Những khoảnh khắc ấn tượng của Hải quân Mỹ năm 2017
2017 được xem là một năm “sôi động” của Hải quân Mỹ khi có các tàu chiến mới được biên chế và triển khai hoạt động ở các vùng biển trên toàn thế giới.
Các thủy thủ Mỹ nằm trên boong tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower phủ đầy tuyết khi trở về nhà sau một chiến dịch ngày 7/1. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Tàu khu trục USS John S. McCain hoạt động trên Biển Đông ngày 22/1 trong chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Một binh sĩ hải quân Mỹ tham gia khóa huấn luyện sức bền tại Trung tâm huấn luyện tác chiến rừng ở Okinawa, Nhật Bản ngày 17/2. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Máy bay trinh sát Hawkeye của Hải quân Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay USS Carl Vinson sau khi tuần tra trên Biển Đông ngày 3/3. (Ảnh: AP)
Tàu tấn công đổ bộ USS Makin Island di chuyển trên biển Ả-rập ngày 3/3. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Các kỹ thuật viên và lính cứu hỏa Mỹ luyện kỹ năng khắc phục đường ống bị vỡ trong đợt huấn luyện trên tàu USS Bary ngày 5/3. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Video đang HOT
Các thành viên đội nhảy dù Leap Frogs của Hải quân Mỹ nhảy ra ngoài máy bay C-130 Hercules ở Mississipi ngày 6/4. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Tàu khu trục USS Porter phóng tên lửa hành trình từ Địa Trung Hải tấn công các mục tiêu ở Syria ngày 7/4. (Ảnh: Reuters)
Lính Hải quân Mỹ sơ tán hai con chó đến trường tiểu học Pine Forest ở thành phố Houston – nơi tạm trú của những người dân chịu ảnh hưởng của siêu bão Harvey hồi tháng 8. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Hỏa lực phóng từ vũ khí trên tàu USS Oscar Austin trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở Vòng Bắc Cực ngày 12/9. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Tàu khu trục USS John Paul của Hải quân Mỹ phóng tên lửa SM-6 tiêu diệt một tên lửa đạn đạo tầm trung mô phỏng trong cuộc thử nghiệm ở ngoài khơi Hawaii ngày 29/8. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Lính hải quân Mỹ nắm tay an ủi một phụ nữ trong chiến dịch sơ tán người dân ở Puerto Rico khi bão Maria đổ bộ ngày 25/9. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Hải quân Mỹ ngày 7/10 đưa vào hoạt động tàu ngầm USS Washington, tàu ngầm thứ 14 của lớp Virginia và là tàu ngầm tấn công mới nhất, tại căn cứ hải quân ở bang Virginia. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Các thủy thủ hải quân giải cứu một con rùa bị mắc kẹt vào chiếc thuyền đắm hôm 16/10. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
3 tàu sân bay USS Nimitz, USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt cùng các tàu hộ tống tập trận chung tại Thái Bình Dương ngày 12/11. Đây là cuộc tập trận hiếm hoi có sự tham gia đồng thời của cả 3 tàu sân bay Mỹ. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Một thủy thủ hướng dẫn máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Reagan ngày 18/11. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Trên tàu USS Nimitz, một thủy thủ Hải quân Mỹ dành nụ hôn cho vợ khi trở về nhà sau một chiến dịch ngoài khơi. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ di chuyển trên Đại Tây Dương vào ban đêm. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Thành Đạt
Theo Dantri
7 thủy thủ Mỹ có thể đã chấp nhận hy sinh cứu tàu chiến
Các thủy thủ có thể đã chờ chết trong khoang ngập nước trong khu trục hạm Mỹ bị đâm khi cửa khẩn cấp đóng lại ngăn tàu bị chìm.
7 thủy thủ thiệt mạng trên tàu khu trục USS Fitzgerald. Ảnh: Reuters
Hải quân Mỹ đang điều tra khả năng 7 thủy thủ thiệt mạng trong vụ khu trục hạm USS Fitzgerald va chạm với tàu hàng Philippines tuần trước có thể đã mắc kẹt ở khoang ngập nước của tàu khi các cửa sập khẩn cấp được đóng lại để ngăn tàu bị chìm.
Tàu Fitzgerald va chạm với tàu hàng Philippines vào sáng sớm ngày 17/6 ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản. Cú đâm cực mạnh khiến tàu Fitzgerald bị thủng tại khoang ngủ của các thủy thủ, trong khi phần kiến trúc thượng tầng phía trên bị đâm lõm.
Các điều tra viên cho rằng 7 thủy thủ thiệt mạng đã bị khóa chặt bên trong những căn phòng kín cho đến khi chúng ngập nước, chương trình Good Morning America của kênh ABC đưa tin. Chỉ huy tàu buộc phải đóng các cánh cửa lại để ngăn tàu chìm vì nước tràn vào, trong khi các thủy thủ mắc kẹt chấp nhận số phận.
Stanley Rehm, bác của Gary Leo Rehm Jr, 37 tuổi, một trong 7 thủy thủ thiệt mạng, khẳng định cháu ông đã quyết định hy sinh bản thân để cứu đồng đội.
Gary Rehm đã cứu hơn 10 đồng đội lúc nước tràn vào tàu và vẫn tiếp tục đi xuống để tìm kiếm thêm nhiều người khác khi những cánh cửa sập đóng lại, Stanley chia sẻ với kênh Fox 8 Cleveland.
"Cha cậu ấy nói Rehm cứu được 20 người", ông Stanley cho biết. "Nó lao xuống nơi người ta mắc kẹt để cứu họ".
Theo Stanley, "con tàu chìm khá nhanh và họ phải đóng các cánh cửa để cứu cả chiến hạm". "Họ phải hy sinh số ít để cứu số đông. Tôi đoán cháu tôi đã hy sinh như một anh hùng", ông quả quyết.
Theo ông David Dykhoff, thuyền trưởng hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, "về mặt tâm lý, họ luôn có xu hướng chiến đấu đến cùng với mọi thảm họa hay thương vong và bảo vệ phần còn lại của tàu". "Tôi đảm bảo bất ký ai cũng sẽ làm tất cả những gì có thể", ông Dykhoff nhấn mạnh.
Cả Mỹ và Nhật Bản đều đang tiến hành hàng loạt cuộc điều tra nhằm tìm hiểu vì sao tàu hàng Philippines có thể va chạm với khu trục hạm Mỹ trong điều kiện thời tiết quang đãng.
Ông Scott Cheney-Peters, người từng làm việc trên tàu Fitzgerald từ năm 2006 đến 2008, cho rằng tai nạn xảy ra là do con người.
"Rất nhiều thứ có thể phát sinh kể cả khi đội ngũ vận hành ở một hoặc cả hai tàu đã làm tất cả mọi việc trong khả năng để tránh va chạm", Cheney-Peters cho hay.
Hải quân Mỹ, nhà chức trách Nhật và chủ sở hữu tàu hàng Philippines từ chối bình luận về các khía cạnh của cuộc điều tra đang được tiến hành cũng như lý do tại sao hai tàu không nhìn thấy nhau trước thời điểm va chạm.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Máy bay chiến đấu đâm trúng thủy thủ trên tàu sân bay Mỹ Một thủy thủ Mỹ đã phải nhập viện do bị thương nặng sau khi va quệt với một máy bay chiến đấu đang được kéo trên boong tàu sân bay USS Carl Vinson, hãng tin RT cho biết. Trên boong tàu sân bay Mỹ (Ảnh minh họa: Military) Theo RT, vụ việc xảy ra hồi cuối tuần trước buộc tàu USS Carl Vinson...