Những khoảnh khắc đối mặt tử thần của phóng viên quốc tế
Nhiều phóng viên đã bị thương, thậm chí đánh đổi cả tính mạng, khi tác nghiệp tại các điểm nóng xung đột hay những khu vực nguy hiểm trên toàn thế giới.
Các chuyên gia pháp y làm việc tại hiện trường vụ nổ bom xe khiến một phóng viên điều tra thiệt mạng tại Bidnija, Malta ngày 16/10/2017.
Các phóng viên tác nghiệp tại hiện trường vụ nổ bom ở Kabul, Afghanistan ngày 30/4. Vụ tấn công này dường như cố tình nhằm vào các phóng viên đưa tin tại Afghanistan và khiến 9 phóng viên thiệt mạng. Tổ chức khủng bố IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ việc.
Phóng viên ảnh Palestine Yaser Murtaja, 30 tuổi, được sơ tán trong vụ đụng độ giữa người Palestine và quân đội Israel tại dải Gaza hôm 6/4.
Phóng viên ảnh Gleb Garanich của hãng thông tấn Reuters bị thương khi tác nghiệp trong vụ xô xát giữa cảnh sát và những người biểu tình tại Kiev, Ukraine năm 2013.
Các phóng viên, trong đó có phóng viên ảnh của New York Times và Getty, chạy tới nơi trú ẩn trong vụ đánh bom do máy bay của chính phủ Libya tiến hành ở gần điểm kiểm soát an ninh hồi năm 2011.
Phóng viên Pháp Remi Ochlik đeo mặt nạ tác nghiệp tại Cairo, Ai Cập vào tháng 11/2011. Remi Ochlik đã thiệt mạng vào ngày 22/2/2012 tại thành phố Homs, Syria khi ở trong ngôi nhà bị trúng rocket. Ít nhất 3 phóng viên khác cũng thiệt mạng trong vụ tấn công này.
Video đang HOT
Cảnh sát chống bạo động đẩy phóng viên Hy Lạp Tatiana Bolari trong cuộc biểu tình tại Athen. Cảnh sát đã tấn công một số thành viên của đoàn báo chí đưa tin về vụ biểu tình này.
Kenji Nagai, phóng viên quay phim Nhật Bản, vẫn cố gắng chụp ảnh trong tư thế nằm xuống đất khi bị thương sau vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở Yangon, Myanmar năm 2007.
Phóng viên ảnh Yannis Behrakis của Reuters ẩn nấp sau bức tường trong cuộc đấu súng giữa lực lượng Israel và các tay súng Palestine ở Bờ Tây.
Asif Hassan, phóng viên ảnh của hãng thông tấn AFP, ngồi trong xe cảnh sát sau khi bị đạn găm trúng ngực trong cuộc biểu tình tại Karachi, Pakistan năm 2015.
Lính Israel cõng một phóng viên bị thương ở chân sau cuộc đối đầu giữa lực lượng Israel và các phiến quân IS tại tây Mosul, Iraq ngày 13/6/2017.
Phóng viên Ayman al-Sahili của Reuters đau đớn khi bị tay súng bắn tỉa bắn vào chân trong lúc tác nghiệp tại thành phố Aleppo, Syria năm 2012.
Nữ phóng viên ngã xuống đất sau khi hít phải khí do quân đội Israel phóng trong vụ đụng độ với người biểu tỉnh ở dải Gaza năm 2015.
Phóng viên Moamen Qreiqea bị mất cả hai chân trong cuộc không kích của Israel năm 2008 khi tác nghiệp tại dải Gaza. Phóng viên này sau đó vẫn tiếp tục sự nghiệp báo chí dù cơ thể không còn lành lặn.
Phóng viên David Lewis (trái) của Reuters nấp sau xe bọc thép của Liên Hợp Quốc khi tác nghiệp tại Congo năm 2006.
Cảnh sát chống bạo loạn Thổ Nhĩ Kỳ đẩy một phóng viên ảnh trong cuộc biểu tình tại Quảng trường Taksim ở Istanbul năm 2013.
Phóng viên Antonio Mendoza Quintero được cấp cứu tại bệnh viện ở Honduras sau khi bị thương trong vụ nổ súng năm 2013.
Phóng viên Serhiy Nikolayev ngồi trên ghế tại làng Pesky ở thành phố Donetsk, nơi phiến quân kiểm soát, ở Ukraine năm 2015. Phóng viên này sau đó đã thiệt mạng khi một vụ tấn công bằng đạn pháo xảy ra tại ngôi làng này.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Nữ nhà báo phanh phui hồ sơ Panama bị sát hại
Daphne Caruana Galizia, một phóng viên điều tra của Malta, người đã phanh phui hồ sơ Panama về các vụ tham nhũng, trốn thuế ở nhiều nước trên thế giới, đã thiệt mạng trong một vụ nổ bom gần nhà riêng hôm 16/10, giới chức địa phương cho biết.
Bà Daphne Caruana Galizia (Ảnh: Reuters)
Báo The Sun dẫn nguồn tin cảnh sát địa phương cho biết, nữ nhà báo Daphne Caruana Galizia, 53 tuổi, thiệt mạng vào chiều 16/10 khi chiếc xe của bà bất ngờ phát nổ không lâu sau khi rời nhà riêng ở Bidnija, gần Mosta (Malta).
Thông tin ban đầu cho thấy, chiếc xe nổ tung do một quả bom gài sẵn trong xe của bà Galizi. Hiện cảnh sát chưa xác định được bất cứ nghi phạm nào liên quan đến vụ đánh bom trên.
Truyền thông địa phương cho biết, cách đây khoảng nửa tháng, bà Galizia đã trình báo cảnh sát về việc xuất hiện những lời đe dọa nhằm vào bà.
Hiện trường vụ đánh bom (Ảnh: Getty)
Những năm gần đây, bà Galizia dành phần lớn công việc cho tìm hiểu và phanh phui hồ sơ Panama. Việc phanh phui hồ sơ mật này đã khiến bà Galizia được Politico bình chọn là một trong 28 người sẽ tạo ra "cơn địa chấn" ở châu Âu năm 2017.
Bà Galizia bắt đầu sự nghiệp báo chí từ những năm 1980 với vai trò là một nhà phê bình cho S unday Times of Malta. Sau đó bà làm biên tập viên cho Malta Independent. Trang blog cá nhân của bà ra mắt năm 2008 cũng là một trong những trang được đọc nhiều nhất ở Malta.
Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu liên quan đến chứng từ thuế của công ty luật Mossack Fonseca trong suốt 40 năm từ năm 1977 đến tháng 12/2015. Tài liệu tiết lộ về hoạt động rửa tiền và trốn thuế liên quan đến khoảng 140 chính trị gia, hàng chục tỷ phú và cá nhân nổi tiếng...
Sau quá trình điều tra và phân loại của 400 phóng viên đến từ 107 tổ chức truyền thông của hơn 80 quốc gia, ICIJ đã công bố một phần Hồ sơ Panama vào đầu tháng 4 và được coi là vụ tiết lộ tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử. Đợt công bố lần hai bao gồm thông tin về hơn 200.000 công ty bình phong ở nước ngoài do giới nhà giàu thiết lập.
Minh Phương
Theo Washington Post
Thứ trưởng Nhật Bản từ chức vì cáo buộc quấy rối tình dục phóng viên Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Junichi Fukuda tuyên bố từ chức hôm 18/4 sau khi bị cáo buộc quấy rối tình dục một nữ phóng viên, điều ông bác bỏ. Ông Junichi Fukuda trả lời báo chí về cáo buộc quấy rối tình dục nhiều nữ phóng viên hôm 18/4. Ảnh: Kyodo News. Ông Junichi Fukuda, 58 tuổi, khẳng định rằng câu...