Những khoảnh khắc “ngàn năm có 1″ cho thấy cuộc sống còn nhiều điều kỳ lạ hơn cả tiểu thuyết
Những khoảnh khắc kỳ diệu của thiên nhiên và con người trên khắp thế giới qua các góc nhìn của các nhiếp ảnh gia sau đây sẽ khiến bạn tin rằng cuộc sống ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ hơn bạn tưởng.
Có những khoảnh khắc từ tự nhiên vô cùng hoàn hảo đến nỗi người ta không thể tin đó là ảnh thật. Để chứng minh rằng, thế giới luôn luôn tồn tại nhưng điều đang ngạc nhiên và không có chuyện gì là không thể xảy ra, trang Lifebuzz đã sưu tầm những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc “ngàn năm có một” này.
1. Nhiếp ảnh gia Vadim Trunov là người đã “chộp” được khoảnh khắc hai chú sóc đỏ chuyền cho nhau quả thông trong rừng gần thị trấn Voronezh, Nga. Những chú sóc đỏ ở đây sống rất gần gũi với người địa phương. Khoảnh khắc được ghi lại sau khi nhiếp ảnh gia khiến hai chú sóc chú ý đến trò ném tuyết nên thích thú học theo.
2. Đây là vết tích một “hố tử thần” xuất hiện ngày 30/5/2010 tại trung tâm thành phố Guatemala, miền Trung Guatemala. Nó đã “nuốt chửng” một nhà máy và ba trụ điện.
3. Bạn đang được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên cực hiếm gặp gọi là mây thấu kính (lenticular clouds). Hiện tượng này khiến nhiều người nhầm tưởng là UFO, người lại cho rằng hình ảnh đã photoshop, tuy nhiên, đây là một hiện tượng thiên nhiên có thực.
4. Có vẻ giống một cảnh trong phim khoa học viễn tưởng, tuy nhiên, đây lại là hình ảnh sân tennis cao nhất thế giới ở Dubai. Lúc đầu, đây là điểm hạ cánh trực thăng của khách sạn Burj Al Arab Hotel, nhưng sau đó được chuyển thành sân tennis vào tháng 2/2005.
5. Bạn lại không tin vào sự chân thực của bức hình rồi phải không? Đây hoàn toàn không phải là sản phẩm của điêu khắc mà là sản phẩm nghệ thuật vẽ tường 3D tuyệt vời của nghệ sỹ John Pugh (Pháp).
6. Hình ảnh một con thạch sùng thảnh thơi ngả lưng ôm “chiếc đàn lá” trông không khác gì một nghệ sỹ thực thụ. Hình ảnh này chắc chắn sẽ khiến không ít người thích thú. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Aditya Permana chụp được trong khi dành một giờ quan sát những loài thạch sùng sống ở rừng Yogyakarta, Indonesia.
7. Hẳn sẽ có người quả quyết có sự nhúng tay của “giới photoshop” chuyên nghiệp trong bức ảnh này. Tuy nhiên, bức ảnh này không hề bị chỉnh sửa. Đây là hình ảnh một đền thờ và khu vực xung quanh bị bao phủ bởi đám tro bụi do sự phun trào của núi lửa Ontake, Nhật Bản vào ngày 27/9/2014.
8. Hình ảnh “Nơi giáp ranh giữa hai thế giới” này do Kathleen Dolmatch chụp vào đúng sinh nhật lần thứ 27 của mình khi bay qua thành phố New York, Mỹ.
9. Nhìn qua chắc ai cũng sẽ tưởng con thuyền nổi trên không trung. Hình ảnh chiếc thuyền nổi trên mặt nước màu xanh lam trong vắt này được chụp ở đảo Lampedusa, thuộc Italia.
Video đang HOT
10. Tác phẩm có tên Biografies với hình ảnh hàng ngàn cuốn sách bìa mềm bị đổ ra khỏi cửa sổ này do nghệ sỹ Alicia Martin tạo nên trong 3 tuần bằng cách gắn 70.000 cuốn sách thành một khối khổng lồ.
11. Trong một đợt núi lửa phun đầy tro bụi thì hình ảnh sét đánh càng khiến cảnh tượng thêm hãi hùng. Khoảnh khắc “đắt hơn vàng” này được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Sigurdur Stefnisson ở Iceland vào tháng 8/2010.
12. Dưới đôi bàn tay tài hoa của nghệ sĩ người Pháp Spencer Byles, những thân cây non, rễ cây, lá, hoặc những cành củi vụn… cũng có thể trở thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Và đây là một trong 20 sản phẩm tinh xảo do nghệ sỹ sáng tạo nên tại một khu rừng ở Pháp.
13. Thoạt nhìn nhiều người sẽ tưởng bờ biển có “ma”. Không phải đâu, làm gì có ma quỷ gì ở đây. Thứ phát quang chính là mực đom đóm ở Nhật Bản. Loài này thường được tìm thấy ở độ sâu hơn 3.500 m dưới đại dương. Tuy nhiên, vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 8, mực đom đóm bắt đầu tập trung gần bờ biển thành phố Toyama, đảo Honshu, Nhật Bản. Vì vậy mà ánh sáng phát quang của hàng ngàn con mực đom đóm khiến bờ biển lấp lánh trong bóng đêm.
14. Không cần vất vả leo cành như những con nhện khác, con nhện này tận dụng một lỗ thủng trên lá một cách thông minh tạo nên ạng lưới đơn giản nhưng lại hoàn hảo lạ thường.
Theo Nguyễn Ly / Trí Thức Trẻ
Có thể bạn chưa biết 10 bộ phận kì quặc còn sót lại từ thời cổ trên cơ thể mình
Sự tiến hóa đã khiến cơ thể chúng ta biến đổi hàng ngàn năm nay, thế nhưng có nhiều bộ phận có từ thời xưa mà nay vẫn còn trên người hiện đại.
Giống người hiện đại đã có mặt trên Trái đất được khoảng 200.000 năm, vì thế không có gì ngạc nhiên khi cơ thể chúng ta đã tiến hóa khác hẳn so với tổ tiên ngày trước. Thế nhưng, mới đây, theo như tạp chí khoa học và công nghệ BBC Focus của Anh, con người hiện đại vẫn còn một số "dấu vết của quá khứ" sau đây mà không hề mất đi hoàn toàn.
1. Cái đuôi
Xương cụt ở cuối xương sống chính là phần còn lại của cái đuôi.
Trước khi bạn chào đời, bạn đã có một cái đuôi. Dù vậy, nó chỉ tồn tại trong vòng 4 tuần và sẽ biến mất. Tất cả các loài động vật có vú đều phát triển đuôi khi còn là bào thai, những loài người thì sẽ mất đuôi của mình trước khi sinh ra (ngoại trừ một số trường hợp hiếm). Xương cụt nằm ở cuối xương sống chính là dấu vết còn sót lại của cái đuôi.
2. Mí mắt thứ 3
Nếp gấp nhỏ này trước đây từng là lớp màng bảo vệ mắt.
Ở góc phía trong của đôi mắt, ngay cạnh tuyến lệ, bạn sẽ thấy một nếp gấp nhỏ mà được coi như là "tàn dư" của mí mắt thứ ba. Ở nhiều loài bò sát, chim và một số động vật, mắt chúng có lớp màng mỏng trong suốt có thể được kéo sang ngang phủ kín mắt để tăng độ ẩm, bảo vệ mắt và loại bỏ các bụi bẩn. Ở con người, mẩu thịt này có thể giúp nước mắt trôi đi nhanh chóng.
3. Răng khôn
Hầu hết mọi người đều có thể nhận ra mình đang mọc răng khôn khi cảm thấy đau răng ở độ tuổi thanh thiếu niên và ngoài 20.
Giờ đây, răng khôn chẳng còn tác dụng gì ngoại trừ gây đau nhức răng
Những răng hàm bị thừa này có thể đã từng được tổ tiên chúng ta sử dụng, những người có bộ hàm to để nghiền nát rau củ quả tươi. Giờ đây, những chiếc răng này hầu như vô dụng, và việc nhổ răng khôn thậm chí còn là một trong số những loại phẫu thuật phổ biến nhất.
4. Điểm Darwin
Bạn có bao giờ thắc mắc sao mình lại có cái mấu nhỏ ở tai chưa?
Điểm Darwin, còn gọi là mấu Darwin, là phần sưng nhỏ ở phía trên bên trong tai của bạn. Có khoảng 25% dân số có bộ phận này. Kể từ khi nhà tự nhiên học Charles Darwin chỉ ra trong sách về lý thuyết tiến hóa của mình, "cục u" này đã được đặt tên ông. Vị trí của nó trùng với vị trí phần nhô lên trên tai của nhiều người "anh em" trong tự nhiên, là một bằng chứng về việc có chung tổ tiên giữa con người và động vật linh trưởng.
5. Cơ rung tai
Phần cơ tai còn sót lại giúp một số người có thể diễn trò vui với màn rung tai của mình.
Nếu bạn đã từng nhìn thấy ai đó có thể rung tai chính mình, vậy thì chắc chắn những gì bạn đã thấy là những dấu vết sót lại của cơ tai. Mèo, chó và nhiều loài động vật khác sử dụng cơ tai để xoay tai sang các hướng, hỗ trợ việc nghe tốt hơn. Tổ tiên chúng ta đã đánh mất khả năng này và chỉ có một số người có thể sử dụng một chút phần cơ này thôi.
6. Mũi thừa
Nhiều loài động vật có thêm một cái mũi nữa ở bên dưới hàm.
Cơ quan mũi lá mít, hay còn gọi là Jacobson's organ, là một cơ quan cảm nhận mùi quan trọng của nhiều loài động vật, từ voi đến kì nhông.
Mũi thừa của con người thật ra chẳng có tác dụng gì cả.
Một số các nghiên cứu chỉ ra rằng con người cũng có dấu vết của bộ phận này ở phía sau mũi, nhưng vì không có dây thần kinh nào kết nối nó với não bộ nên không thể có khả năng bộ phận này đóng vai trò gì đặc biệt cho khứu giác của chúng ta cả.
7. Cơ thu móng
Khoảng 85% dân số có một bộ phận gọi là "palmaris longus", một cơ còn sót lại chạy từ khuỷu tay đến phần cuối của bàn tay.
Không phải ai cũng còn sót lại cơ thu móng.
Ở một số loài linh trưởng, phần cơ này hỗ trợ việc leo trèo, tronkhi ở mèo và vài loài ăn thịt khác, nó có nhiệm vụ thu gọn móng vuốt lại. Bạn có thể thử xem nếu mình có cơ này hay không bằng cách vặn cổ tay và chạm ngón út vào ngón cái. Nếu có, cơ này sẽ nổi lên.
8. Phản xa nắm tay của trẻ sơ sinh
Nếu như đặt một đồ vật vào lòng bàn tay của trẻ sơ sinh dưới 5 tháng tuổi, ngón tay của bé sẽ ngay lập tức co lại và nắm thật chặt. Phản ứng này được gọi là "phản xạ nắm chặt tay", điều còn sót lại từ thời con người còn "lông lá". Thủa sơ khai, khi những đứa con của giống người tổ tiên mới ra đời, chúng sẽ bám thật chặt vào lông trên cơ thể mẹ chúng.
9. Da gà
Hiện tượng "nổi da gà" xảy ra khi chúng ta trở nên sợ hãi hoặc cảm lạnh, nhờ vào một cơ rất nhỏ gọi là "arrector pili" (cơ dựng lông), chúng nằm quanh các nang lông trên da của chúng ta. Khi các cơ này co lại, lông của ta sẽ tự động dựng lên.
Giờ thì khỏi thắc mắc tại sao khi lạnh lại nổi da gà nhé.
Với chúng ta, hiện tượng nổi da gà không gây ảnh hưởng gì cả. Tuy nhiên với tổ tiên vượn người đầy lông lá, hiện tượng này sẽ làm cơ thể trông to lớn hơn khi bị đe dọa, hoặc cung cấp thêm nhiệt lượng trong mùa lạnh giá nhờ việc giữ lại một tầng không khí bao quanh da.
10. Cơ leo cành
Cơ "plantaris" thuộc gan bàn chân, là loại cơ nhỏ, hầu như chẳng có vai trò gì với chúng ta và cứ 10 người thì 1 người không có loại cơ này
Loại cơ này cũng thuộc trong số "có cũng bằng thừa".
Nằm ở phía sau đầu gối, cơ này liên kết với mắt cá chân bằng dây chằng, có nhiệm vụ giúp cho tổ tiên vượn người trở nên dẻo dai hơn, có thể dùng chân để nắm lấy cành cây hoặc nhặt nhạnh đồ vật.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp phải may mắn lắm bạn mới được chứng kiến Chẳng cần phải là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, chỉ cần biết cách nắm bắt cơ hội ghi lại những khoảnh khắc ở đúng nơi, đúng thời điểm là bạn có thể có những bức ảnh "để đời" rồi. Những bức ảnh này chỉ ghi lại những khoảnh khắc bình thường trong cuộc sống hàng ngày xung quanh chúng ta nhưng được...