Những kỉ lục đáng nhớ nhất trong ngành công nghiệp Game (Phần cuối)
Ngành công nghiệp game đã phát triển trên dưới 30 năm qua và theo có nó cũng có vô số các kỉ lục mà đến bây giờ vẫn khiến nhiều game thủ phải trầm trồ.
Hãy cùng Game4V điểm qua danh sách những kỉ lục ấn tượng nhất trong suốt 30 năm qua.
Tựa game có bản chơi demo được tải về nhiều nhất: Kỷ lục này thuộc về tựa game Bioshock, khi có phiên bản chơi thử (demo) được tải về nhiều nhất: 1,000,000 lần chỉ trong vòng 9 ngày. Bioshock cũng được xem là một trong những game hay nhất mọi thời đại.
Game đua xe có nhiều phiên bản nhất: Với hơn 30 phiên bản khác nhau từ phiên bản đầu tiên, The Need for Speed (1994) đến nay, dòng game đua xe nức tiếng Need for Speed đã trở thành tựa game đua xe có nhiều phiên bản nhất. Mình thích nhất bản NFS Most Wanted, còn bạn?
Game được chọn là game hay nhất trên PlayStation 2: Vua của các vị vua, tựa game God of War được bình chọn đứng đầu trong danh sách các game PS 2 hay nhất mọi thời đại. Một cái tên mà bất cứ game thủ PS2 nào cũng phải chơi thử qua ít nhất một lần.
T ựa game đầu tiên ứng dụng công nghệ mô phỏng âm thanh thực : Duke Nukem 3D đã xác lập kỉ lục này đầu tiên. Khi trong game, nếu người chơi lặn xuống nước, một thuật toán sẽ chạy ngầm và làm tiếng súng nổ phát ra bị đục và ít vang hơn so với trên cạn. Công nghệ này đã đưa ngành game bước một bước tiến xa.
Nhân vật game đầu tiên xuất hiện trong danh sách “Hot 100″: Năm 2001, Aki Ross của game Final Fantasy đã xếp ở vị trí 87 trong danh sách “HOT 100″ của tạp chí Maxim. Hẳn là rất nhiều game thủ tán thành kỉ lục này.
Game 32 bit bán chạy nhất: Với con số 17 triệu bản bán ra (2008) trên hệ máy SNES của Super Mario World, đã đưa tựa game này lập kỉ lục “Tựa game 32-bit bán chạy nhất mọi thời đại” và tượng đài này sẽ không bao giờ bị xô đổ.
Tựa game giành nhiều danh hiệu “Game PC của năm” nhất: Từ lúc bước chân vào ngành game, dòng game Half-Life đã tận thu 90 giải thưởng lớn nhỏ, trong đó có đến 51 danh hiệu “Game PC Của Năm” – một ông hoàng của những giải thưởng.
Video đang HOT
Tựa game đầu tiên áp dụng công nghệ motion – capture (bắt chuyển động): Với phiên bản năm 1989, Prince of Persia đã lập nên kỉ lục đáng nhớ này với các chuyển động rất thật của nhân vật, làm thành tiền đề cho các tựa game hậu bối noi theo.
Hoàn thành Halo 2 nhanh nhất ở mức độ “Legendary”: Tháng 8 năm 2005, game thủ Cody Miller đã hoàn thành Halo 2 phiên bản Xbox, với thời gian 3 giờ 17 phút 50 giây ở độ khó Legendary mà không mất mạng nào.
Giải đấu toàn game thủ nữ đầu tiên: Tháng 7 năm 1997, hơn 100 thí sinh trên toàn thế giới đã tham dự vào một giải đấu khá thú vị, đó là giải đấuQuake “toàn nữ” đầu tiên với giải thưởng 10,000 đô. Người chiến thắng là Kornelia Takacs đến từ Hungary.
Tựa game bán chạy nhất trên máy PSP: Với con số 7.5 triệu bản bán ra đã đưa GrandTheft Auto: Liberty City Stories trở thành tựa game bán chạy nhất trên hệ máy PSP. Một kỉ lục quá xứng tầm với cái tên đắt giá này.
Hoàn thành game “Sonic the Hedgehog” nhanh nhất: Một game thủ người Mỹ là Joe Stanski đã hoàn thành Sonic the Hedgehog với thời gian là 17 phút 52 giây, kỉ lục này được ghi nhận vào ngày 11 tháng 6 năm 2007.
Nhân vật game có tốc độ nhanh nhất: Tượng đài Sonic lại xuất hiện vì được gã khổng lồ Sega ưu ái trao cho tốc độ đến 1237 km/h, chú nhím Sonic trong dòng game cùng tên đã trở thành nhân vật có tốc độ nhanh nhất trong làng game cho đến nay.
Diễn viên lồng tiếng cho một thương hiệu game lâu nhất: Đến cuối năm 2008, Joe Kucan đã được công nhận kỉ lục đáng trân trọng này với 14 năm lồng tiếng cho nhân vật Kane trong dòng game Command & Conquer.
Điểm cao nhất trong game Virtua Tennis ở mức Very Hard: 44000 điểm đạt được ở độ khó “Very Hard” vào ngày 14 tháng 2 năm 2001 đã giúp game thủ người Thụy Điển Jan Erik Spangberg lập nên kỉ lục về điểm số cao nhất đạt được trong tựa game Virtua Tennis.
Đạt điểm cao nhất trong Guitar Hero 3: Game thủ có nick WPI09 người Mĩ được xem là người xuất sắc nhất trong Guitar Hero 3, vì cuối năm 2007, anh đã đạt kỉ lục khi ghi được 308,650,726 điểm.
Theo Game4V
Ngành công nghiệp game Trung Quốc bội thu trong năm 2014
Năm 2014 vừa qua, ngành công nghiệp game Trung Quốc đã đem lại nguồn thu vô cùng lớn, thể hiện những bước tiến vượt bậc của thị trường đầy tiềm năng này.
Hội nghị thường niên của ngành công nghiệp game Trung Quốc 2014
Tại hội nghị thường niên của ngành công nghiệp game tại Trung Quốc vừa mới được diễn ra mới đây, các doanh nghiệp trong làng game xứ sở gấu trúc đã đem tới những con số vô cùng ấn tượng. Có thể coi ngành công nghiệp game là một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn của của Trung Quốc khi thu về xấp xỉ 115 tỉ NDT, tương đương gần 20 tỷ USD.
Ngành công nghiệp game Trung Quốc có nhiều khởi sắc trong năm 2014
Nếu xét về sức tăng trưởng thì dường như thị trường game mobile đang có những khởi sắc nhất định khi chiếm tỉ lệ người dùng đông đảo nhất với 358 triệu người. Với các chính sách tập chung và chuyển hướng ngành game sang thị phần di động của Trung Quốc dường như đã đạt được những hiệu quả nhất định. Cùng với đó là sự phát triển rực rỡ của các thiết bị di động tại đất nước tỷ dân này cũng góp phần quan trong việc tạo ra con số trên.
Tuy chiếm số lượng người dùng lớn nhất nhưng game mobile lại không phải là nguồn thu chính của ngành công nghiệp game Trung Quốc
Tuy rằng game mobile có số lượng người chơi đông đảo nhất nhưng nguồn thu về từ thị trường này lại không cao mà chỉ khiêm tốn với 27,5 tỷ NDT, tương đương với 4,5 tỷ USD, chiếm 24% tổng thị phần. Dẫn đầu về thị phần ngành game Trung Quốc vẫn là game online client với 60,89 tỷ NDT, khoảng 10 tỷ USD, chiếm 53% thị phần ngành công nghiệp game tại đây. Tuy chỉ có số lượng người chơi bằng một nửa so với game mobile, khoảng 160 triệu người chơi, nhưng game online client vẫn chứng tỏ được thế mạnh của mình và là đầu tàu về doanh thu cho ngành công nghiệp game Trung Quốc.
game online client vẫn giữ vị trí mũi nhọn về thu nhập trong làng game Trung Quốc
Ngoài ra, thị trường webgame Trung Quốc vẫn thu hút được lượng người chơi đông đảo chỉ đứng sau game mobile với 307 triệu người, nhưng xét về thị phần thì lại chỉ ngậm ngùi đứng ở vị trí thứ 3 với lợi nhuận thu về khoảng 20 tỷ NDT, tương đương với hơn 3 tỷ USD, chiếm 18% tổng thị phần. Điều này cũng cho chúng ta thấy được phần nào về việc chiếm số lượng lớn người chơi không có nghĩa là tạo ra được nguồn thu nhập khủng, và đây sẽ là vấn đề mà ngành công nghiệp game Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong năm 2015 tới đây.
Bảng thống kê lượng người dùng trong thị trường game Trung Quốc qua các năm (đơn vị: trăm triệu)
Đứng ở vị trí áp chót trong bảng danh sách là thị phần game offline với 50 triệu NDT, tương đương với khoảng 8 triệu USD. Nhận định về tình hình này, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng thị trường game offline Trung Quốc tăng trưởng chậm chạp như vậy là bởi vì có quá ít những tựa game được ra mắt trong năm nay. Nhưng các nhà sản xuất cũng đã cho thấy những tín hiệu đáng mừng khi ra mắt bản báo cáo về những dự án mới dành cho những tựa game offline, và 2015 chắc chắn sẽ là một năm mà game offline Trung Quốc sẽ trở nên khởi sắc.
Ông lớn Tencent vẫn thể hiện được vị thế của mình trong làng game Trung Quốc
Trong danh sách các nhà phát hành game tại Trung Quốc, Tencent Games vẫn chiếm vị trí đứng đầu với 34% tổng sản phẩm, gấp gần 3 lần công ty ở vị trí thứ 2 là 37 Games. Trong năm qua, Tencent liên tục tung ra những tựa game đình đám, và không ít trong số đó luôn giữ vị trí nhất nhì trong các bảng xếp hàng game của Trung Quốc. Nhờ đó mà Tencent vẫn khẳng định được vị trí ông lớn, đầu tàu của mình trong làng game Trung Quốc.
2014 kết thúc với những con số thống kê và 2015 sắp tới sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp của ngành game Trung Quốc
Sắp hết năm 2014, và sau khi tổng kết lại, chúng ta có thể thấy thị trường game Trung Quốc đã đạt được những bước tiến nhất định, và việc của các nhà doanh nghiệp sẽ phải làm sao để duy trì được những con số đó tiếp tục phát triển trong năm tới 2015. Nếu như 2013, trọng tâm tập chung của thị trường này là webgame, 2014 là game mobile thì không biết 2015, thể loại game nào sẽ lên ngôi tại thị trường đông dân nhất thế giới này đây?
Theo Game4v
Ngắm những đôi chân dài nuột nà của các showgirl ChinaJoy Các showgirl luôn là tâm điểm chú ý tại hầu hết các mùa ChinaJoy, và họ có thể không sở hữu khuôn mặt xinh xắn tựa thiên thần hay vòng 1 đồ sộ nhưng đa số họ đều sở hữu những đôi chân thon dài mà biết bao người đẹp hằng ao ước. Theo VNE