Những khu nghỉ dưỡng ‘ngóng khách’ giữa dịch
Dù lệnh phong tỏa dần được nới lỏng, nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển tại Italy vẫn hoang mang khi chưa có hướng dẫn cụ thể từ chính phủ để đón khách du lịch.
Thông thường vào thời điểm này trong năm, thị trấn ven biển Sperlonga, Italy sẽ rất nhộn nhịp, đón những lượt khách đầu tiên của hè, dù thời tiết còn khá lạnh.
Nhưng năm nay, mọi bãi biển hoang vắng.
Dù Italy đang dần mở cửa trở lại sau lệnh phong tỏa kéo dài 2 tháng để chống dịch Covid-19, chính phủ nước này vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể cho các resort, dịch vụ gần bãi biển để phục vụ khách.
Không chỉ Sperlonga, nhiều khu nghỉ mát bên bờ biển Địa Trung Hải hay ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đang vật lộn với tình cảnh tương tự.
Chủ nhiều nhà hàng, khách sạn tại khu du lịch ở Italy chưa dám mở cửa đón khách.
“Chúng tôi hy vọng được biết càng sớm càng tốt những hướng dẫn làm việc và khi nào có thể bắt đầu. Nếu không, chúng tôi chết mất”, Lucio Daniele Faiola, sở hữu một khu nghỉ dưỡng ở Sperlonga, nói với AP.
Video đang HOT
Dù thiếu thông tin, Lucio đã tiến hành một số công việc để bảo vệ tài sản của mình, bắt đầu với việc sơn lại hàng rào màu trắng. Một nhân viên khu nghỉ mát khác lái chiếc máy làm sạch bãi biển, san bằng cát.
Leone La Rocca, chủ tịch hiệp hội du lịch địa phương, cho biết Sperlonga có hơn 10.000 bãi biển luôn đông đúc khách vào mùa hè; 30% lượng khách đến từ Nga, Đức, Áo và Na Uy.
Mọi năm, nhiều nhà hàng ở đây thường vẫn mở cửa khi hết mùa du lịch nhưng giờ đều phải đóng cửa từ đầu tháng 3, khi cả nước thực hiện phong tỏa.
Hiện trong khi các chủ nhà hàng, khách sạn đợi thông báo hướng dẫn mới từ chính phủ, những quán ăn nhỏ trong các con ngõ cũng đìu hiu, vắng vẻ, mông lung về tương lai.
Những bãi biển vắng khách mùa dịch ở Italy.
Tính đến ngày 5/5, Italy có 211.938 ca nhiễm virus, với 29.079 người đã tử vong.
Đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của virus corona ở châu Âu đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc diễn ra lâu nhất trên toàn thế giới, khi người dân sẽ được phép tự do đi dạo và thăm người thân từ ngày 4/5, các nhà hàng sẽ được mở cửa trở lại để kinh doanh thức ăn mang về, theo AFP.
Tuy nhiên, theo cố vấn Walter Ricciardi của Bộ Y tế, Italy sẽ tiếp tục bị phong tỏa nếu số ca nhiễm hay ca tử vong tăng cao trở lại. Ông cẩn trọng: “Chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn đầy rủi ro. Italy phải mất khoảng 2 tuần để nhận định tình hình”.
Thành phố đầu tiên của Israel cấm đồ nhựa dùng một lần tại bãi biển
Người dân sẽ thành phố Eilat bị cấm mang các đồ dùng một lần ra bãi biển, bất kể chúng bằng nhựa, nhôm, bìa cứng hay giấy, nhằm bảo vệ Biển Đỏ khỏi rác thải nhựa.
Bãi biển thành phố Eilat. (Nguồn: haaretz.com)
Chính quyền thành phố Eilat của Israel đã quyết định cấm sử dụng túi và cốc dùng một lần trên các bãi biển của thành phố này nhằm bảo vệ Biển Đỏ khỏi mối đe dọa rác thải nhựa.
Việc sửa đổi quy định của thành phố Eilat đã được thông qua vào tối 11/12, khiến đây trở thành nơi đầu tiên tại Israel áp dụng lệnh cấm như vậy.
Người dân sẽ bị cấm mang các đồ dùng một lần ra bãi biển, bất kể chúng bằng nhựa, nhôm, bìa cứng hay giấy. Những món đồ này cũng sẽ không được bán tại các quầy hàng hay nhà hàng trên bãi biển.
Quy định mới nêu rõ tất cả những món đồ dùng một lần đều có thể bị phân hủy thành những mảnh nhỏ với nhiều kích cỡ, gây ảnh hưởng tới các loài động vật trên cạn và dưới nước, cũng như làm mất mỹ quan.
Thành phố Eilat cũng đã đề xuất mức phạt cho hành vi vi phạm lên tới 730 shekel (210 USD).
So với Liên minh châu Âu (EU), Israel vẫn đang chậm chân trong việc loại bỏ đồ nhựa dùng một lần.
Do chưa có luật chung trên toàn Israel, các thành phố nghỉ dưỡng ven biển đã tự mình đưa ra sáng kiến, trong đó thành phố Herzliya ở Địa Trung Hải đang chuẩn bị ban hành quy định tương tự.
Giám đốc điều hành tổ chức phi chính phủ Zalul, bà Maya Jacobs đã đánh giá cao động thái của chính quyền thành phố Eilat, cho rằng điều này sẽ giúp bảo vệ các rạn san hô nằm không xa bãi biển.
Bà cũng kêu gọi các thành phố ven biển khác của Israel áp dụng các biện pháp tương tự.
Các rạn san hô trên thế giới đang bị tẩy trắng và chết dần do tình trạng ấm lên toàn cầu, song san hô tại phía Bắc Biển Đỏ vẫn ổn định do khả năng chống nóng đặc biệt./.
Đặng Ánh
Theo vietnamplus.vn
Cuộc sống thường nhật ở quốc gia từng là "tâm dịch" COVID-19 ở Châu Âu Italy từng là 'tâm dịch' COVID-19 ở Châu Âu với nhiều ca nhiễm và tử vong vì virus SARS-CoV-2. Khi tình hình dịch bệnh có chiều hướng hạ nhiệt, chính quyền nước này đã quyết định nới lỏng phong tỏa, giúp cuộc sống của người dân trở nên 'dễ thở' hơn. Theo Sputnik, chính phủ Italy quyết định bắt đầu nới lỏng các...