Những kiến trúc Pháp tuyệt đẹp của Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố, chợ Bến Thành… là những công trình bạn nên viếng thăm khi đến Hòn ngọc Viễn Đông.
1. Nhà hát Thành phố nằm trên đường ồng Khởi (quận 1), gần khách sạn Caravelle và Continental. Được xây dựng từ năm 1989, đây là công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, do kiến trúc sư Ferret thiết kế.
Hiện nhà hát thành phố là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp. Ngoài ra, vào các ngày cuối tuần, các nhóm nhạc đường phố trình diễn trước nhà hát phục vụ người qua đường.
Ảnh: Journalaroundsaigon/wordpress.
2. Trụ sở Ủy ban Nhân dân TP HCM nằm trên đường Lê Lợi, quận 1. Tòa nhà này được xây dựng từ năm 1898-1909. Công trình do kiến trúc sư Gardès thiết kế dựa theo motip lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.
Cấu trúc của tòa nhà đơn giản với phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối. Đặc biệt, đường Nguyễn Huệ phía trước tòa nhà hiện nay là phố đi bộ đầu tiên của TP HCM (vào ban đêm).
3. Nhà thờ Đức Bà có mặt tiền trông ra đường Nguyễn Du, lưng giáp đường Lê Duẩn, hai bên hông là quảng trường Công xã Paris.
Công trình này được xây dựng từ năm 1877-1880 do kiến trúc sư người Pháp Bonard, thiết kế mô phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris, nhưng nhỏ hơn. Đây là nhà thờ đẹp nhất trong số các nhà thờ ở các nước thuộc địa của Pháp thời đó.
Video đang HOT
Nhà thờ Đức Bà. Ảnh: Tuấn Mark.
4. Chợ Bến Thành do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912-1914. Sau khi hoàn thành, người dân gọi là chợ Mới hay chợ Sài Gòn để phân biệt chợ cũ. Sau năm 1957, chợ đổi tên như hiện nay.
Chợ có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1. Trong một số trường hợp, cổng chính của chợ được coi là biểu tượng của TP HCM.
Ngoài phục vụ cho việc buôn bán, sắm sửa của người dân, chợ cũng đón tiếp hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm.
5. Bưu điện Trung tâm Sài Gòn là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc châu Âu và châu Á. Công trình được xây dựng từ 1886-1891 do kiến trúc sư Villedieu thiết kế.
Bước chân vào phía trên trong, khách thấy hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử của Sài Gòn, các kiến trúc gothic và hơn 35 quầy phục vụ khách hàng. Ngoài ra, còn có các quầy bán đồ lưu niệm với các sản phẩm handmade đậm nét Việt.
6. Bến Nhà Rồng được xây dựng từ năm 1862 để làm cảng thương mại. Tên gọi của địa danh xuất phát từ việc trên nóc tòa trụ sở bến cảng có hai bức tượng hình rồng lớn.
Năm 1911, đây là nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau năm 1975, tòa nhà được trưng dụng làm khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó được chuyển thành Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Bưu điện Thành phố. Ảnh: Tuấn Mark.
7. Bảo tàng TP HCM tọa lạc tại số 65 Lý Tự Trọng. Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1890 do kiến trúc sư người Pháp Foulhoux thiết kế phong cách kết hợp kiến trúc Tây phương và Á Đông. Ngày nay, bảo tàng có 9 phòng trưng bày những hiện vật quý, tranh, ảnh của Sài Gòn .
8. Dinh Độc Lập hay còn gọi là dinh Thống Nhất, hội trường Thống Nhất được xây dựng từ năm 1962-1966, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Công trình được xây dựng trên miếng đất rộng 12 ha. Công trình đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Theo Zing
Lễ hội thuyền đăng trên sông Sài Gòn
Những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn như chợ Bến Thành, nhà hát Thành phố, hội trường Thống Nhất, bưu điện Thành phố... đã được tái hiện sôi động và nhiều sắc màu trên sông Sài Gòn.
Lễ hội Thuyền đăng TP HCM lần I năm 2014 với chủ đề "Sống động Thành phố Hồ Chí Minh", nhằm kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển Hội chợ Du lịch Quốc tế TP HCM ITE-HCMC và quảng bá, giới thiệu về du lịch đường thủy của thành phố.
Đây là lễ hội do Ủy ban Nhân dân TP HCM phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức, với sự tham dự của Bộ trưởng, Thị trưởng 5 nước: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam; lãnh đạo Ủy Ban Nhân dân TP HCM; khách mời từ các đơn vị lữ hành quốc tế... Trong khuôn khổ lễ hội, khách tham dự được mãn nhãn trước những màn trình diễn đèn led và ca múa nhạc được thiết kế nổi trên sông.
Địa điểm ngắm cảnh đẹp nhất trong lễ hội từ tàu Elisa - nơi khai mạc và diễn ra tiệc chiêu đãi các đối tác lữ hành quốc tế dành cho 200 khách và 100 khách mời là lãnh đạo ngành du lịch các quốc gia, lãnh đạo các thành phố quốc tế trong khu vực và lãnh đạo các tỉnh, thành phố, địa phương Việt Nam.
Các khách mời có mặt tại tầng thượng của tàu Elisa để theo dõi lễ hội thuyền đăng.
Đứng ở bất kỳ một trong năm tầng của tàu, bạn đều có thể ngắm được toàn cảnh buổi diễu hành trên sông. Tàu được thiết kế đặc biệt với 2 phao cặp mạn làm tăng thể tích và trọng lượng khối đế, giúp cho tàu có độ ổn định cao, bất chấp mọi điều kiện thời tiết và không bị nghiêng với sức nặng của đám đông khi dồn một bên mạn tàu.
Với thiết kế đặc biệt không sao chép, tàu Elisa được đánh giá là tàu nhà hàng độc đáo. Vì vậy, sau 4 tháng hoạt động (5/2014), tàu đã được chọn làm nơi tổ chức lễ hội thuyền đăng lần I.
Theo ngôi sao
Ngắm resort từng là bối cảnh chính của ba phim Việt "Những nụ hôn rực rỡ", "Đẹp từng centimet" hay "Mỹ nhân kế" đều lấy bãi biển xanh, những bãi đá đầy góc cạnh cùng không gian tuyệt đẹp của resort Ngọc Sương làm bối cảnh. Nằm tại Bãi Lao (Cam Lập, Cam Ranh, Khánh Hòa), Ngọc Sương là bối cảnh chính của nhiều bộ phim ăn khách do Nguyễn Quang Dũng làm đạo...