Những khoảnh khắc “kỳ quặc” tại thượng đỉnh Mỹ – Triều
Các chuyên gia đã phân tích cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều và tầm quan trọng của nó đối với tương lai quan hệ hai nước, từ cái bắt tay lịch sử tới lễ ký kết thỏa thuận. Nhưng một số khoảnh khắc kỳ quặc trong sự kiện lịch sử đã khiến cư dân mạng bàn tán xôn xao.
Ông Kim Jong-un đặt tay lên lưng ông Donald Trump sau khi hai nhà lãnh đạo ký thỏa thuận chung ngày 12/6 (Ảnh: Reuters)
Những bãi biển tuyệt vời
(Ảnh minh họa: ALAMY)
Trước khi trở thành tổng thống, ông Donald Trump nổi tiếng là một “đại gia” bất động sản. Nhưng mọi người có thể vẫn bất ngờ khi nghe thấy Tổng thống Mỹ đề cập tới điều ít biết về Triều Tiên: đường bờ biển.
“Họ (Triều Tiên) có những bãi biển tuyệt vời. Các bạn có thể thấy điều đó bất cứ khi nào họ phóng tên lửa ra biển. Tôi nói “Này cậu, hãy nhìn theo hướng đó. Liệu đó có thể trở thành các khu nghỉ dưỡng tuyệt vời?”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Nhưng chính phủ Mỹ đang khuyên các công dân không nên tới Triều Tiên, cảnh báo rằng những ai muốn đến thì nên soạn thảo di chúc trước khi đi.
“Đẹp trai và gầy”
Các nhà lãnh đạo Mỹ – Triều trước khi ngồi xuống bàn tiệc (Ảnh: Fox News)
Trước khi hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều có bữa trưa làm việc, Tổng thống Trump đã nói đùa với các phóng viên rằng: “Hãy chụp một bức ảnh đẹp, mọi người nhé? Để chúng tôi trông đẹp trai và gầy?”.
Tuy nhiên, lời của ông Trump dường như đã bị phiên dịch bỏ qua.
Ngoài ra, một số món ăn trong bữa tiệc cũng gây tranh cãi, thậm chí với cả người Triều Tiên.
Video dài 4 phút
Video đang HOT
“Món quà” đặc biệt Tổng thống Trump tặng ông Kim Jong-un trong lần đầu gặp mặt
Trước khi Tổng thống Trump có cuộc họp báo vào chiều qua, các phóng viên đã được xem một video dài 4 phút bằng tiếng Anh và tiếng Triều Tiên, mà ông Trump nói là đã chiếu cho ông Kim xem.
Trên nền nhạc dồn dập và những hình ảnh mạnh mẽ, người thuyết minh trong video đặt câu hỏi: “Liệu nhà lãnh đạo này sẽ chọn thúc đẩy đất nước?… Liệu ông sẽ bắt tay hòa bình và hưởng thịnh vượng giống như ông từng nhìn thấy?… Con đường nào sẽ được chọn?”.
“Sự xuất hiện của Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong một cuộc họp sẽ làm nên lịch sử, để tỏa sáng dưới mặt trời. Một khoảnh khắc, một lựa chọn. Tương lai vẫn cần được viết lại”.
Siêu xe “Quái thú”
Ông Trump kheo siêu xe với ông Kim (Ảnh: Reuters)
Sau khi các cuộc hội đàm kết thúc, Tổng thống Trump đã quyết định “khoe” siêu xe – một chiếc limousine màu đen mang biệt danh “Quái thú” – với ông Kim Jong-un. Các phóng viên ảnh đã theo sau hai nhà lãnh đạo khi họ ngắm nghía chiếc xe và ông Kim có lúc nhìn vào bên trong xe.
Bút có chữ ký Donald Trump
Chiếc bút có chữ ký của ông Trump (Ảnh: Reuters)
Tại căn phòng nơi hai nhà lãnh đạo dự kiến ký thỏa thuận chung sau hội đàm, hai chiếc bút màu đen đã được đặt sẵn, có chữ ký của Tổng thống Trump được in màu vàng.
Nhưng cuối cùng, ông Kim Jong-un đã quyết định không sử dụng chiếc bút này mà thay vào đó dùng chiếc bút do em gái Kim Yo-jong đưa cho.
An ninh đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên đã được tăng cường nghiêm ngặt suốt chuyến đi, và không rõ liệu bút bị đổi vì lý do an ninh hay lý do chính trị.
An Bình
Theo Dantri
Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (1)
Ông Donald Trump sẽ trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp một nhà lãnh đạo Triều Tiên vào ngày 12/6 tới và sự kiện lịch sử này được kỳ vọng sẽ chấm dứt chặng đường đối đầu kéo dài suốt 70 năm giữa hai quốc gia này.
Quân đội Mỹ tiến vào Seoul vào tháng 9/1945. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Liên Xô đã đưa quân vào phía bắc còn Mỹ đưa quân vào phía nam bán đảo Triều Tiên. Cho tới năm 1948, cả hai chính quyền ở phía bắc và phía nam bán đảo Triều Tiên đều tìm cách để thống nhất bán đảo dưới một ngọn cờ của riêng mình. (Ảnh: Getty)
Một lính thủy quân lục chiến Mỹ cắm cờ Mỹ trên nóc lãnh sự quán Mỹ tại Seoul vào tháng 9/1950 sau khi lực lượng phía bắc tràn xuống và tiến hành cuộc tấn công. 15 quốc gia khác đã tham gia Lực lượng Liên Hợp Quốc do Tướng Douglas MacAthur dẫn đầu đã đẩy lùi quân Triều Tiên về phía biên giới Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Lính Trung Quốc vượt sông Áp Lục tiến vào Triều Tiên vào tháng 10/1950 và đây là thời khắc quyết định của cuộc xung đột. Lực lượng của Triều Tiên và Trung Quốc đã đẩy lùi quân Liên Hợp Quốc xuống phía nam của vĩ tuyến 38. (Ảnh: Getty)
Lãnh tụ tối cao Triều Tiên Kim Nhật Thành (hàng trên bên phải) gặp các cố vấn Liên Xô vào tháng 11/1950. Liên Xô khi đó tránh xung đột trực tiếp với lực lượng của Liên Hợp Quốc và chọn phương án cố vấn từ phía sau cho Triều Tiên. (Ảnh: Getty)
Các sĩ quan Mỹ và Triều Tiên tới ngôi làng Panmunjom ở biên giới liên Triều vào tháng 11/1951 để đàm phán đình chiến. Các cuộc đàm phán này kéo dài tới năm 1953. Tù nhân của hai phía cũng được trao trả và nhiều người Triều Tiên từ chối trở về quê nhà. (Ảnh: Getty)
Tổng thống Mỹ đắc cử Dwight Eisenhower (trái) ngồi ăn cùng các binh sĩ Mỹ tại tiền tuyến vào tháng 11/1952. Trong chiến dịch tranh cử, ông Eisenhower chỉ trích Tổng thống Harry Truman vì không thể kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên và cam kết sẽ chấm dứt cuộc chiến này. (Ảnh: Getty)
Một sĩ quan liên lạc Mỹ (phải) tranh luận với một người đồng cấp Triều Tiên vào tháng 4/1953 tại Panmujom trong cuộc đàm phán đình chiến. (Ảnh: AFP)
Hai tướng W. K. Harrison Jr. (trái) và Nam Il (phải) ký thỏa thuận đình chiến chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 3 năm trên bán đảo Triều Tiên vào tháng 7/1953. Tuy nhiên do hiệp ước hòa bình chưa được ký kết nên bán đảo Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. (Ảnh: Getty)
Theo Dantri
Những người lính Mỹ bắt tay những người lính của Quân đội Nhân dân Triều Tiên tại buổi lễ sau khi thỏa thuận đình chiến được ký kết. Thỏa thuận này thiết lập một dải đất rộng 4km làm vùng phi quân sự chia tách Hàn Quốc và Triều Tiên. (Ảnh: Getty)
Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới thăm binh sĩ Mỹ gần khu phi quân sự liên Triều vào tháng 11/1953. Một trong số các nhiệm vụ của ông Nixon là ngăn Tổng thống Hàn Quốc Rhee Syng-man, người phản đối thỏa thuận đình chiến, tái khởi động chiến tranh với hy vọng tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: Getty)
Các thủy thủ trên tàu USS Pueblo của Hải quân Mỹ chuẩn bị lên máy bay vào tháng 12/1968 sau 11 tháng bị Triều Tiên giam giữ vì nghi tiến hành hoạt động do thám. Vụ Triều Tiên bắt giữ tàu Mỹ là một trong những vụ đối đầu căng thẳng nhất giữa hai nước trong nhiều năm sau khi ký thỏa thuận đình chiến. (Ảnh: Getty)
Các lực lượng an ninh Mỹ-Hàn và Triều Tiên đụng độ tại biên giới liên Triều vào tháng 8/1976 khi những người lính Triều Tiên dùng rìu giết chết hai lính Mỹ. Các binh sĩ Mỹ được điều tới khu vực này để chặt một cây bạch dương vì cho rằng cây này chắn tầm nhìn của trạm quan sát Liên Hợp Quốc, tuy nhiên phía Triều Tiên phản đối vì cho rằng cây bạch dương do cố lãnh đạo Kim Nhật Thành tự tay trồng. (Ảnh: Getty)
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan quan sát Triều Tiên từ đài quan sát đặt tại đồn gác của Mỹ ở Khu phi quân sự liên Triều vào tháng 11/1983. "Chúng ta đang đối mặt với kẻ thù khó đoán, được vũ trang mạnh mẽ và không tiếc sức người", ông Reagan nói với các binh sĩ (Ảnh: Getty)
Tổng thống Mỹ Bill Clinton thị sát Cây cầu Không trở lại chia tách Hàn Quốc và Triều Tiên vào tháng 7/1993. "Nếu Triều Tiên phát triển hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, đó sẽ là dấu chấm hết của nước này", ông Clinton nói với các binh sĩ. (Ảnh: AFP)
(còn tiếp)
Thành Đạt
500 ngày làm Tổng thống Mỹ của ông Trump "thành công chưa từng có" Nhà Trắng đánh giá 500 ngày giữ chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump là khoảng thời gian "thành công chưa từng có". Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters) Theo người phát ngôn Sarah Sanders của Nhà Trắng: "Tổng thống Trump kể từ khi nhậm chức đến nay đã giúp tăng cường vai trò lãnh đạo, an ninh, thịnh vượng cũng...