Những khu “đèn đỏ” nổi tiếng nhất thế giới
Ở nhiều nơi trên thế giới, hoạt động mại dâm được coi là hợp pháp. Đây cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất.
1. De Wallen – Amsterdam Hà Lan
Nhắc tới những khu đèn đỏ nổi tiếng, người ta thường nhớ ngay tới khu De Wallen ở thành phố Amsterdam, Hà Lan. Nơi đây được cho là địa điểm dành cho các hoạt động mại dâm diễn ra công khai nhất, thu hút khách du lịch vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Hình thức kinh doanh ở đây khá đặc biệt khi các cô gái phô diễn vẻ đẹp cơ thể qua các ô cửa kính để mời chào khách. Với những khung cửa đã có rèm buông xuống chứng tỏ đã có người bên trong. Đặc biệt vào ban tối, những phòng nhỏ này đều thắp sáng bằng đèn neon màu đỏ. Tại De Wallen, người ta nghiêm cấm khách du lịch quay phim chụp ảnh. Nếu bạn chỉ vi phạm lỗi nhỏ sẽ lập tức bị trục xuất ra khỏi khu vực.
2. Reeperbahn – Hamburg Đức
Khu đèn đỏ Reeperbahn thuộc thành phố Hamburg Đức là nơi quy tụ rất nhiều câu lạc bộ thoát y, sòng bài, quán bar, các cửa hàng bán “đồ chơi người lớn”… Nơi đây cũng “sở hữu” những cô gái “ nóng bỏng và đắt giá” nhất. Tuy đoạn đường của khu vực này chỉ dài chưa đầy một km nhưng rất nhiều các “nhà thổ” mọc lên chen chúc nhau. Nạn trộm cắp, đấu đá lẫn nhau là vấn nạn đang tồn tại của khu vực này khiến chính quyền địa phương đau đầu.
3. Kabukicho – Tokyo Nhật Bản
Video đang HOT
Nhật Bản nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nền văn hóa độc đáo đặc sắc từ lâu đời nên mỗi năm thu hút số lượng đông đảo khách du lịch tới thăm. Tuy nhiên trong số đó có những cánh mày râu bị hút hồn bởi nền công nghiệp sex công khai của đất nước này.
Kabukicho là khu đèn đỏ nổi tiếng thuộc Thủ đô Tokyo Nhật Bản. Với vị trí gần nhà ga, thuận tiện cho việc đi lại nên Kabukicho hàng ngày ước tính thu hút đến hơn 150 nghìn lượt người ghé thăm. Diện tích của cả khu vực khá khiêm tốn nhưng có tới hàng trăm cửa hàng kinh doanh đồ chơi người lớn, các quán bar và club… Nếu như ban ngày, Kabukicho khá “hiền hòa” như bao khu vực khác ở Tokyo thì đêm xuống là thời điểm nơi đây “lột xác hoàn toàn”. Những tấm hình quảng cáo với các cô gái trẻ nóng bỏng được bày trước cửa dưới ánh đèn lấp loáng hoàn toàn thu hút khách tới thăm. Các cô gái trẻ xinh tươi với đủ mọi trang phục từ trẻ trung như nữ sinh tới bồi bàn nóng bỏng… thân thiện và nhiệt tình chào đón khách hàng.
4. Geylang – Singapore
Một trong những điểm nóng của Đảo quốc sư tử chính là khu đèn đỏ Geylang. Khi bước vào đây, du khách như bước tới một thế giới khác hoàn toàn với những gì thường thấy ở Singapore. Geylang không có những tòa nhà cao tầng hay trung tâm thương mại lớn mà chỉ xuất hiện các cửa hàng nhỏ, khu massage chen chúc nhau. Các cô gái tới đây thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trong đó có cả Việt Nam.
5. Patpong – Bangkok Thái Lan
Chỉ một khu phố nhỏ Patpong nhưng có tới hàng trăm các khu chứa, quán bar với cả ngàn cô gái nóng bỏng. Nơi đây được đánh giá là nơi ăn chơi ít tốn kém nhất thế giới. Năm 2004 Patpong đã được Chính phủ Thái Lan công nhận là khu vực kinh doanh hợp pháp. Hiện tại Thái Lan đang ước tính thu về khoảng 16 triệu USD nhờ việc kinh doanh lĩnh vực đặc biệt này.
Việt Hà
(Tổng hợp)
Theo Dantri
Vốn Trung Quốc làm méo mó luật pháp Campuchia?
Những năm gần đây, giới đầu tư cũng như chính phủ Trung Quốc đầu tư ngày một lớn vào Campuchia. Tuy vậy, dòng vốn này không chỉ gây ra những lo ngại về môi trường khi các dự án nặng về khai thác tài nguyên, mà còn bị cho là làm méo mó pháp luật.
Đe dọa môi trường và tự chủ chính trị
Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Campuchia, và nhà viện trợ lớn, đối tác thương mại ngày càng quan trọng của nước này. Tuy nhiên, mối quan hệ ngày một thân thiết này vẫn đi đôi với những tranh cãi.
Ngày càng nhiều công ty Trung Quốc đổ vốn vào Campuchia
Trong một bài viết được đăng tải trênDiễn đàn Đông Á, tiến sỹ Heng Pheakdey tại đại học Amsterdam, đồng thời là thành viên sáng lập Viện phát triển bền vững cho biết, trong giai đoạn 1994 - 2012, Trung Quốc đã "đổ" vào Campuchia 9,17 tỷ USD vốn đầu tư, tập trung vào các ngành dệt may, năng lượng. Bên cạnh đó Bắc Kinh cũng là nguồn viện trợ nước ngoài lớn của Campuchia.
Tính tới năm 2012, các khoản vay và hỗ trợ được khẳng định là "không kèm điều kiện gì", mà Trung Quốc dành cho Campuchia, đã lên tới 2,7 tỷ USD. Nhờ nguồn vốn này, Campuchia có thể phát triển hạ tầng, xây dựng cầu, đường.
Tuy nhiên đằng sau những con số ấn tượng này là cả một chương trình nghị sự giấu kín, và những vấn đề xã hội, chính trị nghiêm trọng. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã cáo buộc các công ty dệt may Trung Quốc ngược đãi người lao động, trong khi các dự án đầu tư thủy điện của nước này hủy hoại rừng phòng hộ và đa dạng sinh thái.
Để đổi lại những khoản viện trợ tài chính hào phóng của Trung Quốc, theo ông Heng Pheakdey, Bắc Kinh đã dùng ảnh hưởng của mình đối với chính phủ Campuchia để thúc đẩy các lợi ích chính trị của mình. Việc Campuchia trục xuất 20 người tị nạn Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc năm 2009 theo yêu cầu của Bắc Kinh là một ví dụ rõ ràng cho việc này.
Một ví dụ khác đó là việc tại hội nghị thượng đỉnh các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN 2012, Campuchia đã bị Philippines cáo buộc từ chối đề cập bất kỳ vùng biển tranh chấp nào với Trung Quốc trên biển Đông, trong tuyên bố chung của hội nghị, khiến lần đầu tiên một hội nghị ASEAN kết thúc trong bất đồng.
Luật pháp méo mó vì vốn Trung Quốc
"Guanxi" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là mối quan hệ - bất kỳ dạng quan hệ nào - và trong giới kinh doanh Trung Quốc, nó có nghĩa là một mạng lưới quan hệ giữa các bên khác nhau, hợp tác cùng nhau, hỗ trợ nhau bằng cách hỗ trợ qua lại, theo kiểu "anh gãi lưng giúp tôi, tôi sẽ gãi lưng cho anh".
Theo tờ Bưu điện Phnompenh, khi tới kinh doanh tại Campuchia, những người di cư Trung Quốc mang theo mình cách làm này, và những người nhiều ảnh hưởng trong chính phủ Campuchia trở thành những thành viên lớn của mạng lưới này. Sự phổ biến của "guanxi" mang đặc sắc Campuchia càng lan nhanh khi nhiều công ty Trung Quốc, chủ nhân của họ và các công nhân tới Campuchia.
Không bị cấm đoán bởi bất kỳ quy định pháp lý nào từ Bắc Kinh, điều mà nhiều công ty phương Tây vẫn bị ràng buộc, và lại rủng rỉnh hơn các đối thủ địa phương, những doanh nghiệp Trung Quốc này đủ giàu để trao đổi những hỗ trợ lớn hơn và có được sự hỗ trợ từ chính phủ. Và khi cần, họ không do dự liệt kê danh sách những quan chức chính phủ vào mạng lưới của mình.
Với sự phổ biến ngày càng lớn, guanxi mang đặc trưng Campuchia đang làm gia tăng tham nhũng và sự lất át của các công ty Trung Quốc trước những đối thủ yếu thế hơn, thậm chí lấn át cả chính phủ. Điều này ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế của Campuchia, gây trở ngại cho sự phát triển pháp quyền; góp phần vào sự vi phạm nhân quyền, tạo ra thêm bất công, bất ổn. Và trong dài hạn, nó sẽ gây bất lợi cho chính các doanh nghiệp Campuchia.
Guanxi với đặc trưng Campuchia đã làm méo mó chức năng của một nền kinh tế thị trường dựa trên cạnh tranh, vốn đòi hỏi sự ổn định, tin cậy, chắc chắn, an toàn tài sản, công bằng, bình đẳng trước pháp luật, minh bạch và luật pháp được thực thi thống nhất bởi chính phủ.
Trên hết, lợi ích của guanxi theo nghĩa đúng đắn không thể có, nếu các thành viên trong mạng lưới đó phá vỡ luật pháp hoặc hoạt động ngoài vòng pháp luật.
Hậu quả của việc guanxi đang lấn át pháp quyền được tờ Bưu điện Phnompenh nhận định đang bắt đầu hiển hiện tại nước này. Do đó, chính phủ không thể tiếp tục xem nhẹ điều này, hoặc tầm quan trọng của một hệ thống pháp quyền hiệu lực.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Mật vụ Mỹ bị sa thải vì "chè chén" 3 mật vụ Mỹ, trong đó có một đội trưởng có nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Barack Obama trong chuyến công du tại Hà Lan tham dự Hội nghị thượng đỉnh về An ninh hạt nhân đã bị đưa về nước sau khi bị phát hiện say xỉn trong một khách sạn tại Thủ đô Amsterdam. Người phát ngôn của Cơ quan...