Những khoảnh khắc ngộ nghĩnh của hải âu cổ rụt Đại Tây Dương
Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương ( tên khoa học: Fratercula arctica) là một loài chim trong họ Alcidae. Đây là loài hải âu bản địa duy nhất của Đại Tây Dương.
Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương khá mũm mĩm cùng phần đuôi ngắn. Chim đực thường có kích thước lớn hơn một chút so với con cái nhưng lại có màu sắc giống nhau. Khi trưởng thành, mỏ và chân của loài này sẽ thay đổi từ màu xám nhạt sang màu cam sáng.
Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương sống ở biển trong phần lớn quãng đời của mình. Ngoài việc bay lượn trên không trung, nhờ đôi cánh có chức năng như những mái chèo của mình mà loài chim này còn bơi được. Khi bơi, chúng dùng đôi bàn chân có màng của mình như một thiết bị điều hướng.
Thức ăn của hải âu cổ rụt Đại Tây Dương là những con cá nhỏ như lươn cát hoặc cá trích. Thông thường, chúng sẽ ở dưới nước trong 30 giây hoặc ít hơn, nhưng với một vài trường hợp, hải âu lại có thể lặn sâu tới 61 mét trong vòng 1 phút.
Cùng xem những hình ảnh về loài hải âu này:
Đặc điểm nổi bật của loài hải âu cổ rụt Đại Tây Dương là chiếc mỏ màu cam sáng và xám.
Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương nhìn khá mũm mĩm.
Thức ăn của loài hải âu cổ rụt Đại Tây Dương chủ yếu là cá.
Chúng vỗ cánh tới 400 lần/phút cùng vận tốc bay là 89 km/h – tương đương với một chiếc xe hơi đi trên đường cao tốc.
Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương nhặt cành lá về làm tổ.
Phút giây tình cảm của hải âu cổ rụt Đại Tây Dương.
Sếu đầu đỏ phản đòn 'cực gắt' khiến đại bàng bỏ chạy thoát thân
Sau một hồi hứng chịu những cú đá chí mạng của sếu đầu đỏ Nhật Bản cực hiếm, đại bàng không còn cách nào khác ngoài hoảng hốt bỏ chạy.
Đại bàng vốn được xem là "chúa tể bầu trời" đứng đầu trong các loài chim, dường như không có đối thủ. Thế nhưng, cũng có lúc đại bàng chịu cảnh thất bại ê chề và phải mau chóng bỏ chạy khỏi...chính con mồi của mình.
Nhiếp ảnh gia đã ghi lại được những khoảnh khắc thú vị trong cuộc đụng độ giữa đại bàng và sếu đầu đỏ tại thành phố Kushiro thuộc tỉnh Hokkaido, Nhật Bản.
Sếu đầu đỏ Nhật Bản là loài hạc hiếm thứ hai thế giới và có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng sở hữu đôi chân dài sẵn sàng đánh trả lại kẻ thù cùng đôi cánh lớn bay lượn chẳng kém loài chim nào.
Mục tiêu trong chuyến đi săn lần này của chúa tể bầu trời xanh là đàn sếu đầu đỏ đang lang thang trên tuyết.
Đại bàng sà xuống thấp với mục đích tấn công con mồi nhưng một trong số những con sếu đã nhanh chóng phát hiện sự xuất hiện của kẻ đi săn.
Không hề tỏ ra sợ hãi, sếu đầu đỏ tận dụng đôi chân dài phản đòn "cực gắt", đá đại bàng một cú đau khiến kẻ đi săn ngã xuống dưới nền tuyết.
Đại bàng từ kẻ nắm quyền giờ đây bất ngờ bị đưa về thế hạ phong.
Cuộc chiến gay cấn của đại bàng và sếu đầu đỏ có thể nhìn thấy trước kết quả khi sếu liên tục giữ ưu thế, tấn công kẻ đi săn không ngừng nghỉ.
Sau một hồi hứng chịu những cú đá chí mạng của sếu đầu đỏ Nhật Bản, đại bàng không còn cách nào khác ngoài hoảng hốt lấy đà bỏ chạy.
Hai con vật không ngừng "cà khịa" nhau ngay cả khi trận chiến đã gần kết thúc.
Sếu đầu đỏ Nhật Bản có tên khoa học Grus japonensis, là loài hạc nặng nhất trên thế giới (chiều cao: 140 cm và cân nặng khoảng 7.7-10 kg). Loài hạc này thường di cư tới Xibia và thường là tại phía bắc Mông Cổ vào mùa thu và đông để sinh sản.
Trong tự nhiên, sếu đầu đỏ chỉ đẻ hai quả trứng 1 lứa và thường thì chỉ 1 trong hai là có thể sống sót.
Hiện nay theo ước tính chỉ còn có khoảng 1500 con Sếu Nhật Bản cư trú trong thiên nhiên hoang dã, với khoảng 1000 con sống tại Trung Quốc, đây là một trong những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng nhất trên thế giới.
Cận cảnh đôi sếu đỉnh đầu đỏ quý mà vườn thú Hà Nội muốn nhân giống | LĐTV
Những sự thật thú vị về chim cánh cụt khiến bạn phải "ố á", hóa ra loài vật dễ thương này còn có cả kho tàng chuyện hài hước Ai cũng phải công nhận rằng loài chim với thân hình ngộ nghĩnh sống chủ yếu ở Nam Bán Cầu thật xứng đáng là loài vật đáng yêu nhất quả đất. Nhưng ít ai biết rằng, cuộc sống của loài chim không biết bay này thú vị hơn người ta tưởng nhiều! Nếu từng xem qua bộ phim "Happy Feet" của đạo diễn...