Những kiêng kị trong đám cưới miền Bắc
Những điều kiêng kị này đã gắn với những đám cưới ở miền Bắc và dù ít hay nhiều, nó cũng khiến người ta yên tâm hơn nếu làm đúng những ‘quy tắc’ ấy.
Phải đón dâu đúng giờ hoàng đạo
Thông thường gia đình hai bên sẽ thống nhất ba giờ tốt, gọi là giờ hoàng đạo, một là thời điểm chú rể bước ra khỏi nhà trai để đi đón cô dâu, hai là giờ chú rể bước chân vào nhà gái để làm thủ tục đón dâu và giờ tốt thứ ba rơi đúng vào lúc chú rể đón dâu về nhà trai làm lễ gia tiên. Tuy nhiên, việc này bây giờ cũng được &’biến tướng’ nhiều. Vì thường người ta chỉ chọn giờ hoàng đạo đi đón dâu mà thôi. Chứ còn chọn giờ chủ rể bước vào nhà gái thì hơi khó. Ví thử hai giờ mà cách nhau vài giờ thì có mà chú rể đợi &’dài cổ’. Thế nên, các cụ thường hay kiêng giờ chú rể đi đón dâu.
Người mình hay quan niệm, nếu đúng giờ hoàng đạo thì hạnh phúc đủ đầy, cô dâu và chú rể sẽ may mắn. Nếu không làm đúng, sau này có chuyện gì xảy ra thì các cụ lại quy cho việc, không biết chọn giờ đón dâu.
Cô dâu phải &’đi nấp’ để chú rể tới đón
Tức là, theo phong tục cưới của miền Bắc, cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào dắt tay ra. Có nhiều cô dâu không biết, cứ chạy ra ngoài ngóng chú rể, điều này đặc biệt kiêng kị. Vì chú rể đi đón cô dâu chứ không phải cô dâu đón chú rể. Vả lại, chuyện cô dâu xuất hiện trước sẽ khiến cô dâu mất duyên, hoặc là không được coi trọng sau đám cưới nữa.
Người mình hay quan niệm, nếu đúng giờ hoàng đạo thì hạnh phúc đủ đầy, cô dâu và chú rể sẽ may mắn. (ảnh minh họa)
Kiêng chuyện cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ
Video đang HOT
Khi chú rể đã hoàn thành nghi lễ, đón cô dâu theo chồng về nhà trai, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ. Người ta hay quan niệm, nếu cô dâu ngoái lại nhà mẹ đẻ thì sau này hôn nhân rạn nứt, vợ chồng lìa đôi, dễ mà bỏ chồng quay về nhà.
Tuy nhiên, chuyện cô dâu khóc khó lòng tránh khỏi, bởi, cảm xúc lúc phải rời xa gia đình, sống với người mới khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Lưu ý đem theo kim và tiền lẻ để trải dọc đường
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ, cho vào một chiếc túi vải và mang theo bên người.
Ngoài ra, các cô dâu cũng sẽ được mẹ chuẩn bị cho một tập tiền lẻ, để khi đi qua cầu hoặc qua ngã ba, ngã tư, cô dâu sẽ trải tiền xuống đường. Phong tục này hàm ý, đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang.
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ, cho vào một chiếc túi vải và mang theo bên người. (ảnh minh họa)
Kiêng để mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng
Thông thường, sau khi gia đình nhà trai làm lễ đón dâu, cô dâu mới sẽ theo chồng về nhà. Lúc này, mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng mà chỉ có bố cô dâu, cùng các bậc cao tuổi trong nhà đưa con gái lên đường về làm dâu.
Kiêng không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính
Cô dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào. Trường hợp nhà không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui xẻo. Một số nơi giải thích rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra.
Nhìn chung, có rất nhiều thủ tục và những quy tắc trong đám cưới của người miền Bắc. Tuy nhiên, có một số địa phương không tuân thủ theo những điều kiêng kị này, việc đó cũng tùy thuộc vào từng vùng. Dù vậy, các cụ ta vẫn quan niệm &’có kiêng có lành’ nên dù sao, kiêng kị để tránh những điều không hay về sau vẫn là điều tốt nhất!
Theo VNE
Ngán... Tết đến tận cổ!
Những ngày Tết là niềm vui đối với người này nhưng lại là nỗi ám ảnh của người khác.
Người lớn mong đến Tết để được ăn ngon, mặc đẹp, có thời gian nghỉ ngơi, du lịch. Trẻ con mong Tết để được đi chúc ông bà, cô chú... rồi nhận lì xì. Tuy nhiên, với nhiều người, Tết là nỗi ám ảnh, chẳng có gì lý thú.
Người nghèo chạnh lòng
Mỗi khi nghe các anh chị ở UBND phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM bàn luận Tết nay đi đâu, chuẩn bị mua sắm gì thì Thúy, nhân viên hợp đồng của phường, thường lấy cớ bận việc rồi tránh đi nơi khác.
Với Thúy, Tết chẳng có gì vui. Lương nhân viên hợp đồng vỏn vẹn 3 triệu đồng nên Tết chỉ được thưởng bằng số tiền đó. Chồng Thúy làm giáo viên của một trường tiểu học của quận, thưởng Tết chẳng bao nhiêu. "Năm nào về quê dịp Tết, vợ chồng tôi cũng phải vay mượn lo tiền tàu xe, quà cáp, quà biếu các cụ, lì xì các cháu... Trước Tết một tháng, vợ chồng tôi cắt hết các khoản chi tiêu, ăn uống kham khổ để dành dụm tiền về quê".
Tết là thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi nhưng nhiều người thì thấy mệt mỏi vô cùng (ảnh minh họa)
Với vợ chồng anh Bách - công nhân một công ty may mặc ở quận Tân Phú, TP HCM - thì Tết là nỗi ám ảnh. Vợ chồng anh từ Thanh Hóa vào TP HCM làm công nhân được gần 10 năm, 2 con gửi ở quê cho bà nội chăm sóc. Mỗi năm, vợ chồng anh chỉ dám về quê một lần vào mùa hè. Không phải vợ chồng Bách ngại cảnh tàu xe đông đúc, đắt đỏ ngày Tết mà là "trốn" khoản quà cáp, lì xì cho họ hàng, làng xóm.
"Nhìn cảnh người ta mua sắm Tết nhộn nhịp mà lòng tôi đau thắt. Ngày Tết, cả dãy nhà trọ vắng tanh. Hai vợ chồng cũng chẳng buồn nấu nướng, ăn uống gì. Đêm giao thừa, nghe tiếng các con nói nhớ bố mẹ trong điện thoại, vợ tôi khóc nấc. Vì thế, nghe đến Tết, vợ chồng tôi đều chạnh lòng!" - anh Bách tâm sự.
Người khá giả cũng sợ
Ngày Tết, người nghèo tủi thân vì không có tiền, không được đoàn tụ cùng gia đình, người thân. Song, với không ít người khá giả, Tết cũng chẳng có gì hấp dẫn, thậm chí mệt nhoài vì phải lo biếu xén, chúc tụng từ nơi này đến nơi khác.
Chị Hằng, nhân viên hành chính tập đoàn K.Đ (quận 1, TP HCM), quê ở Bến Tre, lấy chồng ở Đắk Lắk. Vợ chồng chị lập nghiệp tại TP HCM. Ngày Tết, chị phải "chạy show" vì phải về đủ quê nội, quê ngoại.
"Công ty cho nghỉ Tết, tôi chẳng kịp dọn dẹp, mua sắm gì. 27 tháng chạp, cả nhà phải về Bến Tre ăn Tết với bên ngoại. Ngày 29 phải trở lại TP HCM để 30 kịp đón xe về Đắk Lắk ăn Tết cùng nhà nội. Mùng 3, cả nhà phải đùm túm nhau trở về Sài Gòn để nghỉ ngơi, chuẩn bị trở lại với công việc. Ai ăn Tết lên cân đâu không biết chứ nhà tôi, sau những ngày Xuân, 2 mẹ con vốn đã ốm yếu, sức khỏe kém lại bị sụt thêm vài ký vì hành trình đi tới đi lui, mệt mỏi, chẳng ăn uống được gì" - chị Hằng ngao ngán.
Tết cũng chẳng lấy gì làm sung sướng khi nhiều người phải mệt mỏi ngoài đường vì biếu xén quà cáp cho khách hàng, người thân, rồi dự tiệc tất niên hết chỗ này đến chỗ khác của đối tác. Anh Dũng - giám đốc một công ty TNHH chuyên về công nghệ thông tin tại quận Tân Phú - lắc đầu: "Mỗi chỗ một tiệc thì cũng đủ mệt nhoài vì ăn uống, cạn ly".
Mấy ngày Tết, anh Dũng phải về quê vợ ở miền Tây. Khi đi chúc Tết họ hàng bên vợ, ai cũng muốn cụng ly với tay cháu rể làm giám đốc ở TP HCM nên anh không được từ chối người nào. "Tết xong là tôi bèo nhèo vì rượu bia, thịt cá. Bởi vậy, nghe Tết là ngán ngẩm vô cùng" - anh Dũng than.
Theo VNE
Người lớn nói dối như cuội, sao trách trẻ? Phải chăng, bọn trẻ với đủ loại sữa và vitamin tăng trưởng trí tuệ của chúng ta càng ngày càng trở nên thông minh và chúng hiểu: Đôi khi nói dối lại có lợi hơn là nói thật? Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp TH là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80%...