Những khoảnh khắc khó quên năm 2017 (1)
Mỗi góc ảnh của các nhiếp ảnh gia góp phần truyền tải một thông điệp riêng về hàng loạt sự kiện xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống thế giới trong năm 2017.
Ngày 10/1, cựu Tổng thống Barack Obama gạt nước mắt và nói lời chào tạm biệt trong bài phát biểu chia tay trước khi rời nhiệm sở tại Chicago, bang Illinois, Mỹ. (Ảnh: AFP)
Tỷ phú Donald Trump tuyên thệ trở thành tổng thống đời 45 của Mỹ tại lễ nhậm chức tổ chức ở thủ đô Washington, Mỹ ngày 20/1. (Ảnh: AP)
Những người biểu tình phản đối Tổng thống Donald Trump ở bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô London, Anh ngay sau khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: Getty)
Những người tị nạn Libya ngủ trên tàu sau khi được giải cứu trên Địa Trung Hải. Các thành viên thuộc tổ chức phi chính phủ Proactive Open Arms đã giải cứu gần 300 người được nhồi nhét trên 2 chiếc xuồng cao su ở ngoài khơi bờ biển Libya ngày 27/1. (Ảnh: AP)
Bức ảnh cho thấy sự thay đổi nhân sự “chóng mặt” của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong năm 2017. Ngoại trừ Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence (cà vạt đỏ), tất cả những người trong bức ảnh này, gồm (từ trái qua phải): cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus, cựu Chiến lược gia trưởng Steve Bannon, cựu Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer và cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn đều đã từ chức hoặc bị sa thải khỏi nội các của ông Trump. (Ảnh: Getty)
Hàng trăm người biểu tình tập trung ở sân bay quốc tế John F. Kennedy tại New York, Mỹ để phản đối sắc lệnh cấm nhập cư do Tổng thống Trump ban hành đối với công dân của các quốc gia đông dân Hồi giáo. (Ảnh: Getty)
Video đang HOT
Những người phụ nữ Iraq bị mất nhà cửa nằm nghỉ ngơi trên sa mạc để chờ được sơ tán trong lúc quân đội Iraq chiến đấu với các phiến quân IS ở thành phố Mosul hồi tháng 2. (Ảnh: Reuters)
Người đàn ông vừa khóc vừa bế con gái chạy khỏi khu vực do IS chiếm đóng ở Mosul, Iraq khi xung quanh là những đống đổ nát. (Ảnh: Reuters)
Ánh mắt của Thủ tướng Đức Angela Merkel dành cho Tổng thống Donald Trump khi hai nhà lãnh đạo tổ chức họp báo ở Nhà Trắng ngày 17/3. (Ảnh: Reuters)
Một phụ nữ được sơ tán tới nơi an toàn bằng dây cáp ở Lima, Peru khi lũ lớn đổ bộ vào quốc gia này hồi tháng 3. (Ảnh: AFP)
Một nhân viên thuộc chương trình chăm sóc sức khỏe do tổ chức UNICEF của Liên Hợp Quốc tài trợ kiểm tra sức khỏe cho trẻ em suy dinh dưỡng tại Somalia. Tình trạng hạn hán dẫn tới nạn đói tràn lan ở quốc gia này. (Ảnh: AFP)
Người dân Syria vội vã rời khỏi khu vực bị không kích tại thành phố Idlib – nơi bị các phiến quân chiếm đóng. (Ảnh: Reuters)
Một phụ nữ bị thương trong vụ nổ súng trên cầu Westminster ở thủ đô London, Anh ngày 22/3. (Ảnh: Reuters)
Những người phụ nữ bế con nhỏ xếp hàng chờ mua bỉm tã bên ngoài hiệu thuốc ở Caracas, Venezuela trong bối c ảnh nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. (Ảnh: Reuters)
Cựu Tổng thống bị phế truất của Hàn Quốc, bà Park Geun-hye, rời khỏi văn phòng công tố để tới nhà giam ở thủ đô Seoul ngày 31/3. (Ảnh: Reuters)
Người đàn ông ôm mặt khóc khi ngồi cạnh khu tưởng niệm các nạn nhân trong vụ nổ bom ở nhà ga tại thành phố St. Petersburg, Nga hồi tháng 4. (Ảnh: Reuters)
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley công bố những bức ảnh chụp các nạn nhân trong vụ tấn công bằng chất độc hóa học ở Syria trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Getty)
Tàu khu trục USS Porter của Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk từ Địa Trung Hải nhằm vào căn cứ quân sự ở Syria để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khiến hàng chục dân thường thiệt mạng hồi tháng 4. (Ảnh: Getty)
(Còn tiếp)
Thành Đạt
Theo Dantri
Thái tử Ả Rập bí mật bắt giam 17 doanh nhân phương Tây?
Không chỉ bị bắt, một nguồn tin còn cho biết những doanh nhân này còn bị tra tấn.
Thái tử Salman sẽ sớm trở thành quốc vương Ả Rập.
Tờ Daily Mail của Anh cho biết, trong cuộc bắt giam 11 hoàng tử và thành viên hoàng gia Ả Rập, một điều không ngờ tới là có những doanh nhân phương Tây cũng bị tống giam. Tổng cộng, 17 doanh nhân quốc tịch gồm Mỹ, Anh, Pháp đã bị bắt giam từ đầu tháng 11. Thông tin trên được một thành viên hoàng gia Ả Rập cung cấp.
8 người Mỹ, 6 người Anh và 3 người Pháp đã bị thái tử Mohammed bin Salman bắt giữ. Trong số những thành viên hoàng gia bị điều tra tham nhũng, đáng chú ý có tỉ phú, tay chơi khét tiếng nhất Trung Đông Alwaleed bin Talal. Ông là người giàu có bậc nhất Ả Rập Saudi. Cách đây mấy ngày, một số tờ báo phương Tây cho biết cái giá tự do của bin Talal là 6 tỉ USD.
Hiện tại, những người này đang bị giam giữ tại khách sạn 5 sao Ritz Carlton. Đây được xem là "nhà ngục" xa hoa nhất thế giới cho tới thời điểm hiện tại. Một số nguồn tin khẳng định với Daily Mail rằng những người này bị tra tấn.
Người giấu tên nói: "Họ đánh đập, tra tấn, tát và xúc phạm những người bị bắt". 17 công dân phương Tây có thẻ cư trú lâu dài, cho thấy rằng họ đã làm ăn rất lâu ở Ả Rập Saudi chứ không phải tới đây du lịch.
Bức hình những hoàng gia Ả Rập nằm trên sàn đất.
Sau khi thái tử Salman bắt giữ 11 thành viên hoàng gia, Tổng thống Trump viết trên Twitter cá nhân: "Tôi có niềm tin rất lớn ở vua Salman và thái tử Salman của Ả Rập. Họ biết chính xác mình đang làm gì. Họ đang xử lý những kẻ "vắt sữa bò" quốc gia Trung Đông này trong nhiều năm".
Cách đây vài tuần, một bức ảnh chụp trong khách sạn Ritz Carlton ghi lại cảnh những thành viên hoàng gia phải nằm trên đất và chỉ được đắp chăn mỏng. Dù vậy, tính xác thực của bức hình này chưa được làm rõ.
Theo Danviet
Putin muốn tài phiệt Nga đem 1.000 tỷ USD về nước Tổng thống Nga Vladimir Putin mong muốn giới tài phiệt Nga đem tài sản ở nước ngoài, trị giá vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD về nước trong bối cảnh Mỹ tiếp tục gây sức ép bằng cấm vận. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Phát biểu trước các nhà lập pháp Nga hồi đầu tuần, ông Putin nhắc đến một chính sách ưu đãi...