Những kiến trúc tôn giáo nằm sâu trong lòng núi đá ở Ấn Độ
Ajanta và Ellora là 2 hang động được điêu khách trong những vách đá thể hiện văn hóa tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật của Ấn Độ.
Mặc dù 2 di tích này được cách nhau bởi khoảng cách khoảng 100 km nhưng chúng thường được đề cập với nhau vì tính thẩm mỹ và tầm quan trọng của chúng là ngang bằng nhau và cả hai đều nằm ở quận Aurangabad của Maharashtra.
Trong khi kiến trúc Ajanta chủ yếu là những bức tranh đẹp được làm trên những bức tường hang động theo chủ đề Phật giáo, thì Ellora là về tác phẩm điêu khắc và kiến trúc thuộc ba tôn giáo khác nhau của những thời đại đó ở Ấn Độ là Phật giáo, Hindu và Jain. Chính vì mang nhiều vẻ đẹp tuyệt mỹ đó mà hai hang động này thu hút rất nhiều khách du lịch Ấn Độ đến thăm quan mỗi năm.
Hang Ajanta
Một loạt các hang được điêu khắc trong núi ở Ajanta
Ngoài ra còn có một cụm 30 hang động với các kích cỡ khác nhau được khai quật trong một dải đá ngựa được nhúng vào một ngọn đồi hướng ra một luồng hẹp gọi là Waghora. Mỗi hang động được kết nối với dòng suối bằng một bậc thang, bây giờ đã bị phá hủy với vài tàn dư còn sót lại. Những hang động được đặt tên theo một ngôi làng gần đó gọi là Ajanta. Nó bao gồm các bức tranh kiệt tác về nghệ thuật tôn giáo Phật giáo, với các hình tượng của Đức Phật và những câu chuyện kể về những kiếp trước của Đức Phật.
Phải mất hàng trăm năm, trải qua nhiều thế hệ để hoàn thành công trình kiến trúc độc đáo này
Các hang động được xây dựng trong hai giai đoạn bắt đầu từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, với nhóm thứ hai của hang động được xây dựng khoảng 400-650 sau Công nguyên. Các nhà sư Phật giáo thường lui tới nơi an bình này trong mùa mưa để hành hương, gặp gỡ và giao lưu với nhau.
Hiện tại, rất nhiều khách tour Ấn Độ đến với hang Ajanta hàng năm
Có hai loại hang động ở Ajanta – Vihara và Chaityagrihas. Vihara là những tu viện được sử dụng để ở và cầu nguyện. Đây là những phòng vuông nhỏ dọc theo các bức tường bên. Những căn phòng này được các nhà sư dùng để nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động khác trong khi quảng trường trung tâm là nơi để cầu nguyện. Chaityagrihas là những hội trường dùng để cầu nguyện. Đây là những đường hầm dài như những hang động với những trụ tròn ở cả hai bên, cuối hang được đặt tượng đài tượng trưng cho Đức Phật.
Một trong những mặt tiền của hang Chaityagrihas
Những hang động này đã bị bỏ hoang hai lần. Thứ nhất trong khoảng thời gian gần 300 năm, bởi vì dân số địa phương đã chuyển sang đạo Hindu.
Video đang HOT
Hội trường Chaityagrihas là nơi để cầu nguyện
Các hang động tiếp tục được mở rộng dưới thời vua Harishena của triều đại Vakataka nhưng lại bị gián đoạn sau cái chết của ông vào năm 477 sau Công nguyên.
Các trụ đá trong hang được chạm khắc từ những khối đá nguyên bản rất công phu và tinh tế với nhiều hoa văn cực kỳ sắc sảo, mang đậm phong cách kiến trúc Phật giáo Ấn Độ
Ngôi đền hang động này bị bỏ hoang đến 1.000 năm cho đến khi John Smith, một sĩ quan Anh tại Madras Presidency vô tình phát hiện ra lối vào hang động số 10 vào ngày 28 tháng 4 năm 1819 trong một chuyến đi săn hổ.
Tượng Phật nằm trong hang Ajanta
Hang Ellora
Hệ thống hang Ellora
Hang Ellora bao gồm 34 tu viện và đền thờ, được đào cùng nhau trong bức tường của một vách đá bazan kéo dài hơn 2 km. Các hang động được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 10 và là một trong những ví dụ điển hình nhất về kiến trúc điêu khắc trên đá của Ấn Độ.
Có những ngôi đền không đơn thuần là những hang được đục đẽo từ trong núi đá và còn là một ngôi đền hoàn toàn từ đá nguyên khối
Ellora có đền thờ dành cho các tín đồ Hindu, Phật giáo và Jain. Các hang động Phật giáo là một trong những cấu trúc sớm nhất được tạo ra từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 8.
Mặt tiền của hang được điêu khắc rất tinh xảo mô tả về thần Shiva
Những cấu trúc này chủ yếu bao gồm các ngôi chùa lớn nhỏ với các tòa nhà lớn nhiều tầng được chạm khắc trên mặt núi, bao gồm khu vực sinh sống, khu ngủ nghỉ, nhà bếp và các phòng khác. Hang động Phật giáo nổi tiếng nhất là hang Vishwakarma, thường được gọi là hang thợ mộc.
Bên trong là những bức phù điêu về mô tả về thần Shiva và những người vợ, người hầu của mình
Các hang động Hindu được xây dựng giữa giữa thế kỷ thứ 6 và cuối thế kỷ thứ 8. Những hang động này đại diện cho một phong cách khác nhau với tầm nhìn sáng tạo và kỹ thuật tuyệt vời cần đến vài thế hệ của kế hoạch và phối hợp để hoàn thành.
Toàn bộ các ngôi đền được là từ những tảng đá nguyên khối to lớn và phải mất hàng trăm năm để hoàn thành
Điểm nổi bật của tất cả các hang động Hindu là Kailasha, được thiết kế để mô phỏng núi Kailash, nơi ở của thần Shiva. Thoạt nhìn, du khách dễ nhìn nhầm đây là một khu phức hợp ngôi đền có nhiều tầng, nhưng nó được khắc trên một tảng đá duy nhất, và bao phủ một khu vực gấp đôi kích thước của đền Parthenon ở Athens. Riêng Kailasha đã mất hàng trăm năm để hoàn thành.
Hang cũng thu hút được nhiều du khách tour du lịch Ấn Độ mỗi năm
Các hang thuộc đạo Jain thuộc giai đoạn cuối của công trình tại Ellora. Các hang động Jain có kích thước nhỏ hơn nhưng chứa một số tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn và chi tiết. Đó có thể là những cột đá điêu khắc của hang Indrasabha, hoa sen trên trần nhà của nó hoặc một ngôi đền đặc biệt gọi là Chota Kailasha và nhiều các tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp khác ở hang Yakshini và Durga.
Cũng giống như hang Ajanta, hang Ellora hoàn toàn nằm gọn trong lòng núi đá và được bảo tồn khá nguyên vẹn theo thời gian
Ngày nay, hang động này là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Ấn Độ.
Theo trí thức trẻ
Khám phá quần thể hang động khổng lồ hơn 2000 năm tuổi ở Trung Quốc
Quần thể hang động Long Du ở Chiết Giang, Trung Quốc được người Trung Quốc cổ đại xây dựng cách đây hơn 2000 năm.
Tuy nhiên, nó đã bị lãng quên trong một thời gian dài và chỉ được phát hiện ra khi một người đàn ông đã thuyết phục dân làng của mình "khai quật" nó lên từ việc hút nước từ một ao trong làng. Ngày nay, những hang động này được mở cửa để cho khách du lịch Trung Quốc có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai ở những hang động nhân tạo này.
Một góc của quần thể hang động ở Long Du, Trung Quốc
Năm 1992, một người đàn ông tên là Wu Anai ở Long Du, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã thuyết phục người dân trong làng bơm nước ra khỏi ao trong làng của mình. Vì Anai tin rằng ao không phải là tự nhiên, cũng không phải là sâu vô tận như các truyền thuyết địa phương ghi nhận và ông đã quyết định để chứng minh điều đó. Ông thuyết phục một số dân làng của mình và họ cùng nhau mua một chiếc máy bơm nước và bắt đầu bơm nước ra khỏi ao. Sau 17 ngày bơm, mực nước đã giảm đủ để lộ ra một hang động cổ xưa.
Các vết đục được thực hiện một cách tỷ mỷ và đường nét trên các bức tường rất đều
Quần thể các hang động này, nay được gọi là hang Long Du,một trong những công trình ngầm lớn nhất được xây dựng trong thời kỳ cổ đại. Tổng cộng có 24 hang đào bằng tay được phát hiện, mỗi khu vực có diện tích sàn trung bình là 1000 m2 và trần nhà có cao đến 30 mét. Tổng diện tích được bao phủ bởi tất cả các hang động vượt quá 30.000 m2.
Người ta đã gắn đèn để cho du khách tour du lịch Trung Quốc có thể thăm quan và chiêm ngưỡng những hang động
Chúng ta biết rằng các hang động không phải là tự nhiên bởi vì các bức tường nội thất được bao phủ bằng dấu vết đục. Các đường nét đục cũng được thực hiện theo cách như vậy để để lại một mô hình thống nhất của rãnh song song vô cùng đẹp mắt. Các dấu hiệu tương tự như những dấu vết trên đồ gốm nằm trong một viện bảo tàng gần đó, được ghi ngày từ năm 500 đến 800 năm trước Công nguyên. Ngoài ra còn có cầu thang, trụ cột và hình chạm khắc tinh xảo.
Rất nhiều đường nét điêu khắc được chạm trên các trụ và các bức tượng thể hiện văn hóa Trung Hoa từ xa xưa
Theo một số ước tính, các hang động đã được đào từ hơn 2000 năm trước, có thể vào năm 200 TCN. Một ước tính sơ bộ cho thấy gần một triệu mét khối đá đã được di dời để tạo ra các hang động. Một dự án lớn sẽ chắc chắn đã được các sử gia đề cập đến, nhưng lại không có tài liệu nào ghi chép về hang động này, đây là một điều khó hiểu bởi người Trung Quốc cổ đại rất coi trọng việc ghi chép các hoạt động của mình.
Quần thể kiến trúc tuyệt mỹ này là một điểm đến hấp dẫn cho các du khách từ khắp nơi trên thế giới
Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng rằng những người xây dựng hang đá cổ đại chỉ đơn giản là mở rộng một hang động tự nhiên hiện có, chẳng hạn như cách những hang động được xây dựng và những gì đã xảy ra với các tảng đá khai quật. Tuy nhiên, việc khai quật các hang động là một dự án hoành tráng được thực hiện bởi con người và sẽ tiếp tục là một bí ẩn cho giới khoa học hiện nay.
Theo trí thức trẻ
Độc đáo những căn nhà "Hobbit" nằm trong lòng núi đá ở Anh Những ai đã từng xem phim "Hobbit" hay "Chúa tể của những chiếc nhẫn" chắc không khỏi ấn tượng trước những căn nhà nhỏ nằm trong lòng đất của người Hobbit. Ngay trong thế giới hiện tại, cũng có những căn nhà xinh như thế tồn tại ở nước Anh, chỉ có điều, những căn nhà này không nằm trong lòng đất mà...