Những ‘kiến trúc sư’ đầy triển vọng của bóng đá xứ Nghệ
Không chỉ là nơi cung cấp một số lượng lớn các cầu thủ cho V.League, Hạng Nhất cũng như ĐTQG Việt Nam, Nghệ An còn là nơi sản sinh ra nhiều chuyên gia bóng đá, huấn luyện viên có bằng cấp cao, có trình độ chuyên môn tốt.
Nối tiếp truyền thống cha anh, những cựu cầu thủ SLNA một thuở như HLV Nguyễn Hữu Thắng, Ngô Quang Trường, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Thành Công là những người sớm sở hữu bằng HLV chuyên nghiệp của AFC (Pro Coaching Diploma). Đây là bằng cấp cao nhất của bóng đá hiện đại. Với tấm bằng này, các HLV có đủ điều kiện tham dự mọi giải đấu cấp CLB, đội tuyển tại châu Á.
Cùng thế hệ 7X, anh em nhà Văn Sỹ cũng được được giá rất cao trong vai trò quản lý bóng đá, đào tạo trẻ và vai trò chuyên môn. Sau 12 năm làm việc tại đội bóng thủ đô, HLV Văn Sỹ Sơn chính là người xứ Nghệ có nhiều thành tích sân cỏ nhất. Ngoài ra, thế hệ HLV trung niên của SLNA còn có HLV Phạm Anh Tuấn hiện đang dẫn dắt CLB Hải Phòng.
Ở thế hệ 8X, bóng đá xứ Nghệ cũng có nhiều HLV rất tài năng. Có thể kể đến HLV Dương Hồng Sơn, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Huy Hoàng. Cựu thủ môn Dương Hồng Sơn bắt đầu nghiệp cầm quân của mình cùng U19 Hà Nội. Tại giải hạng Ba QG 2018, trên cương vị là thuyền trưởng, Dương Hồng Sơn đã giúp đội trẻ Hà Nội giành được tấm vé thăng hạng.
HLV Dương Hồng Sơn đang có những thành công đầu tiên trong nghiệp cầm quân. Ảnh: Zing
Video đang HOT
Tại giải U21 QG 2019, HLV Dương Hồng Sơn giúp U21 Hà Nội giành được chức vô địch một cách thuyết phục. Nhờ tài năng và phong cách chỉ đạo của mình, Dương Hồng Sơn đã được bổ nhiệm làm thuyền trưởng của Đội tuyển U21 Việt Nam, vô địch giải U21 quốc tế 2019. Sự nghiệp cầm quân của Hồng Sơn được dự báo là rất “sáng” nhờ được CLB Hà Nội tạo điều kiện rất tốt để phát triển.
Các thủ môn Nguyễn Thế Anh, Võ Văn Hạnh đều đã sở hữu những bằng cấp HLV thủ môn cao nhất của châu Á. Cả hai đều đã và đang làm trợ lý cho các các HLV trưởng U22 Việt Nam, ĐTQG Việt Nam, các đội bóng tại V.League. Tại SEA Games 30 vừa qua, HLV thủ môn Thế Anh đã cùng U22 Việt Nam đoạt chức vô địch lịch sử.
Sở hữu tấm bằng A – tấm bằng đủ kiện dẫn dắt V.League còn có HLV Nguyễn Huy Hoàng, Phan Như Thuật, Lê Mạnh Huy (U17 SLNA). Nếu như HLV Huy Hoàng đã có thâm niên trong công tác huấn luyện trẻ lẫn chuyên nghiệp thì HLV Phan Như Thuật tỏ rất “mát tay” với các chức vô địch cùng U11 SLNA năm 2017, 2018, chức vô địch U15 năm 2019. Cả hai đang trực tiếp phò tá cho HLV Ngô Quang Trường.
Như Thuật và Văn Quyến hiện đều đang làm việc tại SLNA ở vai trò huấn luyện. Ảnh: SLNA FC
Những HLV xứ Nghệ đang sở hữu tấm bằng B – AFC và hứa hẹn sẽ thành danh trong tương lai còn có HLV Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Minh Đức. Dù cựu trung vệ Minh Đức từng có thời gian làm trợ lý HLV trưởng tại CLB Sài Gòn, nhưng cựu đội trưởng tuyển quốc gia này hiện vẫn chưa bắt đầu với một công việc mới.
Với 14 năm thi đấu đỉnh cao, tham gia đầy đủ các cấp đội tuyển, Minh Đức hứa hẹn sẽ là một nhà cầm quân đầy triển vọng. Với trình độ Tiếng Anh điêu luyện, khả năng sở hữu tấm bằng A trong tương lai với anh không phải là điều gì quá khó khăn.
Cùng lứa với Minh Đức và Như Thuật là Văn Quyến và Quốc Vượng, những người đang sở hữu tấm bằng C – AFC. Nếu như Quốc Vượng một bước trở thành trợ lý đắc lực cho HLV Phạm Anh Tuấn tại Hải Phòng thì Văn Quyến bắt đầu bằng vị trí trợ lý cho HLV Phan Như Thuật tại đội U15 SLNA và hiện đang làm HLV phó đội U17 SLNA.
Trọng Hoàng có đủ kinh nghiệm, tố chất để trở thành một HLV. Anh đang sở hữu bằng C – AFC. Ảnh: Đức Anh
Hiện nay, những cầu thủ còn thi đấu như Trọng Hoàng, Đình Đồng, Đình Luật, Đức Cường, Đình Hoàng cũng đã hoàn thành chứng chỉ C để theo đuổi nghiệp cầm quân sau này. Đây đều là những cầu thủ đã từng nhiều năm khoác áo đội tuyển quốc gia và những kinh nghiệm đó chắc chắn sẽ được họ trau đồi và truyền lại cho thế hệ trẻ trong tương lai.
Các HLV, học viên thế hệ sau này được đánh giá rất cao nhờ họ được tiếp cận những kiến thức bóng đá hiện đại ngay từ khi còn là cầu thủ, điều kiện, kỹ thuật áp dụng vào học tập và thực hành đều vượt xa so với các bậc tiền bối. “Tre già măng mọc”, sự phát triển của bóng đá xứ Nghệ đang trông chờ vào những “kiến trúc sư” tương lai này.
Trung Kiên
Ai là "Cầu thủ vàng Việt Nam nửa thế kỷ"?
Đầu năm 2004, nhân kỷ niệm tròn 50 năm thành lập, Liên đoàn Bóng đá châu Á đề nghị từng liên đoàn quốc gia thành viên đề cử để AFC trao danh hiệu Cầu thủ vàng nửa thế kỷ.
Cựu danh thủ Lê Thế Thọ nhận giải thưởng Thành tựu cống hiến trọn đời của Cúp Chiến thắng 2018
Tiêu chí để chọn là có sự nghiệp thi đấu trong khoảng thời gian từ năm 1954-2004; là tuyển thủ quốc gia xuất sắc được công luận tôn vinh; có phẩm chất đạo đức và nếu đã giải nghệ thì tiếp tục có cống hiến cho sự phát triển của bóng đá. Căn cứ trên tiêu chuẩn này, VFF đề cử 8 gương mặt thuộc 4 thế hệ. Thế hệ thứ nhất gồm: Phạm Huỳnh Tam Lang, Trần Duy Long, Lê Thế Thọ; thế hệ thứ 2: Nguyễn Trọng Giáp; thế hệ thứ 3 có Nguyễn Cao Cường và báo chí đề nghị thêm Nguyễn Thế Anh; thế hệ thứ 4, trẻ nhất là Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hồng Sơn.
Sau đến 2 lần bầu chọn, cựu danh thủ Lê Thế Thọ đã giành chiến thắng áp đảo với 76/158 phiếu (danh thủ miền Nam Phạm Huỳnh Tam Lang chỉ được 19 phiếu, tiếp đến là Cao Cường (12), Thế Anh (6), Trọng Giáp và Duy Long (4), còn Huỳnh Đức và Hồng Sơn mỗi người chỉ có 1 phiếu). Ông Lê Thế Thọ sinh năm 1941, 15 tuổi đã chơi cho Trường Huấn luyện TDTT và chỉ 1 năm sau khoác áo đội tuyển quốc gia trong 10 năm liền. Sau khi giã từ sân cỏ, ông tốt nghiệp cao học tại Học viện Khoa học bóng đá Leipzig (Cộng hòa dân chủ Đức), trở về nước làm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam (miền Bắc) từng thắng Quân đội Liên Xô 4-3. Chuyển sang con đường hoạn lộ, ông Thọ là Tổng thư ký của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam nhiệm kỳ I (1989-1993), Phó chủ tịch VFF nhiệm kỳ III (1997-2001) và khi ấy (năm 2004) đang là chuyên viên cao cấp kiêm trợ lý của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Nguyễn Danh Thái.
Kết quả này ngay lập tức gây phản ứng, tranh cãi dữ dội và kéo dài đến cả sau đó, bởi nhiều ý kiến cho rằng ông Lê Thế Thọ không phải là người xuất sắc nhất trên tư cách cầu thủ, nếu so với những đồng nghiệp cùng thời hay thế hệ đàn em sau này. Sự nghiệp bóng đá của "Cầu thủ vàng Việt Nam nửa thế kỷ" kết thúc chỉ 1 năm sau khi nhận danh hiệu của AFC. Ngày 26-12- 2005, ông Thọ nộp đơn từ chức Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn VFF khóa V trước dư luận đòi hỏi dữ dội sau vụ "bán độ" của đội tuyển U.23 Việt Nam tại SEA games 2004 ở Philippines (khi ấy ông là Phó đoàn Thể thao Việt Nam phụ trách khu vực Bacolod, nơi diễn ra các môn bóng đá nam, boxing, bóng chuyền).
Dương Cầm
Lê Văn Xuân: "Mũi tên bạc" thay thế Đoàn Văn Hậu tại CLB Hà Nội là ai? Với việc thi đấu xuất sắc và có một mùa giải thành công cùng CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tại giải hạng Nhất 2019, Lê Văn Xuân đã được CLB Hà Nội gọi trở lại và đặt niềm tin rất lớn về việc sẽ trở thành mảnh ghép hoàn hảo để thay thế vị trí Đoàn Văn Hậu đang để lại. Sản phẩm...