Những “kho báu lộ thiên” bên bờ Địa Trung Hải
Các di tích của đế chế La Mã cổ đại nằm bên bờ Địa Trung Hải được ví như những kho báu của Libya. Những công trình hàng nghìn năm tuổi, được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của người La Mã, đẹp tráng lệ khi nhìn từ trên cao.
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng chuyên chụp ảnh từ trên cao Jason Hawkes đã thực hiện chuyến bay trên bầu trời Libya và ghi lại vẻ đẹp của các thành phố La Mã cổ đại Leptis Magna và Sabratha từ không trung.
Người Ai Cập, Carthage, Hy Lạp, La Mã, Byzantine, Ả-rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Italia đều đã đi qua Libya và để lại dấu ấn tại nước này. Đây là những tàn tích của thành phố La Mã cổ đại Leptis Magna.
Libya vốn được thế giới biết đến với những đấu tích cổ đại và những dấu tích tại Leptis Magna – một trong 5 di sản UNESCO tại Libya – là nổi tiếng nhất. Thành phố La Mã cổ đại này nằm cách thủ đô Tripoli của Libya chỉ 130km về phía đông và có từ khoảng năm 1100 trước Công nguyên.
Leptis Magna đã trở nên nổi tiếng sau khi người Carthage cổ đại trở thành một lực lượng quan trọng ở Địa Trung Hải. Lucius Septimius Severus, một người gốc Leptis Magna, đã trở thành hoàng đế La Mã vào năm 193 trước Công nguyên và Leptis Magna sau đó trở thành đối thủ của Carthage và Alexandria. Thành phố đã rơi vào tay người Vandal vào năm 439 sau Công nguyên và cuối cùng bị bỏ không vào thế kỷ thứ 7.
Du khách thường sững sờ trước những tàn tích của đế chế La Mã cổ đại tại Leptis Magna như các khung vòm, cổng, chợ, các ngôi đền, rạp hát, rạp xiếc, các đấu trường… không chỉ bởi chúng là những dấu tích được bảo tồn tốt nhất của kiến trúc La Mã ở Địa Trung Hải mà còn bởi sự đầy đủ kỳ lạ của chúng.
Video đang HOT
Có cảm giác như rằng các cư dân mới rời thành phố mới đây thôi chứ không phải gần 1.500 năm về trước. Từng có nguồn tin cho biết cựu lãnh đạo Libya Gadhafi đã dùng các tàn tích của Leptis Magna để giấu các tên lửa vì ông cho rằng NATO không dám không kích địa điểm này do là di sản của UNESCO.
Các công trình nổi bật của Leptis Magna gồm khung vòm Septimus Severus, một nhà thờ được trang trí đẹp mắt, một khu chợ, một nhà hát. Phần lớn thành phố chưa được khai quật. Trong ảnh là di tích một nhà hát của Leptis Magna.
Một đấu trường La Mã tại Leptis Magna.
Cảng East Quay.
Trong khi đó, thành phố cổ đại Sabratha, ở cực tây bắc của Libya, từng là cảng thương mại của người Phoenicia. Sabratha trở nên hưng thịnh vào khoảng thế kỷ thứ 2 và 3 sau Công nguyên.
Các di tích còn sót lại của Sabratha cũng trở thành di sản của UNESCO. Chúng bao gồm vài ngôi đền, một nhà thờ Thiên Chúa giáo và một nhà hát.
Cổng chính được trùng tu của thành phố và nhà hát La Mã từ thế kỷ thứ 3 được trùng tu một phần đã bị thiệt hại nhẹ do các quốc giao tranh giữa lực lượng thân Gadhafi và phe nổi dậy.
Các cây cột thời La Mã tại Sabratha.
Theo Dantri
Giáo hoàng kế nhiệm được chọn như thế nào
Khi Giáo hoàng qua đời hoặc thoái vị, người kế nhiệm ông sẽ được hội nghị của đoàn giáo chủ bầu ra trong cuộc họp kín tại Nhà thờ Sistine ở Vatican. Cách thức lựa chọn được thay đổi nhiều lần qua nhiều thế hệ Giáo hoàng.
Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố sẽ thoái vị trước đoàn Hồng y tại Vatican. Ảnh: AFP
Tất cả Giáo hoàng gần đây đã thay đổi các quy tắc lựa chọn người kế vị, trừ Giáo hoàng John Paul I, qua đời ngày 29/9/1978, khi vừa đăng quang 33 ngày và chưa thay đổi quy tắc.
Giáo hoàng Benedict XVI hôm nay tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 28/2 và ông cũng chính là người sửa đổi cách thức lựa chọn người kế nhiệm cho mình để đảm bảo vị Giáo hoàng mới có thể nhận được sự ủng hộ lớn nhất có thể.
Theo quy định này, Giáo hoàng mới sẽ được chọn khi có đủ 2/3 số hồng y trong hội nghị của đoàn Hồng y lựa chọn, bất kể phải trải qua bao nhiêu vòng bầu cử. Như vậy quyết định của Giáo hoàng Benedict XVI đã đảo ngược lại cách thức lựa chọn của người tiền nhiệm, Giáo hoàng John Paul II, được ban hành năm 1996.
Cụ thể, cách thức được áp dụng hiện tại như sau:
Từ năm 1970, Giáo hoàng Paul VI quyết định đoàn Hồng y được giới hạn đến 120 người với độ tuổi không quá 80. Ông cũng yêu cầu thực hiện các biện pháp để ngăn chặn nghe lén.
Trong thời gian chuyển giao, người đứng đầu đoàn Hồng y sẽ tạm thời là người đứng đầu của nhà thờ Thiên chúa.
Nếu Giáo hoàng tiền nhiệm đã qua đời thì người đứng đầu kể trên sẽ là người chủ trì tang lễ, chôn cất Giáo hoàng quá cố và tổ chức cuộc bầu cử người kế nhiệm, cùng với sự hỗ trợ của ba vị hồng y do đoàn Hồng y bầu ra. Ba vị hồng y này cứ ba ngày sẽ được bầu mới một lần.
Mật viện bầu cử phải gặp mặt trong ít nhất 15 ngày, nhưng không được kéo dài quá 20 ngày, sau khi Giáo hoàng qua đời hoặc thoái vị. Các vị hồng y phải tuyên thệ sẽ giữ bí mật khi họ bước vào cuộc họp kín. Hình thức xử phạt cho việc vi phạm lời thề là tự động bị khai trừ.
Từ năm 1271, sau một khoảng thời gian gián đoạn, các hồng y phải tuân thủ hình thức bị khóa trái trong một phòng riêng, chỉ ăn bánh mỳ và uống nước, có một thầy thuốc và đầu bếp phục vụ, để thực hiện quá trình bầu cử hoàn toàn độc lập, không thảo luận với ai.
Các hồng y thực hiện bỏ phiếu kín 4 lần một ngày, hai cuộc bỏ phiếu vào buổi sáng, hai cuộc vào buổi tối, cho đến khi có được kết quả cuối cùng. Các hồng y không được bỏ phiếu cho bản thân. Phiếu bầu được đốt sau mỗi vòng kiểm đếm. Nếu đã bầu được Giáo hoàng mới thì các phiếu bầu được đốt cùng với chất cho ra màu khói trắng, báo hiệu cho đám đông đang chờ đợi bên ngoài. Nếu chưa có ứng cử viên nào đạt được số phiếu cần thiết thì làn khói sẽ là màu đen.
Khi một hồng y được chọn, ông sẽ được hỏi ý kiến xem có đồng ý trở thành Giáo hoàng hay không và muốn được gọi tên là gì. Chủ tịch đoàn Hồng y khi đó sẽ bước ra ban công chính của tòa thánh Vatican và tuyên bố với thế giới: "Habemus Papam!", "Chúng ta có Giáo hoàng mới". Sau đó Giáo hoàng sẽ xuất hiện trên ban công và gửi lời chào và cầu nguyện đến các con chiên của mình.
Giáo hoàng Benedict XVI, vị giáo hoàng thứ 265, được bầu trong Mật nghị Hồng y vào tháng 4/2005, hôm nay tuyên bố trước các hồng y rằng ngài sẽ thoái vị ngày 28/2 tới vì lý do sức khỏe.
Giáo hoàng là người đứng đầu Vatican, quốc gia nhỏ nhất thế giới nằm gọn trong thành phố Rome, Italy, và cũng là lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo Rome. Theo Giáo luật Công giáo Rome, giáo hoàng là người có quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp trọn vẹn trong lãnh thổ Vatican. Giáo hoàng là một chức vụ trọn đời, nghĩa là thời kỳ lãnh đạo của một giáo hoàng chỉ kết thúc khi giáo hoàng đương nhiệm qua đời.
Theo VNE
Chuyện đồng tính của hoàng đế Trung Hoa Quan hệ tính đã rất phổ biến từ thời Hiên Viên Hoàng Đế - thủy tổ của người Hán Quan hệ tình cảm giữa một người đàn ông và một người nam trẻ hơn nhiều tuổi ở Trung Hoa đã rất phổ biến từ thời Hoàng Đế, còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế, được coi là thủy tổ của người Hán. Có...