách thả một quả cầu khổng lồ mô phỏng hình của khoai tây từ trên trời xuống. Hơn 40.000 khán giả đến xem “GlowTato” nặng 400 pound được thắp sáng bên trong. Các địa điểm đón Giao thừa khác ở Mỹ bao gồm Brasstown, N.C. ( là hình một loài thú có túi), Bethlehem, Penn. (Peep – một loại kẹo marshmallow địa phương nặng 200 pound) và Port Clinton, Ohio (một con cá khổng lồ có tên Wylie the Walleye).
108 tiếng chuông (Nhật Bản)
Vào lúc nửa đêm, các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản rung chuông 108 lần để xua tan 108 đam mê xấu xa mà tất cả con người mắc phải, theo Phật giáo. Người Nhật tin rằng joyanokane, tiếng chuông rung lên sẽ tẩy sạch tội lỗi của họ trong năm trước. Theo truyền thống 107 chiếc chuông được rung vào ngày cuối cùng của năm và lần thứ 108 của năm mới. Nhiều người ăn mì kiều mạch được gọi là toshikoshi soba vào đêm giao thừa để tượng trưng cho mong ước sống lâu.
Điểm bắn pháo hoa duy nhất ở Hà Nội đêm giao thừa Tết Tân Sửu
Trong hoàn cảnh dịch Covid-19, Hà Nội chỉ tổ chức bắn pháo hoa tại một điểm và truyền hình trực tiếp, phục vụ người dân đón năm mới Tân Sửu 2021.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn gõ cụm từ liên quan đến Tết trên Google? Hiệu ứng bắn pháo hoa ngay trên màn hình của Google khi người dùng gõ cụm từ liên quan tới "Tết Nguyên đán" khiến cộng đồng mạng vô cùng thích thú. Nhiều người dùng mạng đã tinh ý phát hiện ra điều đặc biệt khi gõ cụm từ có liên quan đến Tết trên Google ở thời điểm này. Đó là một màn...