Những khoảnh khắc đẹp về tình mẫu tử trong thế giới động vật
Các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới đã chụp lại những khoảnh khắc đẹp về tình mẫu tử thiêng liêng trong thế giới động vật.
Gấu cái Bắc Cực nuôi con một mình và cực kỳ bảo vệ chúng. Gấu đực hầu như không có vai trò gì trong cuộc sống của gấu con – thậm chí đã có báo cáo về việc con đực giết chết con của chính mình. Gấu cái Bắc Cực chăm sóc đàn con trong 28 tháng đầu đời, dạy chúng cách săn mồi và các kỹ năng khác cần thiết để sinh tồn.
Báo săn cũng là những bà mẹ đơn thân, nuôi một lứa từ 3 đến 5 con một mình. Trong loài báo săn, con đực và con cái chỉ tương tác với nhau mùa giao phối. Báo săn con lúc mới sinh chưa mở mắt, rất yếu ớt và phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ để sinh tồn. Cứ vài ngày, báo săn mẹ sẽ đưa đàn con di chuyển, tránh xa khỏi những kẻ săn mồi. Bất chấp những nỗ lực này, tỷ lệ tử vong của báo săn con vẫn cao trong sáu tuần đầu tiên vì báo mẹ sẽ buộc phải để chúng một mình và đi săn. Báo con sẽ sống với mẹ cho đến khi chúng được 18-24 tháng tuổi.
Giống như con người, đười ươi cái có mối liên kết bền vững, lâu dài với con cái của chúng. Theo Orangutan Foundation International, đười ươi sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ trong hai năm đầu đời. Chúng sẽ bám vào bụng, bên hông và lưng của mẹ khi mẹ di chuyển qua rừng rậm. Đười ươi vẫn ở với mẹ cho đến khi chúng được khoảng 10 tuổi. Đười ươi cái thường xuyên quay trở lại thăm mẹ cho đến khi chúng 15 hoặc 16 tuổi.
Nhím thường sinh khoảng 4 đứa con. Theo National Geographic, một con nhím mới sinh sẽ có lông mềm, nhưng chúng sẽ cứng lại chỉ sau vài ngày. Nhím con sống với mẹ trong hai tháng trước khi chúng sẵn sàng tự mình đi săn mồi.
Chồn Opossum thường cõng con trên lưng. Theo National Geographic, chồn Opossum nhỏ như ong mật lúc mới sinh ra và phát triển trong túi của mẹ. Chồn Opossum có thể sinh ra hơn 20 con trong một lứa, nhưng chỉ một nửa sống sót.
Nuôi con nhỏ là việc của cả gia đình Cáo đỏ. Theo Live Science, Cáo đỏ con được nuôi bởi cả mẹ và bố. Anh chị lớn hơn đôi khi cũng sẽ giúp một tay bằng cách mang cho các em của mình thức ăn.
Không giống như một số loài bò sát, cá sấu cái bảo vệ con non của chúng và sẽ mang trứng trong mõm để hỗ trợ ấp nở. Một con cá sấu cái sẽ đẻ từ 10 đến 50 quả trứng. Trước khi đẻ, cá sấu sẽ xây một tổ từ bùn và cành cây khô. Nhiệt độ của tổ quyết định giới tính của cá sấu con con và cá sấu mẹ sẽ cố gắng đạt được nhiệt độ thích hợp trong tổ để tạo ra cả con đực và con cái. Đến khi trứng nở, cá sấu mẹ sẽ bế con xuống nước. Cá sấu mẹ cũng sẽ mang những quả trứng chưa nở, đưa chúng vào miệng để cố gắng mở chúng ra.
Chim cánh cụt hoàng đế cái có thể di chuyển lên đến 50 dặm để mang thức ăn cho con. Theo National Geographic, chim cánh cụt hoàng đế cái sẽ để lại trứng của mình cho con đực để bảo vệ nó trong khi cô rời khỏi nơi sinh sản để bắt cá. Người mẹ sẽ trở lại và mang thức ăn cho con mới nở. Chim cánh cụt hoàng đế đực sẽ rời đi, để lại con cái nuôi con một mình.
Gấu Koala cái che chở cho con trong túi của chúng trong sáu tháng. Theo National Geographic, một con gấu Koala có kích thước tương đương với một hạt thạch khi được sinh ra. Không có lông, thị giác và thính giác chưa phát triển. Chúng sẽ dành sáu tháng trong túi mẹ cho đến khi phát triển đủ để ra ngoài. Sau đó, chúng sẽ ở gần mẹ, thường cưỡi trên lưng mẹ.
Gấu trúc rất cẩn thận khi chăm sóc đàn con mới sinh của chúng. Một con gấu trúc con khi mới sinh chỉ nặng khoảng chưa đến 1kg. So sánh, một con gấu trúc trưởng thành có thể nặng tới hơn 130kg. Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế, những chú gấu trúc con sẽ sống cùng mẹ cho đến khi chúng được 18 tháng tuổi. Đôi khi gấu trúc mẹ sẽ sinh đôi, nhưng chúng không thể chăm sóc cả hai con cùng một lúc nên thường sẽ bỏ rơi một con, theo BBC Earth.
Bò rừng sống theo bầy đàn. Theo Live Science, đàn bảo vệ cả bò mẹ và con khỏi các mối đe dọa bên ngoài. Một con bò rừng cái sẽ sinh con sau chín tháng, chúng sẽ trưởng thành sau 2 hoặc 3 tuổi.
Những con voi châu Phi sống theo đàn, được dẫn dắt bởi một con voi cái lớn tuổi. Khi voi con được sinh ra, chúng có thị lực kém nhưng có thể nhận ra mẹ thông qua mùi hương, xúc giác và âm thanh, theo Th Think Co. Voi mẹ có trách nhiệm cho con ăn, nhưng toàn bộ đàn bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi.
Cả Diệc bạch đực và cái đều cùng nhau ấp trứng trong tổ. Theo the National Park Service, Diệc bạch cái là những bà mẹ hiền lành. Diệc bạch con sẽ ở trong tổ khoảng ba tuần trước khi thực hiện những chuyến du ngoạn nhỏ qua những tán cây và cuối cùng là những chuyến bay đầu tiên của chúng lúc 5 đến 6 tuần tuổi.
Khi nuôi con, hải cẩu voi không ăn gì. Theo National Geographic, hải cẩu voi cái, sau khi mang thai 11 tháng, sinh ra hải cẩu con vào cuối mùa đông và sẽ nuôi nó trong một tháng. Cả hai đều tự duy trì năng lượng dự trữ trong mỡ của mình.
"Chộp" những khoảnh khắc trùng hợp tình cờ đầy bất ngờ
Đôi lúc các nhiếp ảnh gia tình cờ "chộp" được những khoảnh khắc trùng hợp bất ngờ đầy hài hước.
Chỉ trùng hợp thôi các ông đừng có nghĩ "đen tối" nhé.
Làm gì có người nào tay dài được như thế.
Khỏe quá, cõng được cả "mặt trời".
Khoảnh khắc tình cờ trùng hợp hài hước.
Mải chụp ảnh không cần đến đồ ăn nữa luôn.
Vị trí đẹp đâu phải lúc nào cũng tốt.
Đã ai làm gì đâu mà hốt hoảng thế cô gái.
Không phải mặt chú rể đâu nha.
Buồn ngủ quá rồi mọi người ạ.
Chộp đúng khoảnh khắc, bức ảnh sẽ có ý nghĩa khác ngay.
Hình ảnh khiến nhiều người phải giật mình.
Hà mã con hiếu chiến "tả xung, hữu đột" giữa bầy cá sấu nhưng lại sợ chạy khi gặp phải trâu rừng Khoảnh khắc đáng yêu của một con hà mã con quá tự tin khi dám trêu đùa con cá sấu đang ngủ. Đoạn video do Rainer Marthe, 44 tuổi, quay lại cảnh cuộc chạm trán giữa hà mã con và cá sấu ở Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi . Khi bắt đầu video, con hà mã tiếp cận con cá sấu, nó...