Những kịch bản kế hoạch dài hạn của Israel cho Gaza
Ngay cả khi Israel có thể loại bỏ hoàn toàn Hamas, liệu nước này có kế hoạch dài hạn cho Gaza?
Không tính các cuộc giao tranh xuyên biên giới định kỳ, Israel đã tham gia ba cuộc chiến lớn chống lại Hamas kể từ khi họ rút lực lượng khỏi Gaza vào năm 2005 theo Hiệp định Oslo, đó là vào các năm 2008, 2014 và 2021. Mỗi cuộc chiến đều liên quan đến các cuộc chiến dịch trên bộ, với sự tham gia của binh lính Israel ở Gaza trong khoảng hai tuần.
Trong vài tuần qua, Israel đã tập hợp một lực lượng khổng lồ để tiến hành một chiến dịch trên bộ khác nhằm trả đũa các cuộc tấn công xuyên biên giới của Hamas khiến khoảng 1.400 người Israel thiệt mạng vào ngày 7/10. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã triệu tập toàn bộ quân đoàn thiết giáp của họ. – hơn 1.000 xe tăng. Khoảng 360.000 quân dự bị cũng sẽ gia nhập cùng lực lượng chính thức gồm khoảng 170.000 người.
Chiến dịch này được cho là lớn nhất của Israel kể từ khi nước này đưa quân vào Liban năm 1982, nhằm mục đích đẩy Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) ra khỏi căn cứ của họ ở đó. Người Israel đã thành công trong mục tiêu đó. Nhưng một hậu quả không thể lường trước của cuộc chiến đó là sự phát triển của nhóm vũ trang Hồi giáo dòng Shia, Hezbollah. Với sự hỗ trợ của Iran, Hezbollah đã trở thành kẻ thù của Israel mạnh hơn nhiều so với PLO trước đây.
Điều đó nói lên một sự thật hiển nhiên rằng chiến tranh có những hậu quả không lường trước được. Và trong cuộc xung đột hiện nay với Hamas, vẫn chưa rõ kết cục sẽ ra sao đối với Israel.
Những rủi ro, thách thức của một cuộc tấn công trên bộ ở Gaza là rõ ràng. Chiến đấu từ đường phố này đến đường phố khác trong một môi trường đô thị hóa cao và chật hẹp sẽ là điều vô cùng khó khăn đối với lực lượng Israel. Hamas cũng có lợi thế về mạng lưới đường hầm rộng lớn ước tính dài tới 500 km, tạo điều kiện cho các chiến binh của tổ chức này tấn công rồi biến mất. Bên canh đó còn là những vấn đề khác như thương vong lớn cho dân thường, và cả số phận của khoảng 200 con tin bị Hamas bắt giữ.
Hiện chưa rõ Israel dự định làm gì nếu/và khi họ giành được nửa phía bắc của Gaza. Theo Liên hợp quốc, dải đất ven biển này đang phải đối mặt với tình hình nhân đạo “thảm khốc”. Và về mặt quản lý lãnh thổ, cũng có rất ít lựa chọn tốt. Sau đây là những kịch bản có thể xảy ra, theo trang Conversation:
1. Tái chiếm Gaza bằng quân sự, như Israel đã làm từ năm 1967 đến năm 2005
Điều này sẽ tạo thành một gánh nặng quân sự to lớn và khiến thành viên Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) phải đối mặt với nạn bạo lực và bắt cóc. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã cảnh báo việc tái chiếm Gaza sẽ là một sai lầm lớn.
Nhà cửa đổ nát ở Gaza sau các trận không kích của Israel. Ảnh: EPA
2. Loại bỏ lãnh đạo cấp cao của Hamas, tuyên bố chiến thắng rồi rút lui
Video đang HOT
Một chiến thắng như vậy gần như chắc chắn sẽ chỉ mang tính ngắn hạn. Các thành viên cấp thấp khác của Hamas sẽ tự hào khi đứng ra tái lập nhóm. Hoặc một nhóm khác, chẳng hạn như Islamic Jihad , có thể lấp đầy khoảng trống. Israel sẽ không thể kiểm soát được thực thể đó là ai hoặc là cái gì.
3. Kêu gọi đảng Fatah thế tục hiện đang kiểm soát Chính quyền Palestine ở Bờ Tây lên nắm quyền kiểm soát ở Gaza
Điều đó khó có thể thực hiện được. Fatah đã thua trong cuộc nội chiến trước Hamas vào năm 2007 và không có dấu hiệu nào cho thấy sự trở lại của Chính quyền Palestine sẽ được người Palestine ở đó chấp nhận. Hơn nữa, người đứng đầu chính quyền, Mahmoud Abbas, đã được bầu vào nhiệm kỳ 4 năm vào năm 2005 – và vẫn đang nắm quyền. Như vậy, ông thiếu tính hợp pháp, ngay cả ở Bờ Tây.
4. Quản lý Gaza bởi các nhà lãnh đạo địa phương không liên kết
Đây là một “giấc mơ hoa”. Ngay cả khi những nhân vật như vậy có thể được tìm thấy, người dân Gaza gần như chắc chắn sẽ coi họ là tay sai của người Israel, vì vai trò của họ là kiểm soát những người theo đường lối cứng rắn ở dải đất này.
5. Quản lý Gaza bởi một lực lượng Arab nhưng không phải người Palestine
Một lần nữa, điều này là không khả thi. Các nhà lãnh đạo của những quốc gia Arab tiềm năng đóng góp cho một lực lượng như vậy, như Ai Cập, Jordan hay Saudi Arabia, sẽ không muốn bị coi là đang giám sát người Palestine thay mặt cho Israel.
6. Quản lý Gaza bởi lực lượng phi Arab hoặc Liên hợp quốc
Với những rủi ro to lớn, rất khó để thấy bất kỳ quốc gia ngoài khối Arab nào áp dụng ý tưởng này. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc không chỉ cần có sự chấp thuận của Israel mà còn cần có nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong bối cảnh mà Nga và Trung Quốc hiếm khi đồng ý với ba thành viên thường trực phương Tây.
Israel cũng cho rằng Hezbollah đã cản trở lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở Liban thực hiện nhiệm vụ của mình, ngăn chặn lực lượng này ngăn chặn các cuộc tấn công của phiến quân. Sau các cuộc tấn công của Hamas, Israel khó có thể giao phó an ninh của mình cho lực lượng gìn giữ hòa bình vốn không có nhiều động lực để mạo hiểm mạng sống vì lợi ích của họ.
Từ lâu, Israel đã tin rằng tình trạng hỗn loạn ở Gaza có thể được ngăn chặn. Tuy nhiên, dân số đã tăng quá lớn nên điều này không còn đúng nữa.
Với tốc độ tăng trưởng dân số chỉ hơn 2% mỗi năm, dân số Dải Gaza dự kiến sẽ đạt 3 triệu người vào năm 2030. Dân cư Gaza cũng thuộc loại cực kỳ trẻ, với độ tuổi trung bình là 19,6, so với mức trung bình toàn cầu là 30,5. Gần một nửa dân số trưởng thành thất nghiệp và người Palestine ở Gaza có nguy cơ sống trong cảnh nghèo đói cao gấp 4 lần so với người dân ở Bờ Tây. Đây là công thức dẫn đến sự biến động và cực đoan hóa xã hội.
Hai nhà báo Israel, Efraim Inbar và Eitan Shamir, từng lưu ý trong một phân tích sâu sắc về cuộc chiến tranh Gaza năm 2014 rằng, quân đội Israel mô tả các cuộc tấn công của họ vào Gaza là “cắt cỏ” – hành động trừng phạt nghiêm khắc Hamas vì quá khích và làm suy yếu năng lực quân sự của họ.
Mục đích “cắt cỏ” là để đạt được các mục tiêu thực tế và do đó gặp giới hạn về chính trị và quân sự. Đó là một phần của chiến lược tiêu hao lâu dài, có tác dụng răn đe tạm thời nhằm tạo ra những khoảng thời gian yên tĩnh dọc biên giới.
Các tác giả cho biết, việc loại bỏ hoàn toàn Hamas không phải là một “mục tiêu quân sự có thể đạt được”. Ngay cả khi sự cai trị của Hamas có thể bị chấm dứt thì các lựa chọn thay thế cũng không tốt hơn, như sự cai trị của Israel, sự cai trị của các nhóm cực đoan hơn hoặc sự hỗn loạn.
Trước một kẻ thù phi nhà nước, cố thủ và cứng rắn như Hamas, Israel chỉ cần thỉnh thoảng “cắt cỏ” để làm suy yếu khả năng của kẻ thù.
Tuy nhiên, từ góc độ nhân đạo, hành động đó là đáng phản đối. Câu hỏi bây giờ là liệu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có thử áp dụng một chiến lược khác trong lần này hay không. Chúng ta sẽ biết được điều đó trong những tuần tới.
Israel vạch kế hoạch ba giai đoạn nhằm lật đổ Hamas ở Gaza
Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant giải thích các giai đoạn trong kế hoạch chính trị và quân sự của đất nước ông tại Dải Gaza. Các cuộc ném bom và tấn công trên bộ sẽ là bước đầu tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Galant phát biểu trước các binh sĩ Israel đang chuẩn bị cho chiến dịch trên bộ gần biên giới Gaza, ngày 19/10/2023. Ảnh: EFE
Sau 13 ngày oanh tạc quy mô lớn từ trên không và chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công trên bộ nhằm vào nhóm Hamas, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ngày 20/10 đã đưa ra lời giải thích chi tiết nhất về các kế hoạch chính trị và quân sự của đất nước ông ở Gaza. Đó là một kế hoạch gồm ba giai đoạn, sẽ kết thúc bằng việc "thiết lập một thực thể an ninh mới cho người dân Israel" mà không cần triển khai binh lính thường trực ở Dải Gaza để quản lý cuộc sống hàng ngày của 2,3 triệu cư dân nơi đây.
Hồi năm 2005, theo Hiệp định hòa bình Oslo ký với Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), chính phủ của Thủ tướng Ariel Sharon khi đó đã rút 8.000 người định cư và quân đội ở Gaza, nơi họ đã chiếm được từ Ai Cập trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Hiệp ước Oslo cho phép tạo ra một nhà cầm quyền Palestine, gọi là Chính quyền Palestine, có nhiệm vụ tự quản hạn chế ở các khu vực của Bờ Tây và Dải Gaza. Đồng thồi PLO phải công nhận Nhà nước Israel và kiềm chế các nhóm vũ trang Palestine. Tuy nhiên, hiệp định này không tạo ra một quốc gia Palestine.
Trong phát biểu ngày 20/10, Bộ trưởng Gallant giải thích, Israel hiện đang ở giai đoạn đầu tiên: "một chiến dịch quân sự bao gồm ném bom và sau đó sẽ bao gồm các cuộc hoạt động trên bộ, với mục đích vô hiệu hóa những kẻ khủng bố và phá hủy cơ sở hạ tầng của Hamas".
Người phát ngôn quân đội Daniel Hagari cùng ngày cũng cho biết, máy bay quân sự Israel đang ném bom Dải Gaza "với tốc độ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ" để "dọn đường" cho cuộc tấn công trên bộ, đồng thời Israel cũng đang thực hiện các cuộc tấn công nhỏ nhằm "lấy thông tin về các con tin" bị giam giữ tại Dải Gaza. Các cuộc không kích đến nay đã giết chết 4.137 người và làm bị thương hơn 13.000 người, theo số liệu do Bộ Y tế Gaza cung cấp hôm 20/10.
Ông Gallant đảm bảo với các binh sĩ Israel đã được triển khai ở biên giới rằng "họ sẽ sớm" nhìn thấy Gaza "từ bên trong".
Phát biểu trong cuộc họp tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở Tel Aviv với các thành viên Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Israel, Bộ trưởng Quốc phòng Gallant cho biết, giai đoạn thứ hai "sẽ yêu cầu các hoạt động với cường độ thấp hơn, nhằm mục đích loại bỏ các ổ kháng cự". Nói cách khác, Israel sẽ duy trì lực lượng trên bộ để chấm dứt phong trào vũ trang nổi dậy.
"Cuối cùng, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ đạt đến tình huống sẽ có một cơ quan an ninh khác, chúng ta có toàn quyền tự do hoạt động và không có mối đe dọa nào bên trong Gaza. Chuyện đó sẽ không đến ngay trong một ngày, một tuần, hoặc, đáng tiếc nhất là một tháng. Các bạn phải hiểu điều đó, đó là một quá trình", ông nói.
Giai đoạn cuối cùng sẽ bao gồm "việc Israel rút lại trách nhiệm đối với cuộc sống của cư dân ở Dải Gaza và thiết lập một thực tế an ninh mới cho người dân Israel". Ông Gallant không giải thích quyền quản lý Dải Strip sẽ được chuyển giao cho ai sau khi chính quyền Hamas bị lật đổ.
Về mặt kỹ thuật, Israel tiếp tục chịu trách nhiệm với dân cư ở Gaza. Lãnh thổ này vẫn bị coi là vùng chiếm đóng quân sự cho dù Israel đã rút quân vào năm 2005, bởi vì nước này vẫn duy trì quyền kiểm soát không gian và vùng biển của Gaza. Tuy nhiên, Israel lập luận rằng không phải như vậy vì họ không còn quân đội hoặc người định cư trên mặt đất và vì toàn bộ Gaza là Khu vực A, tức là khu vực vẫn nằm dưới sự kiểm soát hành chính và an ninh của Chính quyền Palestine (PNA), theo Hiệp định Oslo được ký năm 1993. Kể từ năm 2007, PNA không có quyền kiểm soát Gaza sau khi Hamas nắm quyền ở đó bằng cách trục xuất các lực lượng trung thành với phe Fatah đối thủ. Một năm trước đó, phong trào Hồi giáo này đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Chính phủ mới của Hamas không được cộng đồng quốc tế công nhận do họ từ chối công nhận Israel và không từ bỏ bạo lực.
Tướng Tư lệnh lực lượng dự bị Israel, Gadi Shamni, cựu lãnh đạo Sư đoàn Gaza và cựu tùy viên quân sự tại Mỹ, ước tính trong tuần này rằng toàn bộ chiến dịch của Israel sẽ kéo dài từ 6 đến 8 tháng. Ông phát biểu với đài truyền hình quốc gia Channel 12: "Việc chinh phục Gaza và giành quyền kiểm soát nó sẽ mất vài tuần". Sau đó, sứ mạng sẽ bao gồm việc tiêu diệt và bắt giữ tất cả các tay súng Hamas. Ông Shamni đề xuất "giam giữ hàng nghìn người" trên sa mạc Negev "để làm công cụ thương lượng" hòng đổi lấy hơn 200 con tin ở Strip.
Hai con tin người Mỹ, Judith Tai Raanan và cô con gái 17 tuổi Natalie Raanan sau khi được Hamas thả tự do ngày 20/10/2023. Ảnh: Chính phủ Israel/CNN
Ngày 20/10, hai trong số các con tin bị bắt đi từ Israel đã trở thành những người đầu tiên được trả tự do. Thông tin này được Abu Obeida, người phát ngôn của Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam (cánh vũ trang của Hamas) thông báo và được văn phòng Thủ tướng Israel xác nhận. Abu Obeida biện minh cho quyết định này dựa trên "cơ sở nhân đạo" và để "chứng minh cho người dân Mỹ và thế giới thấy rằng những tuyên bố của Tổng thống Biden và chính phủ của ông là sai lầm và vô căn cứ. Trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Israel hôm 15/10, nhà lãnh đạo Mỹ đã cáo buộc Hamas vi phạm "những hành động tàn bạo khiến ISIS [Nhà nước Hồi giáo] còn có vẻ lý trí hơn" khi giết chết 1.400 người và bắt cóc hơn 200 người trong một cuộc đột kích bất ngờ ở Israel hôm 7/10.
Các nguồn tin chính thức của Israel và Mỹ xác định hai người phụ nữ được trả tự do là Judith Raanan và con gái Natalie của cô. Họ cư trú tại Illinois (Mỹ) và bay tới Israel để mừng sinh nhật lần thứ 85 của mẹ Judith và các ngày lễ của người Do Thái. Họ đã ở Nahal Oz, gần Gaza vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, đúng ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ Sukkot. Tổ chức Israel đại diện cho gia đình những người mất tích và bị bắt cóc đã hoan nghênh thông tin này và kêu gọi lãnh đạo các nước Arab hành động để "trả tự do ngay lập tức" cho những người còn lại.
Thủ lĩnh Hamas và Ngoại trưởng Iran 'bàn mọi cách ngăn Israel không kích Gaza' Thủ lĩnh chính trị Hamas và Ngoại trưởng Iran đã thảo luận "cách sử dụng mọi phương pháp để ngăn chặn" các cuộc tấn công của Israel vào Gaza. Người dân Palestine tìm kiếm những người sống sót trong đống đổ nát sau cuộc không kích của Israel ở Deir Al-Balah, Gaza, ngày 22/10/2023. Ảnh: AP Hamas cho biết quan chức đứng đầu...