Những khám phá gây sửng sốt về loài vẹt đêm
Vẹt đêm là loài vật đặc hữu của New Zealand. Nó còn được gọi với cái tên “cú đêm”, “cú vẹt” hay “vẹt Kakapo”.
Vẹt đêm có thể đạt chiều cao từ 58cm-63cm và nặng từ 0,9kg-4kg, có lông đốm màu vàng nâu. Nó có đôi mắt màu nâu, cái mỏ to cũng màu nâu. Vẹt đêm là loài vẹt duy nhất không biết bay. Đôi cánh của nó ngắn, chỉ sử dụng để giữ thăng bằng và đáp xuống mặt đất.
Đúng như tên gọi của nó, vẹt đêm hoạt động về đêm. Nó đậu trên cây hoặc trên mặt đất để ngủ vào ban ngày. Thức ăn ưa thích của vẹt đêm là trái cây, các loại hạt, các loại lá cây, rễ cây, mật hoa và nấm.
Video đang HOT
Vẹt đêm có khứu giác cực tốt. Kẻ thù trong tự nhiên của nó là đại bàng. Khi vẹt đêm phát hiện ra nguy hiểm, nó sẽ “đóng băng” lại và trở nên “tàng hình” trước kẻ thù. Tuy nhiên, cách lẩn trốn này của vẹt đêm không phát huy hiệu quả đối với một số kẻ thù đánh hơi để tìm thức ăn như mèo, chuột và chồn.
Mùa giao phối của vẹt đêm diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vẹt cái thường đẻ từ 1-2 quả trứng và trứng sẽ nở sau 30 ngày. Vẹt đực sẽ không chăm sóc con cái. Vẹt con sẽ sẵn sàng rờ tổ khi nó được 10 -12 tuần tuổi những vẫn phải sống phụ thuộc vào vẹt mẹ ít nhất một vài tháng nữa.
Vẹt đêm tiếp tục sinh sản cứ sau 2- 5 năm khi nguồn thức ăn dồi dào. Vẹt đêm có thể tồn tại hơn 90 trong môi trường tự nhiên.
Hà Nguyễn
Theo Kiến thức
Phát hiện 1.000 sinh vật sống trong miệng cá mập voi tại Nhật Bản
Khoảng 1.000 sinh vật thuộc loài giáp xác sống khá "sung túc" trong miệng cá mập voi Nhật Bản nhờ nguồn thức ăn dồi dào và cực kỳ an toàn vì không phải đối mặt với kẻ săn mồi nào.
Cá mập voi Nhật Bản "nuôi" hơn 1.000 sinh vật trong khoang miệng. (Nguồn: NHK)
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản mới đây phát hiện một loài sinh vật nhỏ giống tôm sinh sống trong miệng cá mập voi.
Các sinh vật nhỏ bé nói trên thuộc nhóm sinh vật giáp xác "gammaridea" có khả năng sống khỏe trong các môi trường khác nhau từ núi cao cho tới biển sâu.
Trưởng nhóm nghiên cứu, phó giáo sư Ko Tomikawa tại Đại học Hiroshima, cho biết một công viên hải dương tại tỉnh Okinawa, miền Nam Nhật Bản, đã liên hệ với các nhà nghiên cứu để hỏi về một loài sinh vật lạ đang sống trong miêng một con cá mập voi tại công viên này.
Phó giáo sư Ko Tomikawa cùng các cộng sự đã tìm hiểu và bất ngờ phát hiện khoảng 1.000 sinh vật giáp xác trong khe mang ở miệng cá mập voi này.
Một loài giáp xác sống trong miệng cá mập voi Nhật Bản (Nguồn: phys.org)
Sinh vật thân màu nâu, dài khoảng 3-5cm, có lông ở chân giúp chúng quắp thức ăn là các chất hữu cơ.
Lý giải về việc các sinh vật này sống trong miệng cá mập voi, nhà nghiên cứu Ko Tomikawa cho rằng đây có thể là một môi trường sống lý tưởng vì chứa nguồn nước biển sạch cần thiết để hô hấp cũng như chứa nguồn thức ăn dồi dào.
Miệng cá mập voi cũng là một môi trường an toàn đối với loài sinh vật trên vì không có bất cứ loài săn mồi nào./.
Minh Tâm
Theo vietnamplus.vn
Loài rắn ở Việt Nam tích độc từ con mồi cực dị Loài rắn hoa cỏ cổ đỏ là một trong những loài rắn nổi bật nhất ở Việt Nam, gây ấn tượng bởi khả năng tích lũy độc từ con mồi. Rắn hoa cỏ cổ đỏ có tên khoa học là Rhabdophis subminiatus, là một trong những loài rắn ấn tượng nhất của Việt Nam. Không chỉ bởi màu sắc rực rỡ rất dễ...