Những khoảnh khắc hạnh phúc chỉ khi làm mẹ mới cảm nhận được
Cho dù đó chỉ là những điều nhỏ nhặt và đôi khi còn hơi “ngớ ngẩn” nhưng đó là những khoảnh khắc hạnh phúc chỉ khi làm cha mẹ bạn mới có thể cảm nhận được.
Làm mẹ có nghĩa là hạnh phúc và vất vả trong từng khoảnh khắc. Có những lúc bạn như kiệt sức khi con sốt ban đêm hay bé quấy khóc không ăn, không ngủ mà không hiểu lý do. Nhưng may mắn là những khoảnh khắc đó lại ít hơn những khoảnh khắc tuyệt vời mà bạn có được. Cho dù đó chỉ là những điều nhỏ nhặt và đôi khi còn hơi “ngớ ngẩn” nhưng đó là những khoảnh khắc hạnh phúc chỉ khi làm mẹ bạn mới có thể cảm nhận được.
Làm mẹ là hy sinh, là vất vả, là mất ngủ triền miên…
1. Đó là lần đầu tiên bé tự ngủ trong giường hoặc cũi của mình.
2. Rời khỏi sân chơi ra về mà không có nước mắt.
3. Một giấc ngủ ngắn kéo dài 3 giờ đồng hồ đôi khi cũng làm cha mẹ hạnh phúc.
4. Khi con mở gói quà và hét lên sung sướng rồi nói lời cảm ơn bạn.
5. Lần đầu tiên con của bạn ngủ một giấc dài suốt đêm đến tận sáng.
Video đang HOT
6. Thời điểm bé ăn một món ăn tốt cho sức khỏe mà không cần tranh cãi quá nhiều với bạn.
7. Khi chứng kiến con chập chững đi những bước đi đầu tiên.
8. Khi con bạn chia sẻ đồ chơi với những đứa trẻ khác một cách dễ dàng ở công viên.
9. Khi bạn nấu một món ăn mới và bé con nhà bạn mê tít món đó.
10. Khi một mẹo được truyền lại từ bà ngoại hoặc những bà mẹ khác lại có tác dụng thần kỳ trong việc chữa táo bón cho con.
11. Khi bạn rời khỏi siêu thị với nhóc con nhà mình mà không phải mua kẹo hay một số đồ chơi nhựa rẻ tiền mà bé đòi, trong khi đã mua được tất cả những thứ đã lên danh sách.
… Nhưng cũng chỉ làm mẹ bạn mới cảm nhận được những niềm hạnh phúc đặc biệt mà những đứa trẻ mang đến.
12. Lần đầu tiên nhóc nhà bạn bập bẹ được câu “bố/mẹ”.
13. Bạn sẽ tan chảy khi nghe câu: “Con yêu bố/mẹ”.
14. Đêm đầu tiên không cần đóng bỉm mà bé không tè dầm ra ga, đệm.
15. Khi bé ăn hết khẩu phần ăn của mình với cảm giác ngon miệng.
16. Và trên hết, khi em bé được sinh ra, có một khoảnh khắc bạn phải trải qua sự đau đớn, khó khăn, sợ hãi và cả những giọt nước mắt để một sinh linh chào đời. Khoảnh khắc đó quả thật rất hạnh phúc!
Còn bạn, bạn cảm thấy hạnh phúc nhất với khoảnh khắc nào khi làm mẹ? Chắc chắn danh sách này sẽ còn kéo dài vì mỗi người làm mẹ lại có những trải nghiệm không giống nhau.
Theo Trí Thức Trẻ
Tuyệt đối không chườm quá nóng hoặc quá lạnh khi trẻ sốt cao
Những trường hợp trẻ bị sốt có kèm tình trạng ngủ ly bì, bỏ bú hoàn toàn hay biểu hiện co giật tay chân, khó thở..., cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Ảnh minh họa: Internet
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết sốt siêu vi là gì, có nguy hiểm không, phòng và trị bệnh này như thế nào?
Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhi nhiễm siêu vi là sốt cao 39-40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, quấy khóc. Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật.
Đáng lưu ý là khi trẻ bị co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não.
Trường hợp trẻ sốt cao nên lau mát cho trẻ bằng cách dùng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt trẻ 2 độ C để lau trán, mặt, cổ, nách, bẹn, lưng, bụng trẻ.
Không nên dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau trẻ. Khi trẻ nóng sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước khi đưa trẻ đến bệnh viện.
Nếu trẻ bị co giật thì phải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn (nhét viên hạ sốt vào hậu môn).
Siêu vi có thể gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm gan... Và mỗi loại siêu vi có áp lực với những cơ quan khác nhau trong cơ thể người nên có thể gây ra những bệnh khác nhau. Sốt là biểu hiện của một bệnh nào đó, có thể nặng nhẹ tùy theo nhiều yếu tố như loại virut, độc lực virut...
Vì vậy, khi trẻ sốt cao đột ngột thì phụ huynh cần hạ sốt ngay cho trẻ, sốt siêu vi có một số triệu chứng giống viêm não, viêm não Nhật Bản, do vậy thấy trẻ có các triệu chứng như trên các bậc cha mẹ không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị đúng bệnh và kịp thời. Để tránh những di chứng đáng tiếc của bệnh viêm não.
Theo TPO
Sốt nhẹ ở trẻ: Coi chừng bệnh nặng! Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể. Ở trẻ em, thân nhiệt rất dễ thay đổi. Nếu phát hiện nhiệt độ cơ thể trẻ trên 38 độ C có nghĩa là trẻ đang bị sốt. Lúc này, trẻ thường có có biểu hiện bứt rứt trong người, quấy khóc, tay chân lạnh, người nóng, mặt đỏ bừng, khát nước, đồ mồ...