Những khoảnh khắc đẹp bình dị của cầu Long Biên
Cầu Long Biên gắn liền với lịch sử hai cuộc kháng chiến của dân tộc, chứng kiến bao đổi thay của Thủ đô Hà Nội.
Tới nay, cầu Long Biên đã hơn 100 tuổi, khoác lên mình màu sắc cũ kỹ dù được tu sửa nhiều lần.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Cây cầu này gắn liền với lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, chứng kiến bao đổi thay của Thủ đô Hà Nội. Những giá trị của quá khứ như vẫn lắng đọng trên từng nhịp cầu.
Cây cầu dưới ánh hoàng hôn. Tia nắng buông quyện với màu vàng, nâu của cầu Long Biên tạo nên khung cảnh lãng mạn trên sông.
Cảnh hoàng hôn trên cầu Long Biên khơi gợi nhiều cảm xúc, là nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhiếp ảnh gia.
Đi dọc cầu, bạn sẽ thấy bãi bồi xanh ngát với vườn chuối, ruộng râu bạt ngàn. Đối diện là câu cầu Chương Dương hiện đại, ồn ào và huyên náo.
Ta dễ dàng gặp những hàng rong buôn bán vài thứ quà quê như quả cóc, quả ổi, củ đậu hay mớ tôm, mớ cá vừa đánh bắt dưới sông được người dân mang lên cầu.
Khi tối hẳn, các hàng trà đá, trà chanh bày ra với vài ba chiếc chiếu giản dị. Bạn sẽ thấy cảm giác thanh bình, xen lẫn chút xưa cũ. Điều đó đối lập với bên kia, cầu Chương Dương nhộn nhịp, đèn sáng lung linh, tượng trưng cho nhịp sống hiện đạị.
Video đang HOT
Cầu Long Biên có các phần đường dành cho người đi bộ, xe cơ giới và tàu hỏa.
Đây cũng là cây cầu hiếm hoi ở nước ta, các phương tiện di chuyển phía bên trái đường.
“Phía sông Hồng / Những cánh buồm / những cánh buồm nâu / Những con thuyền dắt nhau về đâu / Bãi dâu chiều khuất xa / Mãi vẫn là tuổi thơ tôi – Hà Nội”… là những lời hát nhạc sĩ Nguyễn Cường khéo léo khắc họa về cây cầy gắn bó với bao thế hệ trong tác phẩm Nhớ tuổi thơ Hà Nội.
Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 2 km, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây dường như hoàn toàn tách biệt.
Đây là nơi sinh sống của những người dân lao động nghèo.
Họ sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, nông nghiệp và lao động thuê.
Phương Anh
Ảnh: Ngô Trung Dũng
Theo Zing
17 điểm tham quan không nên bỏ qua khi tới Hà Nội
Bộ ảnh này nhằm lưu lại những điểm đến đặc trưng của thủ đô, các công trình vốn đã quá thân thuộc với những người gắn bó với mảnh đất này.
Nhà hát lớn Hà Nội: Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911. Đây là một trong những địa điểm thăm quan nổi tiếng tại thủ đô. Tôi thích nhất là ngồi ở hiên nhà hát lớn vào buổi đêm, nghe nhạc và ăn kem Tràng Tiền, ngắm dòng người qua lại.
Nhà thờ lớn Hà Nội (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse): Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1886 - là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của Tổng giám mục. Đây cũng là một nhà thờ lâu đời ở Hà Nội, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (quận Ba Đình): Hơn 10 năm qua, tôi đi xe máy qua qua lăng biết bao lần, nhưng lần này tôi mới lại đứng gần như thế này.
Ga Hà Nội được xây dựng và hoàn thành vào năm 1900, có quy mô lớn nhất Đông Dương thời kỳ đó. Rất nhiều khi tôi chỉ muốn nhảy lên tàu, đến một bến nào đó, và bắt đầu khám phá, chắc tuyệt lắm.
Con đường gốm sứ được xây dựng và hoàn thành năm 2008 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nơi đây được tổ chức Guinness thế giới công nhận đây là bức tranh gốm dài nhất thế giới.
Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa hồ Tây. Phủ thờ Liễu Hạnh công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Ngày rằm, hay đầu tháng, người dân đến phủ Tây Hồ lễ bái xì xụp. Cảnh chen lấn, xô đẩy, móc túi hò hét diễn ra thường xuyên tại nơi thanh tịnh, khiến mình không bao giờ có ý định đến vào những ngày này.
Thác nước hàng Đậu là công trình xây dựng năm 1894, nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng.
Nhà khách chính phủ - số 12 Ngô Quyền, trước là phủ khâm sai Bắc Kỳ. Sau cách mạng tháng 8/1945, ngôi nhà này là Bắc Bộ Phủ - trụ sở của chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 8/1945-12/1946. Giờ đây nơi này trở thành một trong những nơi để các cô dâu chú rể chụp ảnh cưới bên cạnh vườn hoa con cóc.
Tháp nước Hàng Đậu là công trình xây dựng năm 1894 - thường được người dân lầm tưởng gọi là Bốt Hàng Đậu, nằm giữa ngã 5 sầm uất cạnh vườn hoa Hàng Đậu. Ngày xưa, công trình phủ rêu phong, có nét đẹp riêng. Khi được tu sửa nhân dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tháp được khoác một tấm áo mới.
Tượng đài Lý Thái Tổ đặt tại Vườn hoa Chí Linh (là tên gọi khác của Vườn hoa Lý Thái Tổ) - người có công khai lập kinh thành Thăng Long. Vườn hoa nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, tại trung tâm thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, vừa được dựng vào năm 2004.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, do Pháp xây dựng (1898-1902).
Buổi tối, lên đây ngắm trăng sao, hóng gió thì tuyệt vời. Những ngày trời se lạnh, ăn ngô nướng, mực nướng trên cầu thì khỏi chê.
Bảo tàng lịch sử Việt Nam là nơi lưu giữ những hiện vật, phản ánh các nền văn hóa, lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tôi rất thích kiến trúc ở đây, nhưng thú thực chưa vào. Lúc chụp tấm ảnh này đã muộn quá, nên đành hẹn dịp khác.
Nhà thờ Hàm Long là một trong những nhà thờ đẹp nhất Hà Nội, với hai mặt tiền nằm trên các tuyến phố Hàm Long và Ngô Thì Nhậm. Đây cũng là nơi được nhiều cô dâu chú rể lựa chọn tổ chức đám cưới. Nhà thờ có không gian rộng, các họa tiết trang trí bằng dây thừng kiểu dây áo dòng Phanxico, vừa cổ kính vừa hiện đại.
Đối với nhiều người trẻ, có lẽ khu này nổi tiếng với món nộm chim bồ câu được bán đối diện.
Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, là chợ lớn nhất trong khu phố cổ. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm, từ thời phong kiến nhà Nguyễn.
Nói chung, chợ này chỉ cho khách mua buôn và du khách nước ngoài. Tôi chưa bao giờ vào.
Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị nằm tại 91 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một công trình kiến trúc, văn hóa dành cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, các hội nghị khoa học, triển lãm... Công trình được khởi công vào ngày 1/1/1978 trên nền cũ của nhà Đấu Xảo Hà Nội (bị bom phá hủy trong Thế chiến lần thứ 2), tới ngày 1/9/1985 thì hoàn thành.
Tôi nhớ nhất những ngày tập nhảy hip hop trên này, chỗ sảnh to có lát đá hoa, tập được một lúc thì bị mấy anh bảo vệ ra đuổi.
Di tích cột cờ Hà Nội - hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội - là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội, dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố. Công trình nằm trên mặt đường Điện Biên Phủ - đối diện công viên Lenin và cùng trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Tháp Rùa ở hồ Gươm.
Theo Zing News
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp 112 tuổi của cầu Long Biên Trước những tranh cãi quanh việc trùng tu hay xây mới cầu Long Biên, cùng chiêm ngưỡng lại vẻ đẹp của cây cầu 112 tuổi đã gắn liền với lịch sử và in sâu trong tiềm thức người dân Hà Nội. Hình ảnh sông Hồng thơ mộng mỗi sớm bình minh và hoàng hôn trên cầu Long Biên Cây cầu vẫn đưa những...