Những khách sạn “ma ám” đáng sợ nhất thế giới
Trang Daily Mail đã liệt kê những khách sạn và nhà nghỉ “ma ám” đáng sợ nhất trên thế giới.
Lâu đài Chillingham, Anh
Được xây dựng từ thế kỷ 12 tại hạt Northumberland, lâu đài Chillingham là một nơi chết chóc đáng sợ. Nơi đây có một phòng tra tấn, trưng bày những dụng cụ kinh hãi được sử dụng trong quá khứ và phòng ngủ “ma” khiến bất cứ ai cũng phải khiếp sợ.
Nhà &’ác quỷ’, Mỹ
Từng là hiện trường của vụ giết người dã man, ngôi nhà này hiện là một đền thờ ở thị trấn Fall River, bang Massachusetts. Tại đây, góa phụ Lizzie Borden đã dùng rìu giết chết bố và mẹ kế vào năm 1982. Hình ảnh vụ thảm sát vẫn được treo trên tường trong ngôi nhà này.
Khách sạn Lưỡi liềm 1886, Mỹ
Khách sạn ở thành phố Eureka Springs thuộc bang Arkansas, Mỹ, có lịch sử không thể đen tối hơn. Năm 1937, nó được chuyển đổi thành bệnh viện ung thư do bác sĩ giả tên Normal Baker đứng đầu. Ông ta sử dụng nơi này để thực hiện các thí nghiệm của mình trên người sống và chết.
Nhà trọ Mermaid, Anh
Nhà trọ ở vùng East Sussex, được chụp vào năm 1901 (trái) và hiện tại (phải), nổi tiếng với những câu chuyện về ma quỷ khiến người nghe toát mồ hôi. Giá thuê phòng tại đây khoảng 100 USD/đêm, nhưng chắc chắn nó không dành cho khách yếu bóng vía.
Nhà nghỉ Marshall, Mỹ
Từng là một bệnh viện trong cuộc nội chiến ở Mỹ, nhà nghỉ ở thị trấn Savannah thuộc bang Georgia được cho là có ma thường xuyên xuất hiện tại hành lang và sảnh chờ. Nhiều khách cho rằng họ đã nhìn thấy trẻ em chạy dọc hành lang và vòi nước tự chảy mà không ai mở van.
Khách sạn Hawthorne, Mỹ
Nằm tại thị trấn Salem thuộc bang Massachusetts, khách sạn Hawthorne được cho là thường xuyên có tiếng trẻ em than khóc vào ban đêm. Khách ở đây cho biết họ bị đánh bởi người vô hình.
Khách sạn Cecil, Mỹ
Video đang HOT
Khách sạn ở Los Angeles từng là nơi cư trú của kẻ giết người hàng loạt Richard Ramirez. Du khách Elisa Lam từng chết bất thường và đầy bí ẩn tại đây vào năm 2013. Xác của nạn nhân được tìm thấy trong tình trạng phân hủy trong bể nước trên đỉnh khách sạn.
Khách sạn Chelsea, Mỹ
Nằm tại thành phố New York, khách sạn là nơi ở của nhiều ngôi sao và nhà văn nổi tiếng. Nhưng nơi này được đồn đại có ma sau khi nghệ sĩ đàn Sid Vicious bị cáo buộc đâm chết bạn gái ngay tại đây.
Nhà nghỉ Battery Carriage, Mỹ
Đây được đánh giá là nhà nghỉ lãng mạn nhất tại thị trấn Charleston thuộc bang South Carolina, nhưng nó cũng bị coi là nơi đáng sợ nhất. Những khách nghỉ tại phòng số 8 và 10 cho biết họ từng nhìn thấy thây ma không đầu.
Nhà nghỉ Toftaholm Herrgrd, Thụy Điển
Ngôi nhà ở vùng ngoại ô Lagan này được cho là thường xuyên xuất hiện bóng ma của một người đàn ông treo cổ tự tử vào đúng ngày cưới của người yêu, bởi vì anh không được cô đáp lại tình yêu.
Khách sạn Akasaka Weekly, Nhật Bản
Khách sạn ở thành phố Tokyo nổi tiếng với những câu chuyện dựng tóc gáy. Một vị khách cho biết cô bị ma túm tóc kéo khắp phòng, trong khi những khách khác khẳng định họ chứng kiến đèn trong phòng tự bật/tắt hay vật thể lạ từ lỗ thông khí.
Lâu đài Dragsholm Slot, Đan Mạch
Trong quá trình cải tạo lâu đài này vào những năm 1930, một bộ hài cốt mặc váy trắng được tìm thấy trong bức tường của tòa nhà. Đây được cho là con gái của một quý tộc và hồn ma của cô gái dường như vẫn lảng vảng trong lâu đài.
Theo Danviet
20 hình ảnh ấn tượng về đường biên giới khắp năm châu
Đường biên giới giữa các quốc gia rất đa dạng từ hàng rào, sông cho tới thác nước hay đơn giản chỉ là vạch đánh dấu.
Đường biên giới giữa Hà Lan và Bỉ được đánh dấu bằng những dấu cộng màu trắng tại thị trấn Baarle-Nassau.
Đường biên giới giữa Mỹ và Mexico, với bên phải là thị trấn Tijuana của Mexico và bên trái là thành phố San Diego, bang California, Mỹ.
Trong phòng đọc sách của thư viện Haskell, một dài màu đen được dán lên sàn để đánh dấu đường biên giới giữa Mỹ và Canada.
Hàng rào dây thép chạy dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico.
Cây cầu Svinesund là danh giới phân cách giữa Thụy Điển và Na Uy. Giữa cầu có một đường phân định với Thụy Điển ở bên trái và Na Uy ở bên phải.
Đường biên giới giữa Đức và Hà Lan được đánh dấu bằng một dài kim loại trên sàn trong Trung tâm thương mại Eurode.
Binh sĩ Pakistan và Ấn Độ tổ chức lễ hạ cờ cùng lúc, nhưng theo nghi thức khác nhau tại cửa khẩu Wagah.
Đường biên giới giữa Anh và Scotland chạy dài 154 km từ vịnh Marshall Meadows tới vịnh Solway Firth.
Đường phố là danh giới phân tách lãnh thổ Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland.
Năm 2013, Bulgaria bắt đầu xây dựng hàng rào thép gai dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm mục đích ngăn chặn người di cư từ Trung Đông và Bắc Phi.
Thách Iguazu Falls là điểm phân tách biên giới giữa Brazil và Argentina.
Cây cầu một làn bắc qua sông Sixaola là tuyến đường nối liền giữa Costa Rica và Panama.
Một binh sĩ đứng gác tại cổng Torkham nằm trên đường biên giới giữa Pakistan và Afghanistan.
Canada và Mỹ là đường biên giới thuộc loại dài nhất thế giới, với chiều dài khoảng 8.800 m. Hình ảnh chụp từ trên cao cho thấy thác Niagara là một cột mốc nằm giữa biên giới hai quốc gia này.
Hình ảnh chụp từ Trạm không gian quốc tế (ISS) cho thấy đường biên giới màu cam phân tách lãnh thổ Pakistan và Ấn Độ.
Sông Guadiana đóng vai trò như đường biên giới giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha với chiều dài 100 km. Tới đây, bạn có thể thấy một đồn cảnh sát bỏ hoang tại thị trấn Vila Real de San Antonio, Bồ Đào Nha.
Cây cầu hữu nghị Trung-Triều bắc qua sông Yalu, kết nối giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Eo biển Bering nằm giữa bán đảo Seward thuộc bang Alaska của Mỹ và vùng Siberia của Nga.
Đường biên giới giữa Israel và Ai Cập có thể nhìn thấy rõ từ trên trạm ISS.
Trong bức ảnh chụp từ vệ tinh, Haiti ở bên trái với đất khô cằn trong khi Dominica trong xanh hơn ở bên phải.
Theo Danviet
Cặp đôi bỏ việc lương cao để du ngoạn khắp thế giới Một cặp đôi đến từ Nam Phi đã bỏ công việc thu nhập cao để cùng nhau đi du lịch khắp thế giới. Chanel Cartell (31 tuổi) và Stevo Dirnberger (30 tuổi), đến từ thành phố Johannesburg ở Nam Phi, đã quyết đình từ bỏ công việc có thu nhập cao để cùng nhau đi du lịch khắp thế giới. Từ tháng 3.2015...