Những kiểu ăn rau tưởng ngon bổ nhưng lại độc hại vô cùng
Rau là nguồn thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được chế biến và sử dụng đúng cách không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng có thể gây hại cho sức khỏe.
Cắt rau trước khi rửa có thể làm mất vitamin vốn có của rau (Ảnh minh họa)
Cắt rau trước khi rửa là thói quen hoàn toàn sai lầm mà nhiều người vẫn mắc phải. Nguyên nhân là do vitamin tồn tại ở trong rau dưới dạng nước nên dễ bị hòa tan trong nước khi rửa. Ngoài ra, việc cắt rau và rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến cho lượng vitamin có trong rau thất thoát khá lớn qua quá trình bốc hơi nước. Vì vậy, không nên cắt rau trước khi rửa để đảm bảo chất lượng của rau.
Nấu rau quá kỹ
Rau xanh khi nấu quá kỹ sẽ bị biến chất và gây hại cho sức khỏe. Khi đun sôi quá lâu sẽ khiến phần lớn vitamin C có trong rau bị phá hủy. Nitrat không độc hại trong rau sẽ được chuyển thành nitrite, và nitrite sẽ biến đổi hemoglobin bình thường thành methemoglobin gây cản trở việc lưu thông oxy trong cơ thể, nguy hiểm hơn có thể khiến cơ thể bị bầm tím, khó thở.
Ăn rau để qua đêm
Rất nhiều người thường có thói quen rau còn thừa đem để trong tủ lạnh rồi bữa sau lại mang ra ăn. Tuy nhiên, đây lại là thói quen xấu gây hại đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
Video đang HOT
Ăn rau để qua đêm có thể gây ung thư (Ảnh miinh họa)
Rau sau khi xào chín chỉ sau 15 phút cũng đã làm giảm 20% lượng vitamin C và sau 1 giờ sẽ là 50%. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nên nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân giải, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình tuyệt đối không nên ăn rau để qua đêm.
Ăn rau không nấu chín
Có một số loại rau bản thân chúng đã vốn có độc và phải được nấu chín để tiêu diệt độc tố như: đậu lăng, khoai tây và giá đỗ. Một số loại rau có thể ăn sống như củ cải, cà chua và dưa chuột.
Tuy nhiên bạn vẫn nên nhớ rửa sạch rau trước khi ăn vì phần lớn rau quả trên thị trường đều được phun thuốc trừ sâu. Việc ngâm rửa sau sạch sẽ sẽ loại trừ được khoảng 30% thuốc trừ sâu.
Ngâm rau trong nước muối loãng không diệt trừ được giun sán như nhiều người vẫn nghĩ, lượng hóa chất bám trên rau cũng không thể giảm đi, ngược lại còn có thể là mùi vị rau bị thay đổi. Ngâm rau sống quá lâu trên 10 phút có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của rau.
Ngâm rau quá lâu với nước muối có thể làm mất mùi vị của rau (Ảnh minh họa)
Biện pháp tốt nhất là bạn cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
Nhặt bỏ lá rau
Một số bà nội trợ thường có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau cần, rau lang… Đây là việc làm vừa sai lầm và vừa lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.
Theo giadinhvietnam
Bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ
Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà tế bào người và động vật không thể tự tổng hợp (trừ vitamin D).
Chúng có mặt trong thức ăn với số lượng nhỏ, cấu trúc hoàn toàn khác với glucid, protid và lipid nhưng lại rất cần thiết cho một số phản ứng chuyển hóa giúp duy trì sự phát triển và sự sống bình thường của cơ thể. Khi bị thiếu hụt vitamin sẽ gây nên bệnh lý đặc hiệu.
Có mấy loại vitamin?
Dựa vào tính chất hòa tan trong nước hay dầu mà các vitamin được xếp thành 2 nhóm: vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K...) và vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6, B8, B9, B12 và vitamin C).
Tuỳ theo giới và giai đoạn phát triển của cơ thể, nhu cầu vitamin rất khác nhau. Vì thế việc lựa chọn thuốc bổ sung vitamin không đơn giản. Sự thiếu hụt vitamin do nhiều nguyên nhân và đồng thời có thể thiếu nhiều loại vitamin cùng một lúc. Do vậy, trong điều trị cần phải tìm nguyên nhân và phối hợp nhiều loại vitamin khác nhau.
Bổ sung vitamin cho trẻ cần theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Do cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin (ngoại trừ khi tắm, phơi nắng thích hợp để biến tiền vitamin D thành vitamin D), nên ta phải ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất để được cung cấp đủ vitamin hàng ngày.
Trẻ nào cần bổ sung vitamin?
Nếu hàng ngày ta cho trẻ ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin. ặc biệt, nên tăng cường rau củ, trái cây các loại cho bữa ăn vì đây là nguồn vitamin thiên nhiên tốt nhất. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, đương nhiên phải được bổ sung vitamin; hoặc trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm khuẩn, ho hen, tiêu chảy...) thì việc uống thêm vitamin là cần thiết.
Vậy đối với trẻ bình thường có nên bổ sung vitamin? Về mặt lý thuyết, nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và tình trạng bình thường (tức không có dấu hiệu suy dinh dưỡng) thì không cần bổ sung vitamin. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin. Bởi vì các vitamin vốn có trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm trầm trọng trong một bữa ăn đầy đủ nhưng chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C), hoặc bảo quản chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng có ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C sẽ không còn...). Vì vậy nhiều khi bác sĩ vẫn khuyên cho những trẻ xem ra khỏe mạnh uống bổ sung vitamin. Còn với trẻ béo phì, bác sĩ thường khuyên nên ăn chế độ ít chất béo và cần thiết phải bổ sung các vitamin, vì chế độ ăn ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K.
Cần lưu ý, việc sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm. Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, dùng quá liều vì sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Nếu dùng loại vitamin đa sinh tố (multivitamin) ngày uống 1 viên thì không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D. Nếu dùng loại dung dịch uống, phải lấy số giọt hoặc thể tích (số ml) theo đúng bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu. Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1g/ngày) vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày.
DS. Hoàng Thu Thủy
Theo SK&ĐS
Mắc suy thận vì ăn rau để qua đêm, chuyên gia cảnh báo từ bỏ ngay thói quen, đừng để phải hối hận Chủ quan sau khi bị tiêu chảy do ăn 1 bát rau để qua đêm, người đàn ông đã nhận hậu quả là mắc bệnh suy thận cấp do không điều trị chứng tiêu chảy triệt để. Vốn tiết kiệm và chủ quan về sức khỏe, một người đàn ông (65 tuổi, ở Trung Quốc) đã tự điều trị chứng tiêu chảy sau...