Những kịch bản robot nổi dậy ấn tượng của Hollywood
Robot nổi dậy hủy diệt loài người là chủ đề quen thuộc được Hollywood liên tục khai thác trong nhiều thập niên qua.
Báo chí Mỹ đang xôn xao với vụ một người đàn ông ở Michigan cáo buộc robot trong một nhà máy lắp ráp xe hơi sát hại vợ của ông. Tuy nhiên, phim ảnh đã có lịch sử dài khắc họa những câu chuyện diệt vong của nhân loại vì trí thông minh nhân tạo.
Kẻ Hủy diệt (1984)
Kẻ hủy diệt (The Terminotor) là siêu phẩm của đạo diễn James Cameron, ra mắt lần đầu vào năm 1984. Trong phim, vào năm 2029 một siêu máy tính cùng đội quân robot đã nung nấu ý định thống trị thế giới và tiêu diệt loài người.
Để đảm bảo thành công, chúng cử một người máy sát thủ trở về quá khứ, giết hại Sarah – người sẽ sinh ra thủ lĩnh tương lai của loài người. Siêu máy tính trong Kẻ hủy diệt được gọi là Skynet. Nó có thể truy cập mọi cơ sở dữ liệu và sử dụng chúng để chống lại con người.
Bộ phim Kẻ hủy diệt khai sinh ra một thuật ngữ khoa học viễn tưởng mới: Skynet.
Ma trận (1999)
Được coi là một trong những bộ phim kinh điển của thể loại khoa học viễn tưởng, Ma trận khắc họa một thế giới siêu thực, nơi con người trở thành “vật nuôi của robot”
Năm 2199, robot nổi loạn và biến con người trở thành nguồn cung cấp năng lượng cho chúng. “Ma trận” là một thế giới ảo được chính các robot này tạo nên để khiến con người lầm tưởng rằng mình vẫn đang sống trong thế giới bình thường.
Trí thông minh nhân tạo điều khiển trí não của con người và biến nhân loại thành nô lệ.
Ma trận khắc họa những siêu robot không tưởng và cuộc chiến đấu gian nan của con người để cứu lấy giống loài.
I, Robot (2014)
Video đang HOT
Nhà văn khoa học viễn tưởng Isaac Asimov từng đặt ra một bộ luật dành cho các robot. Bộ luật này gồm ba điều, đảm bảo việc robot luôn bảo vệ loài người trước khi bảo vệ bản thân.
Trong I, Robot, con người ngày càng phụ thuộc vào robot trong cuộc sống hàng ngày. Robot ngày càng hiện đại và thông minh, nhưng được lập trình để tuân thủ mọi mệnh lệnh của con người, đặc biệt là không bao giờ được làm hại con người.
Và cả thế giới chấn động khi một nhà khoa học thiệt mạng và nghi can chính là một người máy.
Bộ phim I, Robot cũng đề cập đến sức mạnh không tưởng của một Skynet.
Ex Machina (2015)
Ngày càng có nhiều robot được sản xuất để phục vụ con người, từ những công việc đơn giản cho đến phức tạp. Nhưng mặt khác, nó cũng mang rủi ro lớn cho con người.
Trong Ex Machina (2015), robot trở nên đủ thông minh để lên kế hoạch lừa gạt những người tạo ra mình bằng những toan tính và chiêu trò thường chỉ có ở con người.
Bộ phim Ex Machina kể về cuộc nổi dậy ngoạn mục của robot Ava – một trí tuệ nhân tạo hoàn hảo có thể tự nhận thức, có cả tính dục và khả năng thể hiện cảm xúc con người. Ex Machina là một trong những bộ phim về đề tài robot hay nhất năm 2015 và được giới chuyên môn đánh giá rất cao.
Biệt đội siêu anh hùng 2: Đế chế Ultron (2016)
Trong Avengers: Age of Ultron (Biệt đội siêu anh hùng 2: Đế chế Ultron), Người sắt Tony Stark tạo ra trí tuệ nhân tạo Ultron để “bảo vệ hòa bình thế giới”.
Tuy nhiên, trí thông minh siêu việt của Ultron đã suy luận rằng con người chính là nguyên nhân gây ra mọi cuộc chiến tranh. Hắn quyết tâm tiêu diệt loài người để hoàn thành nhiệm vụ “bảo vệ hòa bình” của mình.
Ultron xây dựng một đội quân robot tại và châm ngòi cuộc chiến khốc liệt chống lại các siêu anh hùng.
Đế chế Ultron là một phim kinh điển nói về sự nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo.
Rise (2016)
Rise (Trỗi dậy) là một trong những phim ngắn về đề tài khoa học viễn tưởng đáng chú ý nhất năm 2016. Với thời lượng chỉ năm phút, Rise đã khắc họa một cách xuất sắc cuộc nổi dậy của những robot có trí tuệ siêu phàm.
Trong phim, con người ngày một sợ hãi trước sự tồn tại của những robot này. Lo lắng cho sự an nguy của loài người, chính phủ đã tổ chức một cuộc truy lùng và tiêu diệt những người máy do chính mình tạo ra.
Rise là bộ phim độc lập được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Năm 2017, Rise sẽ được hãng Warner Bros. chuyển thể thành phim điện ảnh.
Westworld (2016)
Westworld của đài HBO là bộ phim truyền hình gây chấn động làng phim thế giới nửa cuối năm 2016 với kịch bản lạ, hấp dẫn và kịch tính. Ở thế giới tương lai, con người có thể tùy ý đánh đập, hành hạ những con robot mang hình người để giải tỏa căng thẳng. Đáp lại, robot luôn nung nấu ý định vùng dậy và trả thù con người.
Đa phần chúng ta vẫn đang coi robot đơn giản là một vật “vô tri vô giác”, một công cụ phục vụ con người. Tuy nhiên sau khi xem Westworld, có lẽ cần nhìn nhận và “đối xử” tốt hơn với chúng nếu không muốn đội quân robot này nổi dậy.
Theo Zing
Robot nổi loạn, giết người như trong phim ở nhà máy Mỹ
Robot nổi loạn được cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nữ kỹ sư 57 tuổi, làm việc tại nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi ở bang Michigan, Mỹ.
Robot không nên được thiết kế để có thể làm hại con người. Ảnh minh họa.
Theo như đơn kiện của một người đàn ông Mỹ tại tòa án liên bang Michigan, vợ ông bị "mắc kẹt dưới cỗ máy tự động và chết ngay tại chỗ" vào tháng 7.2015, Independent đưa tin.
Nạn nhân là Wanda Holbrook, một nữ kỹ sư đã làm việc ở nhà máy Ventra Ionia được 12 năm.
William Holbrook, chồng của bà Wanda, nộp đơn kiện 5 công ty sản xuất sản xuất và lắp đặt robot tại nhà máy vì sự sơ suất và lỗi thiết kế gồm Prodomax, Flex-N-Gate, FANUC, Nachi, và Lincoln Electric, đồng thời yêu cầu bồi thường.
Wanda Holbrook và chồng.
Với vai trò là kỹ sư, bà Wanda cũng thường xuyên làm công tác bảo trì hoạt động của robot. Hoạt động này cần được kiểm tra định kỳ.
Trong sự cố tháng 7.2015, Con robot bất thình lình tiến đến khi bà Wanda đang làm việc tại ô 100 của nhà máy, đơn kiện có đoạn viết. Các ô được ngăn cách bằng cửa an toàn. Trên lý thuyết con robot không thể đến gần Wanda, nhưng bằng cách nào đó nó vẫn vượt qua được.
"Wanda đang làm việc ở khu vực 140 hoặc 150 bên trong ô 100 thì con robot ở khu vực 130 xuất hiện khiến cô ấy vô cùng bất ngờ", người chồng cho biết trong đơn kiện. "Robot đánh và ghì đầu Wanda vào giữa dây chuyền lắp ráp. Cô ấy đã phải chịu đau đớn khủng khiếp cho đến chết".
"Đáng lẽ con robot ở khu vực 130, không được phép vào khu vực 140 và không có quyền kích hoạt dây chuyền. Một trục trặc ở hệ thống hoặc thiết bị an toàn, dẫn đến cái chết của bà Wanda", đơn kiện của ông William viết.
Nhà máy phụ tùng xe hơi Ventra Ionia, nơi bà Wanda qua đời.
Khi đồng nghiệp ở các ô lân cận phát hiện ra vụ việc, nạn nhân đã qua đời với chấn thương nặng nề ở vùng đầu. Cái chết của bà Wanda là sự mất mát không thể bù đắp đối với người thân, đặc biệt là chồng con bà.
Amanda Butler, phát ngôn viên Lincoln Electric từ chối bình luận về vụ kiện. "Trong khi chúng tôi không bình luận cụ thể về vụ kiện này, chúng tôi đảm bảo rằng Lincoln Electric đáp ứng các quy định về thiết kế và sản xuất".
Trường hợp tử vong do tác động của robot rất hiếm gặp trong lịch sử. Năm 1979, một công nhân qua đời do bị cánh tay robot của dây chuyền sản xuất đập trúng ở nhà máy Ford tại Flat Rock, Michigan.
Theo Danviet
Ước mơ chế tạo robot của chàng trai bị suy thận Sốc khi biết mình bị suy thận giai đoạn cuối nhưng vượt qua tất cả, Nguyễn Hải Đăng đã có buổi bảo vệ luận án tốt nghiệp thành công với con robot do chính cậu chế tạo. 3 tháng trước buổi bảo vệ luận án tốt nghiệp của khoa Kỹ thuật máy tính, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đăng biết mình...