Những kiêng cữ “trời ơi đất hỡi” sau sinh khiến bà đẻ khóc thét
Những kiêng cữ lỗi thời này khiến nhiều người phải khóc thét vì quá vô lý.
Chuyện kiêng cữ sau sinh nở đã trở nên quá phổ biến đối với các mẹ Việt khi hầu hết chị em sinh xong đều cho rằng mình phải kiêng nước, kiêng gió, phải đút bông tai hay thậm chí có những người mặc định mình phải nằm than, tránh vận động… sau ca sinh nở.
Thực tế khoa học đã chứng minh sản phụ sau sinh không nên kiêng khem thái quá. Thậm chí việc kiêng cữ không đúng cách còn có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và cả em bé.
Dưới đây là những quan niệm kiêng cữ mà mẹ Việt không nên áp dụng theo để tránh gây những rủi ro không đáng có:
1. Không được tắm trong thời gian ở cữ
Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ giữ lượng nước lớn và nhanh chóng đào thải ra ngoài sau khi sinh. Vì vậy mẹ mới sinh xong có đặc điểm hay đổ mồ hôi. Nếu sinh xong không tắm, gội hoặc chỉ lau người, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến nhiễm trùng sau sinh. Hơn nữa cảm giác cơ thể không sạch sẽ, khó chịu cũng ảnh hưởng đến tâm lý, gây bất lợi cho việc phục hồi sau sinh.
Người xưa cho rằng sau sinh nếu tắm gội ngay khi về già dễ bị nổi gân, đau lưng, bị lạnh người. Quan niệm này trước đây hợp lý nhưng hiện tại không còn phù hợp nữa. Ngày xưa, muốn dùng nước nóng phải đun nước sôi, phòng tắm cũng không kín gió, dễ bị nhiễm lạnh. Trong khi đó, ngày nay hầu như gia đình nào cũng trang bị đầy đủ bình nóng lạnh, đèn sưởi nhà tắm, vì thế trong giai đoạn ở cữ, sản phụ vẫn có thể tắm gội.
Tuy nhiên, sản phụ vẫn cần phải lưu ý một số nguyên tắc. Thông thường, nếu sinh thường, nên đợi 3 ngày sau mới tắm, còn những mẹ đẻ mổ phải tùy tình hình vết thương. Nếu vết mổ đã lành miệng, 1 tuần sau có thể tắm, nhưng chú ý không chà xát mạnh gần khu vực vết mổ. Khi tắm gội các mẹ phải chú ý nhiệt độ nước và nhiệt độ môi trường xung quanh. Đầu tóc phải đảm bảo sấy khô sau đó, không được để bị lạnh.
2. Không được mở cửa sổ, bật điều hòa
Theo quan điểm của người xưa, sản phụ cần phải kiêng gió. Ngay cả khi sinh vào mùa hè nóng nực, cũng phải ở trong phòng đóng kín cửa sổ. Ngoài ra sản phụ cần phải mặc quần áo dài, đi tất, trang bị kín mít từ đầu tới chân.
Nhưng thực tế, sản phụ không nên mặc quá kín như vậy, vì dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nếu nơi ở cũng nóng, sẽ khiến cơ thể không kịp thời tản nhiệt, gây rối loạn chức năng điều tiết nhiệt độ, có thể khiến mẹ mới sinh buồn nôn, sốt, bất tỉnh, đột quỵ, nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Vì vậy, trong giai đoạn ở cữ, cần kiểm soát nhiệt độ trong phòng. Nhiệt độ thích hợp là 26-28 độ. Nếu thời tiết nóng có thể mở điều hòa, nhưng tránh không khí, gió thổi thẳng vào người sản phụ. Cũng có thể mở cửa sổ để không gian phòng thông thoáng và giảm thiểu khả năng phát sinh bệnh truyền nhiễm.
3. Nằm than sau sinh
Video đang HOT
Quan niệm ngày xưa của ông bà cho rằng phụ nữ sau sinh phải nằm than để phòng lạnh. Đây là kiêng cữ sau sinh đã quá lỗi thời. Các bác sĩ khuyến cáo không nên áp dụng cách giữ ấm không hợp lý này, bởi trong khói than chứa rất nhiều khí CO2 ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Hơn nữa, làn da em bé mới sinh quá mỏng manh và yếu ớt. Chỉ cần tác động nhiệt quá nóng cũng đủ làm bé bị bỏng nhẹ, hoặc rôm sảy. Với các bé sinh mổ, nhiệt độ phòng quá nóng có thể làm chậm quá trình tống đàm nhớt ra ngoài, tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Trên thực tế, đã có một số trường hợp tử vong vì ngạt khí CO2 do nằm than sau sinh nở nên chị em cần bỏ ngay quan niệm này.
4. Nằm phòng kín
Phụ nữ sau sinh cần được giữ ấm trong thời gian ở cữ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa phòng mẹ và bé sinh hoạt cần bít gió ở mọi ngóc ngách. Thử hỏi trong mùa hè nóng bức, sự bí bách, ngột ngạt của môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé ra sao?
Sốt hậu sản do dính gió độc không phải là kết luận đúng đắn. Thông thường, viêm nhiễm sau sinh từ vết thương rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ mới là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
5. Không được ăn muối
Rất nhiều mẹ và bà cho rằng, muối không tốt cho mẹ sau sinh và sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa. Vì vậy bắt các mẹ sau sinh chỉ được ăn nhạt. Nhưng trên thực tế, vào những ngày đầu sau sinh, sản phụ đổ mồ hôi rất nhiều sẽ tiêu hao rất nhiều muối vô cơ.
Nếu như trong thời gian ở cữ hoàn toàn không ăn muối, có thể xuất hiện hiện những trạng thái như hạ huyết áp, chóng mặt buồn nôn, nôn, chán ăn, suy nhược, mệt mỏi. Trong y học gọi là hội chứng hạ natri máu. Vì vậy, trong thời gian ở cữ các mẹ cũng nên bổ sung lượng muối phù hợp.
6. Thời gian ở cữ chỉ ăn cơm với trứng luộc
Nhiều người già cho rằng, trứng rất giàu dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi sinh, không ít các mẹ phát ngán khi bữa ăn nào cũng chỉ có trứng và trứng.
Thực tế, trước đây cuộc sống vật chất còn thiếu thốn nên mới như vậy. Điều kiện vật chất ở cuộc sống hiện đại đã tốt hơn nhiều. Sản phụ cần được ăn uống đa dạng để bổ sung dưỡng chất.
Mặc dù trứng gà giàu dinh dưỡng, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho gan và thận. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc phục hồi thể chất sau sinh cũng như việc cho con bú.
Nguyên tắc ăn uống cho sản phụ sau sinh vẫn là đồ thanh đạm ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa và đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Mẹ có thể ăn cháo, mì, kết hợp các loại rau củ quả phong phú và trứng thịt. Tùy trường hợp có thể bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra còn nhiều quan niệm kiêng kiểu “trời ơi đất hỡi” như sau:
1. Gái đẻ không được nằm gần chồng không sau này xanh da mặt.
2. Ăn chân chó thì lợi sữa nhưng tuyệt đối không được ăn thịt chó, vì sẽ bị hậu sản.
3. Mẹ nằm ngủ phải đạp chân vào tường không con sẽ bị tiêu chảy, dễ đại tiểu tiện tùy tiện.
4. Không được ăn nước mắm, chỉ được ăn nước cáy, nếu không sau này già bị rong kinh nguyệt.
5. Ăn cơm phải ăn 1 mình, ăn cùng mọi người về sau sẽ bị lóa mắt.
6. Không được tắm gội để lỗ chân lông thu lại.
7. Không được đánh răng nếu không sau này sẽ bị ê răng, buốt răng.
8. Sau sinh phải ăn nhạt vì ăn mặn sẽ ảnh hưởng đến sữa.
9. Ăn cơm khô cho “chặt” ruột.
10. Mẹ không được ăn trạch, lươn, cá trong 1 năm.
11. Sau sinh ngồi ở trong phòng không được gọi với ra ngoài không được nói to.
12. Ăn cơm phải thật nhanh không sau này nghẹn. Ăn cơm phải ăn bát đầy, lèn chặt cho chặt dạ.
Các mẹ đừng có dại mà tin theo những kiêng cữ vô lý này nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Hãi hùng chuỗi ngày mẹ chồng chăm con dâu ở cữ
Nhiều hôm, nhìn mâm cơm mẹ chồng dọn cho mình, Mai ứa nước mắt nuốt không trôi. Lần đầu làm mẹ, thức đêm thức hôm cộng với mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, Mai mất sữa.
Ngày mới lấy Tuấn, Mai cảm thấy mình may mắn khi có mẹ chồng chân chất, quan tâm và thoải mái với con dâu.
Bố mẹ Tuấn ở Bắc Giang trong khi vợ chồng Mai lại sống và làm việc trên Hà Nội nên chỉ thi thoảng cuối tuần hoặc dịp nghỉ lễ, Tết vợ chồng cô mới về thăm ông bà.
Cuộc sống vợ chồng cô thay đổi khi Mai sinh con trai đầu lòng, vì mẹ đẻ ở xa lại ốm yếu nên mẹ chồng Mai tình nguyện lên chăm con dâu. Từ đây, chuỗi ngày mệt mỏi của Mai bắt đầu. Tất cả là vì mẹ chồng đoảng và vụng quá. Đơn giản là vì dù ở quê nhưng nhà chồng Mai có điều kiện, mẹ chồng không phải lăn lộn vất vả chăm sóc chồng con.
Cứ nghĩ mẹ chồng có kinh nghiệm nuôi hai con trai lớn rồi, Mai không thuê người đến tắm, nào ngờ lúc hỏi mẹ, bà lắc đầu từ chối khiến cô vừa mới sinh mổ xong, bụng còn đau vẫn phải bế con tắm. Đã thế, tiếng là lên chăm cháu nhưng chẳng mấy khi bà bế cháu bởi: "Mẹ lâu không bế trẻ con mới sinh, sợ lọt tay".
Nhiều hôm, Mai cảm thấy stress vì chăm con nhỏ và ở cạnh mẹ chồng. Ảnh minh họa.
Chồng Mai đi làm từ sáng đến tối mịt mới về. Tháng đầu ở cữ, mẹ chồng Mai hôm nào cũng cho cô ăn cơm với rau ngót, trứng luộc. Hôm nào đổi bữa thì có rau cải và vài miếng thịt cộng bát nước chấm. Nhiều hôm, nhìn mâm cơm mẹ chồng dọn ra cho mình, Mai ứa nước mắt nuốt không trôi. Lần đầu làm mẹ, thức đêm thức hôm cộng với mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, Mai bị mất sữa.
Đành vậy, sau mỗi lần nấu cơm cho con dâu, nhà và bếp của vợ chồng Mai như bãi chiến trường. Mùi mắm ớt sực nức cộng với khu bếp dầu ăn rây loang lổ, bát đĩa bày bừa, chậu rửa két bẩn khiến Mai lại phải ra dọn.
Nhưng điều Mai hoảng nhất ở mẹ chồng đó là việc giặt quần áo cho cháu. Nhiều hôm ra rút quần áo vào, Mai ngạc nhiên thấy tã và quần của con vẫn còn nguyên màu vàng. Thấy vậy, cô đem vào nhà tắm ngâm xà phòng để bà giặt lại. Hôm sau Mai thấy quần áo của con trắng hơn nhưng có các vệt loang lổ, ngửi mùi cô mới tá hỏa hình như là mùi của nước tẩy rửa bồn cầu. Vốn nhẹ nhàng, tính lại hay ngại, cô không dám nói lại với mẹ chồng mà âm thầm vứt bỏ chúng vào sọt rác.
Nhiều hôm mệt mỏi quá, Mai nhờ bà nội ngủ cùng để trông cháu. Vậy mà bà ngủ liền một mạch, thậm chí ngáy o o, cháu khóc đêm mấy lần mà không hề biết, làm Mai lại lật đật dậy pha sữa cho con. Đã thế, đi đâu, gặp ai bà cũng nói: "Trộm vía, thằng này ngoan ơi là ngoan, đêm chẳng quấy khóc gì, mẹ nó cũng nhàn" khiến Mai bực không thốt lên lời.
Hơn 5 tháng ở cùng mẹ chồng, Mai phải chịu nhiều khó chịu nhưng cô gắng bỏ qua. Vài lần góp ý nhẹ nhàng với mẹ thì bà giận dỗi ra mặt. Cô phản ánh với chồng, anh nói: "Mẹ thế là quá tốt rồi. Mẹ đã rất cố gắng, em đừng đòi hỏi thêm" hoặc "mẹ đoảng nhưng mẹ vẫn nuôi được hai anh em anh to cao, khỏe mạnh đấy thôi. Anh chỉ cần em được như mẹ là quá tốt". Mai nghe mà ức phát khóc.
Mai cảm thấy bế tắc. Cô nghĩ đến việc tìm người giúp việc để đi làm trở lại nhưng Tuấn gạt ngay. Đã thế, mẹ chồng cô cũng không đồng ý bởi bà lo tốn kém, con trai phải vất vả kiếm thêm tiền. Vậy là Mai vẫn phải tiếp tục sống những ngày khó chịu, stress.
Theo Báo Xã Hội
Cứ nghĩ đi bước nữa là cho con một tổ ấm trọn vẹn hơn, nào ngờ con tôi lại rơi vào cảnh bị "ra rìa" "Mẹ ơi, cho con mượn mẹ hôm nay thôi được không? Con muốn được mẹ ôm, muốn được mẹ vuốt lưng cho lúc ngủ." Tôi lấy anh khi con bé lên 6, nó sống khó khăn cùng mẹ từ nhỏ nên hiểu chuyện và rất thương mẹ. Đôi lúc nó còn rất người lớn, tôi nghe con nói mà còn phải suy nghĩ....