Những khoản tiền bị trừ hàng tháng trong lương
Bên cạnh với việc nhận lương, người lao động phải thực hiện một số nghĩa vụ để được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình, trong đó có 3 khoản tiền trong lương được trừ hàng tháng theo quy định hiện hành
Hàng tháng, người lao động được người sử dụng lao động trả tiền lương tương xứng với công việc đã thực hiện và trích nộp một số khoản trong lương để người lao động được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình
Cách tính tiền lương
Theo quy định tại Điều 90 Bộ Luật Lao động năm 2012, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận
Điều 94 Bộ Luật Lao động quy định, người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Ngoài ra, tiền lương có thể được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng.
Căn cứ điểm a, khoản 4, Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, cách tính lương của người lao động theo ngày công được tính theo công thức sau: Tiền lương/ngày = (bằng) tiền lương tháng : (chia) số ngày làm việc bình thường.
Trong đó, tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động (căn cứ Công văn 3230/LĐTBXH-LĐTL). Số ngày làm việc bình thường tối đa không quá 26 ngày.
3 khoản tiền trừ hàng tháng trong lương
Video đang HOT
Dù tiền lương là số tiền mà người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về mức hưởng, hình thức hưởng, cách thức nhận… Bên cạnh với việc nhận lương, người lao động phải thực hiện một số nghĩa vụ để được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình, lương hàng tháng của người lao động sẽ bị trừ một số khoản để thực hiện các nghĩa vụ, gồm:
1. Đóng các loại bảo hiểm
Theo quy định tại Điều 186 Bộ Luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT.
Do đó, hàng tháng người lao động sẽ phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để tham gia các khoản bảo hiểm này, cụ thể:
- BHXH: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất (theo khoản 1, Điều 85 Luật BHXH năm 2014 ).
- BHYT: 1,5% tiền lương. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hàng tháng là 4,5% tiền lương.
Trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3 (tương ứng 3%) và người lao động đóng 1/3 (tương ứng 1,5%) theo khoản 7, Điều 1 Luật BHYT mới nhất sửa đổi khoản 1, Điều 13 Luật BHYT 2008 .
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1% tiền lương (căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 57 Luật Việc làm).
Hàng tháng người lao động sẽ phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để tham gia các khoản bảo hiểm
2. Nộp đoàn phí Công đoàn nếu người lao động là đoàn viên
Mức nộp: 1% tiền lương (căn cứ theo khoản 1, Điều 23 Quyết định 1908 năm 2016);
3. Nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 119 năm 2014, người phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú, có thu nhập chịu thuế.
Trong đó, thu nhập chịu thuế là thu nhập đã trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh, đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học…
Từ ngày 1-7-2020, chỉ người có thu nhập lớn hơn 11 triệu đồng (nếu không có người phụ thuộc) mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thêm 1 người phụ thuộc sẽ được giảm trừ thêm 4,4 triệu đồng/tháng (theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ).
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh vượt khó trong mùa dịch Covid-19
"Tiếp sức" cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt dịch Covid-19, Cục Thuế Hà Tĩnh đã gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho 1.539 người nộp thuế trên địa bàn.
Theo quy định, khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất của Công ty CP xây dựng số 3 Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh) hiện đã đến thời hạn nộp. Vậy nhưng, thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất,..., ngành Thuế Hà Tĩnh gia hạn thời gian nộp thuế trong quý 1 và quý 2 năm 2020 cho Công ty CP xây dựng số 3 Hà Tĩnh với tổng số tiền hơn 2,3 tỷ đồng.
Công chức Cục Thuế Hà Tĩnh thông tin cho doanh nghiệp tiếp cận chính sách thuế mới
Ông Hoàng Văn Võ - Kế toán trưởng Công ty CP xây dựng số 3 Hà Tĩnh cho biết: "Ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động của doanh nghiệp thời gian qua hết sức khó khăn. Áp lực lãi ngân hàng, lương công nhân dồn dập nên khi được gia hạn thời gian nộp thuế, chúng tôi có thêm điều kiện để khắc phục khó khăn và duy trì sản xuất kinh doanh. Đây thực sự là một chính sách rất nhân văn giúp doanh nghiệp vượt qua bão dịch Covid-19".
Cũng nằm trong danh sách được gia hạn thời gian nộp thuế, Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh tạm thời chưa phải nộp các khoản thuế và tiền thuê đất hơn 4,4 tỷ đồng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền thuế đó vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như: trang trải chi phí cố định, các khoản chi trả lương, hỗ trợ và trợ cấp lương cho người lao động... để "cầm cự" qua mùa Covid - 19.
Được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất là nguồn lực để các cửa hàng kinh doanh của Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh vượt qua giai đoạn kinh doanh khó khăn do Covid-19
Trưởng phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Cục thuế Hà Tĩnh Nguyễn Cảnh Bảy cho biết: "Ngay sau khi Nghị định số 41/2020/NĐ-CP được ban hành, ngành Thuế Hà Tĩnh đã bắt tay triển khai, tạo điều kiện tốt nhất để người nộp thuế được gia hạn thuế, tiền thuê đất với mục tiêu bảo đảm, kịp thời, đúng đối tượng. Ngành đã thực hiện rà soát toàn bộ người nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 41/2020/NĐ-CP để chủ động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế gửi giấy đề nghị gia hạn nộp thuế".
Có 5 nhóm được áp dụng gia hạn, bao gồm: các ngành sản xuất; các ngành kinh doanh (vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, giáo dục đào tạo, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, kinh doanh bất động sản, hoạt động dịch vụ lao động và việc làm...); sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 ...
Được gia hạn nộp thuế, nhiều doanh nghiệp xây dựng có thêm nguồn lực để tái đầu tư (Trong ảnh: Công nhân Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Tĩnh thi công dự án giao thông tại thị trấn Cẩm Xuyên)
Số liệu từ Cục thuế Hà Tĩnh, tính đến ngày 30/7/2020, ngành đã tiếp nhận 1.539 giấy đề nghị gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất với tổng số tiền 109, 402 tỷ đồng. Trong đó, 1.488 doanh nghiệp đề xuất gia hạn thuế với số tiền 109,011 tỷ đồng và 51 của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh đề xuất gia hạn thuế, số tiền 0,391 tỷ đồng.
Ngoài triển khai gia hạn nộp thuế theo Nghị định số 41/2020/NĐ - CP của Chính phủ, hiện nay, Cục thuế Hà Tĩnh cũng đang triển khai Nghị quyết số 42/NQ - CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid - 19.
Theo Nghị quyết số 42/NQ, hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
Thời điểm này, tổ thẩm định của tỉnh cũng đã thẩm định xong 299 bộ hồ sơ của hộ cá nhân kinh doanh thuộc 4 huyện: Cẩm Xuyên (14 bộ), Thạch Hà (47 bộ), Hương Khê (169 bộ), Thị xã Hồng Lĩnh (69 bộ). Trong thời gian tới, các huyện, thị xã còn lại tiếp tục tiếp nhận và tổ chức thẩm định đợt 2 để giúp các hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm được hưởng chính sách theo Nghị quyết số 42/NQ của Chính phủ.
Đề xuất bổ sung đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất mở rộng đối tượng thụ hưởng; sửa đổi điều kiện vay vốn, kéo dài thời hạn cho vay từ gói 62.000 tỷ đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội khi xảy ra dịch Covid-19 lần 2. Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng hỗ trợ là giáo viên...