Những khoảnh khắc ngẫu hứng hiếm thấy của các lãnh đạo thế giới
Cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin từng nói với cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nguyên nhân vì sao ông tin tưởng muốn chọn ông Vladimir Putin làm người kế nhiệm, Sputnik dẫn các thông tin được giải mất cho biết.
Ông Boris Yeltsin (trái) và ông Vladimir Putin. (Ảnh: RIA Novosti)
Sputnik trích dẫn tài liệu được giải mật ghi chép cuộc điện đàm giữa ông Clinton và ông Yeltsin ngày 8/9/1999 cho biết cựu Tổng thống Nga khi đó đã nói với cựu Tổng thống Mỹ rằng ông đã lựa chọn ông Putin làm người kế nhiệm.
“Tôi chắc chắn rằng, ông ấy sẽ được ủng hộ khi trở thành ứng viên cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2000. Chúng tôi đang nỗ lực cho việc đó”, ông Yeltsin nói. Cựu Tổng thống Nga thừa nhận rằng ông đã dành rất nhiều thời gian để tìm kiếm ứng viên phù hợp.
“Cuối cùng, tôi đã gặp ông ấy. Chính là ông ấy, Putin. Tôi đã nghiên cứu lý lịch, những mối quan tâm, mạng lưới quan hệ của ông ấy…”, ông Yeltsin cho hay.
Ông Yeltsin mô tả ông Putin, khi đó 46 tuổi, là một người cứng rắn, có thể nhìn nhận nhiều vấn đề cùng lúc và rất toàn diện, mạnh mẽ, cũng như hòa đồng. Khi đó, ông Putin đang giữ chức Thủ tướng Nga.
“Tôi chắc chắn là ông Putin sẽ trở thành một đối tác chất lượng của ông”, ông Yeltsin quả quyết với ông Clinton.
Ông Clinton và ông Putin sau đó gặp nhau bên lề tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) từ ngày 9-12/9/1999. Họ đã bắt tay nhau tại sự kiện này.
Trong một cuộc hội thoại vào năm 1999, khi ông Clinton hỏi rằng ai sẽ thắng cuộc bầu cử, ông Yeltsin đã dự đoán: “Là Putin, chắc chắn rồi. Ông ấy sẽ trở thành người kế nhiệm của Boris Yeltsin. Ông ấy là một người có tư tưởng dân chủ, và hiểu rất rõ phương Tây”.
Ông Yeltsin cũng từng đánh giá ông Putin là một người cứng rắn và sẽ theo đuổi đến cùng con đường đưa nước Nga tới dân chủ, phát triển kinh tế, và thiết lập các mối quan hệ ngoại giao mới.
Ông Putin lần đầu trở thành tổng thống Nga vào năm 2000, tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 vào năm 2004. Tới năm 2008, ông nhậm chức Thủ tướng Nga do Hiến pháp nước này quy định một tổng thống không được tại nhiệm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp nhau. Năm 2012, ông tiếp tục quay trở lại chính trường với chức tổng thống Nga. Tháng 3 năm nay, ông thắng nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 với 76,69 % phiếu bầu.
Video đang HOT
Ông Boris Yeltsin (1931-2007) là Tổng thống đầu tiên của Nga. Ông được coi là người đã hướng nước Nga đến nền kinh tế thị trường và theo giới quan sát, một trong những di sản tốt nhất mà ông đã để lại chính là việc tin tưởng và lựa chọn ông Putin làm người kế nhiệm.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Sputnik
Tiết lộ tài liệu mật về Boris Yelsin và Bill Clinton những năm 90
Gần 600 trang bản ghi các cuộc gặp và điện đàm giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và cựu Tổng thống Nga Boris Yelsin vẽ nên một bức tranh về thời điểm phương Tây thích Nga.
Tổng thống Bill Clinton gặp Tổng thống Boris Yeltsin ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18.11.1999. Ảnh: Reuters
Nga-Mỹ: Đối tác bình đẳng
Thư viện Tổng thống Bill Clinton ở Little Rock, Arkansas công bố bản ghi 18 cuộc trò chuyện cá nhân và 56 cuộc điện đàm giữa ông Clinton và Yeltsin.
Các cuộc trò chuyện này diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1.1993 - khi ông Clinton nhậm chức Tổng thống Mỹ, đến tháng 12.1999 - khi ông Yeltsin từ chức.
"Ông đã dẫn dắt đất nước đi qua một thời điểm lịch sử và ông đang để lại một di sản để Nga có thể phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo" - ông Clinton nói với cựu Tổng thống Boris Yeltsin trong cuộc điện đàm ngày 31.12.1999 - ngày ông Yeltsin bất ngờ tuyên bố từ chức.
"Tôi biết những thay đổi dân chủ mà ông dẫn dắt đã khiến Nga có thể hòa nhập vào cộng đồng quốc tế" - ông Clinton nói tiếp và nhấn mạnh rằng các nhà sử học sẽ gọi ông Yeltsin là "cha đẻ của nền dân chủ Nga", người đã làm việc "để đưa thế giới trở thành một nơi an toàn hơn".
Bản chép cuộc điện thoại ông Clinton gọi Yeltsin ngày 31.12.1999, ngày cựu Tổng thống Nga từ chức.
Các tài liệu cho thấy mối quan hệ mà ông Clinton thể hiện với ông Yeltsin là "quan hệ đối tác hợp tác bình đẳng" giữa Mỹ và Nga, nhưng phần lớn là nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu và nhà lãnh đạo Nga thực hiện.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Yeltsin không đưa ra yêu cầu nào với người đồng cấp Mỹ. Ngược lại, ông Yeltsin đã yêu cầu rất nhiều, từ việc Mỹ ủng hộ cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 1996 đến cam kết NATO không mở rộng sang các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Nhưng ông Clinton từ chối mọi "thỏa thuận quý ông" về việc mở rộng NATO, và nói với ông Yeltsin rằng ông phải thúc đẩy mở rộng NATO vì các vấn đề chính trị trong nước. Ông nói, phe Cộng hòa đã sử dụng vấn đề này để giành được sự ủng hộ của người Mỹ gốc Đông Âu ở vùng Trung Tây.
Tháng 6.1996, ông Yeltsin hỏi ông Clinton để vay tiền. "Bill, để phục vụ chiến dịch bầu cử của tôi, tôi cần gấp khoản vay 2,5 tỉ USD cho Nga. Tôi cần tiền để trả lương và lương hưu" - ông Yeltsin nói.
"Tôi sẽ kiểm tra với IMF và một số bạn bè của chúng tôi để xem có thể làm được gì" - ông Clinton trả lời.
Nhờ tài trợ của Mỹ, ông Yelsin đã thắng trong cuộc bầu cử năm 1996.
Rạn nứt vì Nam Tư
Để ngăn chặn sự phản đối của Nga trước cuộc tấn công của NATO vào Nam Tư năm 1999, ông Clinton lập luận rằng Tổng thống Slobodan Milosevic là "kẻ bắt nạt", và ông ta không được phép "phá hủy mối quan hệ chúng ta đã gây dựng trong 6 năm rưỡi".
Mặc dù cuối cùng ông Yeltsin đã trao cho Clinton những gì nhà lãnh đạo Mỹ đòi hỏi về vấn đề Kosovo và Nam Tư, nhưng ông cũng cảnh báo Tổng thống Mỹ rằng việc đánh bom sẽ làm mất đi tình cảm và lý trí của người Nga.
"Người dân Nga chúng tôi chắc chắn từ nay sẽ có thái độ tiêu cực với Mỹ và NATO" - ông Yelsin nói với Clinton vào tháng 3.1999.
"Tôi nhớ tôi đã vất vả thế nào để bản thân tôi và những người dân của tôi, những chính trị gia Nga hướng về phương Tây, về Mỹ. Tôi đã từng thành công khi làm điều đó, nhưng bây giờ tôi lại đánh mất tất cả" - ông Yeltsin nói.
Ông Yeltsin giới thiệu ông Putin với ông Clinton.
Giới thiệu Putin
Cuối năm 1999, Tổng thống Yeltsin nói với Tổng thống Clinton rằng ông đã tìm được người kế nhiệm là Vladimir Putin.
Tháng 9.1999, ông Yeltsin giới thiệu ông Putin với Clinton như một "người đàn ông cứng rắn", nói thêm: "Tôi chắc chắn rằng ông sẽ thấy Putin là một đối tác có trình độ cao".
"Putin là một nhà dân chủ và ông ấy rất hiểu phương Tây" - ông Yeltsin nói với Clinton ở Istanbul vào tháng 11.1999 - lần cuối cùng hai người gặp nhau.
"Ông và Putin sẽ hợp tác với nhau. Putin sẽ tiếp tục con đường của Yeltsin về dân chủ, kinh tế và mở rộng quan hệ của Nga. Ông ấy có năng lượng và trí tuệ để thành công" - ông Yeltsin nói với Clinton.
Ông Yeltsin đề nghị ông Clinton để Châu Âu cho Nga.
Cũng trong lần gặp đó, ông Yeltsin thỉnh cầu Clinton "hãy để Châu Âu cho Nga. Mỹ không ở Châu Âu. Châu Âu nên là việc của Châu Âu. Nga là một nửa Châu Âu, nửa Châu Á... Bill, tôi nghiêm túc đấy. Hãy để Châu Âu cho Châu Âu". Tuy nhiên, ông Clinton đã lịch sự phớt lờ đề nghị của Yeltsin.
SONG MINH
Theo Laodong
Tổng thống Putin và "duyên nợ" với 4 đời Tổng thống Mỹ Kể từ lần đầu tiên nhậm chức tổng thống Nga vào thập niên 2000, ông Vladimir Putin đã tiến hành các cuộc gặp với những người đồng cấp Mỹ trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy quan hệ song phương thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Tháng 11/1999 Ông Putin và ông Clinton gặp nhau đầu thập niên 2000 (Ảnh: AP) Sau khi...