Những khoản “tiền tươi” của phiến quân IS
Bằng cách kiểm soát các khoản lương dành cho các cơ quan và “thu thuế” công việc kinh doanh ở những khu vực đang nắm giữ tại Iraq và Syria, nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang thu lợi bất chính để có ngân sách cho các hoạt động tấn công khủng bố.
Trong một bộ phim tài liệu do BBC thực hiện gần đây, IS đang kiếm lời từ các nhóm đối địch ở cả Damascus (Syria) và Baghdad (Iraq), thu về hàng chục triệu USD tiền mặt từ việc bán dầu và “thu thuế” từ các khoản lương mà chính phủ Iraq gửi cho các nhân viên.
Các tay súng của IS (Ảnh: AP)
Bộ phim của BBC có tên “World’s Richest Terror Army” đã phỏng vấn các quan chức tại Washington, Baghdad và giới chức khu vực người Kurd ở miền Bắc Iraq để xác nhận xem về những thông tin liên quan đến các hoạt động nêu trên của IS.
Ông Danny Glaser, trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ, cho biết: “Một lượng dầu lớn đã đổ sang Syria. Đó là một cơ hội kinh doanh mà IS thấy được vì nó từng có lợi cho nhiều bên. Chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad cần dầu để phục vụ chiến tranh, trong khi Iraq cần tiền và họ sẵn sàng giao dịch, kể cả khi chiến sự đang nổ ra”.
Một nguồn tin sở tại cũng xác nhận việc các bên có thỏa thuận và đôi khi, chính quyền địa phương cung cấp điện cho IS để đổi lại khí đốt. Tuy nhiên, đây là một thông tin mà chính phủ Syria luôn bác bỏ khi khẳng định họ không có bất cứ thỏa thuận nào với IS.
Với những hoạt động làm kinh tế nêu trên, IS luôn có một lượng tiền mặt khá lớn. Do đó, các lệnh trừng phạt phong tỏa tài sản của phương Tây được cho là không có nhiều tác dụng với nhóm Thánh chiến Hồi giáo cực đoan này.
Video đang HOT
Về các khoản tiền lương mà chính phủ Iraq gửi cho nhân viên ở các thành phố, Giáo sư Ashti Hawrami, người đứng đầu cơ quan phụ trách năng lượng của cộng đồng người Kurd, thừa nhận rằng tiền được chuyển tới thành phố Kirkuk rồi Mosul bằng xe tải.
“Hoạt động chuyển tiền như vậy tạo cơ hội cho IS tấn công và thu về một khoản tiền mặt. Đó là cách dễ nhất để kiếm tiền bất chính”, Giáo sư Hawrami thừa nhận.
Trong khi đó, Thị trưởng thành phố Mosul, ông Atheel al-Nujaifi cũng thừa nhận rằng khoản tiền lương trả cho các nhân viên thông qua hệ thống giao dịch địa phương, song những chiếc xe tải trở tiền thường bị IS chặn lại để “thu thuế”.
Một trong những nhân vật quan trọng của IS, Abu Hajjar, tên đã bị bắt giữ vào mùa Hè năm ngoái, tiết lộ rằng nhóm Thánh chiến này gây quỹ hoạt động bằng nhiều cách rồi từ đó trả lương cho các tay súng và gia đình của họ ở Syria và Iraq.
Tên Abu Hajjar (Ảnh: BBC)
“Tôi từng có nhiệm vụ mang 400.000 USD tới tỉnh Salahuddin rồi 700.000 USD tới Anbar và một số lượng tương tự tới Baghdad. Tất cả các nhiệm vụ đều được thực hiện bằng xe hơi. Tiền được giấu dưới sàn xe và không phải lúc nào tôi cũng cầm tất cả lượng tiền lớn như vậy trong một chuyến đi. Các khoản sẽ được xé nhỏ ra và được quy sang USD để dễ vận chuyển”, Abu Hajjar cho hay.
Ngoài ra, IS còn áp đặt thuế cho hầu hết các lĩnh vực kinh doanh ở những nơi mà nhóm này nắm quyền kiểm soát. Ai không tuân theo sẽ đối diện với nguy cơ bị xét xử ngay tại chỗ.
“Các công ty kinh doanh, các công ty điện, dược hay xăng dầu đều phải nộp thuế. Và điều gì sẽ xảy ra nếu họ không tuân thủ? Lựu đạn luôn sẵn sàng”, Abu Hajjar tuyên bố.
Chính phủ Mỹ cho rằng cần phải ngăn chặn nguồn cung tài chính cho IS là biện pháp có thể giúp liên quân giành chiến thắng song song với những đợt không kích và các chiến dịch trên bộ. Tướng David Petraeus, cựu Giám đốc CIA, nhận định: “Tôi không nghĩ IS sẽ có thể trụ được lâu. Một lượng tiền lớn như thế đổ vào cho một tổ chức khủng bố, chắc chắn nó sẽ làm lộ ra điểm yếu”.
Ngọc Anh
Theo Dantri
IS mất quyền kiểm soát 3 mỏ dầu lớn ở Iraq
Tờ Suddeutsche Zeitung dẫn các nguồn tin từ Cơ quan Tình báo Liên bang Đức ngày 9/4 cho biết nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã mất kiểm soát ba mỏ dầu lớn ở Iraq.
Khói đen từ một mỏ dầu bị đốt ở thành phố Tikrit. (Ảnh: AFP)
Theo báo trên, IS hiện chỉ nắm kiểm soát mỏ dầu duy nhất Qayara ở bên ngoài thành phố Mosul, miền bắc Iraq. Đây là mỏ dầu có lượng sản xuất khoảng 2.000 thùng dầu mỗi ngày, chiếm khoảng 5% tổng số lượng dầu sản xuất được ở Iraq.
Tờ Suddeutsche Zeitung cho biết, những bức hình vệ tinh mà Cơ quan Tình báo Liên bang Đức có được cho thấy IS cũng đã phóng hỏa đốt 2 mỏ dầu khác ở gần thành phố Tikrit, nơi nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan đã bị các lực lượng Iraq đẩy lùi hồi tuần trước.
Giới chuyên gia cho rằng việc để mất 3 mỏ dầu lớn nhất ở Iraq sẽ là đòn giáng mạnh vào IS khi đây là cách để nhóm phiến quân này thu lợi tài chính, qua đó có tiền để đi mua vũ khí.
Trong một diễn biến khác có liên quan, quân đội Iraq đã phát động một cuộc tấn công mới nhằm vào IS ở tỉnh Anbar, Iraq.
Trong thông báo được đăng tải trên mạng xã hội, Thủ tướng Iraq Haidar al-Abadi cho biết cuộc tấn công đã được bắt đầu từ phía tây tỉnh Anbar.
"Mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là giải phóng tỉnh Anbar. Các lực lượng của Iraq sẽ chiến đấu hết mình để giải phóng Anbar như những gì đã làm được ở Tikrit", Thủ tướng Abadi khẳng định.
Giới chức quân đội Iraq cho biết IS đã bị đẩy lùi về khu vực Sijriya ở phía đông thành phố Ramadi và thành phố Falluja ở tỉnh Anbar.
Một quan chức quân đội cấp cao của Iraq cho biết các lực lượng của nước này sẽ tập trung tấn công vào Sijariya để giành lại tuyến đường chiến lược nối tới căn cứ không quân Habbaniya, cũng như làm suy yếu tuyến đường tiếp tế của IS giữa hai thành phố Ramadi và Falluja.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Một chỉ huy của IS bị tiêu diệt ở Libya Ahmed al-Rouissi, một thủ lĩnh của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và cũng đang bị Tusinia truy nã gắt gao, đã thiệt mạng khi đang chiến đấu gần thành phố Sirte của Libya. Ahmed al-Rouissi đang bị chính phủ Tusinia truy nã gắt gao. (Ảnh: AP) Trong một thông báo đăng tải trên website hôm qua 17/3, nhóm...