Những khả năng trong vụ hoa hậu Phương Nga
` Nếu lời khai của hoa hậu Phương Nga về “hợp đồng tình ái” tại phiên tòa là sự thật thì bị cáo này đã bị oan. Ngược lại, nếu Phương Nga “dựng chuyện” thì hệ quả pháp lý nào sẽ xảy ra?
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin , chiều 21-9, sau một ngày thẩm vấn, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ vụ Trương Hồ Phương Nga (sinh năm 1987, hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung (sinh năm 1989, bạn thân của Nga) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139 BLHS (khung hình phạt lên đến tù chung thân). Tòa yêu cầu VKS điều tra bổ sung nhiều vấn đề không thể làm rõ tại phiên xử, trong đó có lời khai của hai bị cáo về “hợp đồng tình ái” trị giá 16,5 tỉ đồng cho bảy năm làm “vợ hai” của Phương Nga với người bị hại là Cao Toàn Mỹ (Giám đốc Công ty Vina Cyber ở quận 3, TP.HCM).
Trước các diễn biến bất ngờ tại phiên tòa, nhiều bạn đọc thắc mắc: Giả sử CQĐT làm rõ lời khai của hai bị cáo là sự thật thì vụ án sẽ đi theo hướng nào? Ngược lại, nếu lời khai của hai bị cáo là “dựng chuyện” thì họ có bị khép vào các tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật (Điều 307 BLHS) và tội vu khống (Điều 122 BLHS)?
Tòa trả hồ sơ là cần thiết
Theo luật sư (LS) Đặng Trường Thanh (Đoàn LS TP.HCM), trước hết việc HĐXX trả hồ sơ là quyết định đúng đắn và cần thiết để tránh làm oan người vô tội cũng như tránh bỏ lọt tội phạm. Bởi lẽ lời khai của hai bị cáo là hoàn toàn mới, chưa được điều tra, xác minh từ giai đoạn điều tra, truy tố.
“CQĐT phải làm rõ có hay không “hợp đồng tình ái” giữa bị cáo và bị hại? Có hay không việc phía bị hại ép buộc bị cáo viết giấy nhận nợ? Có hay không việc bị cáo lấy tiền chỉ để mua nhà cho bị hại? Từ đó mới xác định vụ án này là lừa đảo hay chỉ là tranh chấp dân sự” – LS Thanh nói.
Theo LS Thanh, CQĐT sẽ có nhiều việc phải làm để xác định đúng sự thật của vụ án như xác định email, xác minh từ nhân chứng, tổ chức đối chất… cùng hàng loạt biện pháp tố tụng khác chứ không đơn thuần chỉ dựa vào lời khai của hai bị cáo. Từ đó, cơ quan tố tụng mới có hướng xử lý tiếp theo.
Bị cáo Trương Hồ Phương Nga (trái) và Nguyễn Đức Thùy Dung tại phiên tòa. Ảnh: Hoàng Yến
Nhiều khả năng có thể xảy ra
Video đang HOT
Cũng theo LS Thanh, nếu sau khi điều tra bổ sung, CQĐT xác định lời khai của hai bị cáo về “hợp đồng tình ái” là sự thật thì rõ ràng hai bị cáo không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. CQĐT sẽ phải đình chỉ điều tra đối với họ vì hành vi không cấu thành tội phạm. Sau đó, nếu họ có yêu cầu xin lỗi, bồi thường oan thì VKSND TP.HCM có trách nhiệm giải quyết theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Về phần ông Mỹ, có thể ông sẽ bị CQĐT, VKS xem xét xử lý về tội vu khống vì bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Còn giữa Phương Nga và ông Mỹ, nếu có phát sinh tranh chấp về số tiền 16,5 tỉ thì đây là tranh chấp dân sự và các bên có thể khởi kiện để tòa giải quyết (thực tiễn đã có không ít vụ “chia tay đòi quà” rồi dẫn nhau ra tòa).
Trường hợp CQĐT xác minh, làm rõ lời khai của hai bị cáo không đúng sự thật, là “dựng chuyện” thì đương nhiên hai bị cáo vẫn tiếp tục bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vấn đề đặt ra là họ có phải chịu trách nhiệm pháp lý gì về những lời khai này như bị xử lý về tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật hay tội vu khống hay không.
LS Thanh giải thích: Theo BLTTHS, trách nhiệm chứng minh tội phạm là của các cơ quan tố tụng. Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ này mà họ có hàng loạt quyền để bảo vệ mình như quyền im lặng, quyền bào chữa và nhờ người bào chữa, quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, quyền cung cấp thông tin cho cơ quan tố tụng, quyền trình bày ý kiến… Việc bị can, bị cáo không nhận tội là bình thường. Vì vậy, BLHS có quy định về tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật nhưng chủ thể của tội này không phải là bị can, bị cáo mà là người giám định, người phiên dịch, người làm chứng. Nếu cơ quan tố tụng có làm rõ hai bị cáo khai báo gian dối về “hợp đồng tình ái” thì hai bị cáo cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Vậy còn tội vu khống? Theo LS Thanh, trong trường hợp bình thường, nếu có người bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt về “hợp đồng tình ái” nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại cho ông Mỹ thì ông này có quyền yêu cầu cơ quan tố tụng xử lý họ về tội vu khống. Tuy nhiên, ở đây lại khác: Hai bị cáo đang trình bày ý kiến về bản cáo trạng, thực hiện quyền tự bào chữa trong tố tụng hình sự, lời khai của họ sẽ còn được các cơ quan tố tụng xem xét. Dù cơ quan tố tụng có bác bỏ lời khai của họ vì không có căn cứ thì họ cũng không bị xem xét xử lý về tội vu khống.
Xuất hiện nhiều email trao đổi tình – tiền
Chiều 22-9, trên mạng xã hội lan truyền những bức ảnh chụp nhiều email có nội dung trao đổi tình – tiền giữa một người tên Nga và một người tên Garry Cao (email my.caotoan@gmail.com). Nội dung email đề cập tới “hợp đồng tình ái” làm “vợ hai” trong bảy năm, số tiền lần đầu là 4,5 tỉ đồng, lần sau là 10 tỉ đồng được đưa làm hai lần, người tên Nga không được yêu người khác, không được đóng phim có cảnh nóng…
Chúng tôi đã liên hệ với ông Mỹ để hỏi các email và nội dung trong đó có phải là của ông không. Ông Mỹ cho biết ông “chắc chắn không viết những email này” và từ chối trao đổi thêm.
Chúng tôi cũng đã liên hệ VKSND TP.HCM để hỏi ý kiến của VKS về các ảnh chụp email này, nếu là sự thật thì có phải là chứng cứ mới trong vụ án hay không… Đại diện VKSND TP.HCM cho biết chưa thể phát biểu gì vì hồ sơ tòa chưa chuyển lại.
Trong khi đó, LS Trần Thị Hồng Việt (bào chữa cho Dung) cho biết rất mong cơ quan tố tụng xác thực các email này để chứng minh thân chủ vô tội. Bà sẽ có bản kiến nghị gửi ngay cho tòa trước khi tòa chuyển hồ sơ cho VKS. “Tại phiên tòa, HĐXX đã hỏi rất kỹ, chi tiết về bản “hợp đồng tình ái”. Ông Mỹ trả lời chưa thuyết phục các câu hỏi của HĐXX liên quan đến bản “hợp đồng tình ái” này. Đối với các LS bào chữa thì tình tiết này không mới bởi khi gặp tại trại tạm giam, Nga và Dung đã được động viên và trình bày rồi” – LS Việt nói.
Theo cáo trạng, Nga quen với ông Mỹ qua mạng xã hội Facebook. Sau đó, Nga nói với ông Mỹ rằng có thể mua nhà với giá rẻ hơn thị trường. Tin lời, ông Mỹ đưa Nga 6 tỉ đồng để nhờ mua một căn nhà tại quận 5 nhưng Nga không giao nhà. Tiếp đến, Nga nói với ông Mỹ có căn nhà giá 16,5 tỉ đồng ở quận 1. Lần này ông Mỹ đưa cho Nga 10,5 tỉ đồng. Sau khi đưa cho Nga tổng cộng 16,5 tỉ đồng mà không có nhà, ông Mỹ đã làm đơn tố cáo tới công an. Nga bàn với Dung làm giả một số giấy tờ nhằm chứng minh Nga không dính líu tiền bạc gì với ông Mỹ.
Tại tòa, Dung khai cả hai không có hành vi chiếm đoạt tiền của ông Mỹ. Giữa ông Mỹ và Nga có mối quan hệ tình cảm, có làm “hợp đồng tình cảm, tình dục” hẳn hoi, trao đổi qua email. Nga thì khai bị cáo và ông Mỹ có quan hệ tình cảm từ năm 2012. Khi biết ông Mỹ đã có gia đình, do có tình cảm thật nên Nga vẫn muốn duy trì mối quan hệ không cần danh phận nhưng đặt vấn đề là ông Mỹ phải “nghiêm túc” và “chứng minh bằng hành động” bằng 16,5 tỉ đồng. Hai bên thỏa thuận Nga phải duy trì mối quan hệ với ông Mỹ ít nhất bảy năm để có số tiền đó. Sau đó hai bên phát sinh mâu thuẫn nên ông Mỹ lật kèo, tố Nga chiếm đoạt tiền.
Theo Người Lao Động
'Hợp đồng tình ái' hoa hậu Phương Nga: Đang khôi phục email
Khoảng 20 bức ảnh được cho là lấy từ email cá nhân của G.C thể hiện nội dung thương thảo quan hệ tình - tiền với cô gái tên Nga.
Ngoài sự kỳ kèo tiền bạc, các hình ảnh còn cho thấy thông tin về thú vui tình dục khác người của vị đại gia. Nội dung email đề cập tới hợp đồng tình ái "làm vợ 2" trong 7 năm, số tiền "10t" (có thể là 10 tỷ - P.V).
Một đoạn email trao đổi của nhân vật G.C
Có đoạn email thể hiện, đại gia có đưa ra một số điều khoản để đi đến thống nhất với chân dài về bản "hợp đồng tình ái".
Ít giờ sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, nội dung trên nhận được nhiều lượt chia sẻ lẫn bình luận.
Những thông tin lan truyền cho rằng, đây là nội dung trao đổi liên quan tới bản "hợp đồng tình ái" của Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga và đại gia C.T.M, là hai nhân vật gây chú ý gần đây khi liên quan đến vụ án chân dài hoa hậu lừa tiền đại gia mới được xét xử (tòa trả hồ sơ để điều tra, làm rõ các tình tiết liên quan).
Nhiều thông tin cho rằng, email của nhân vật G.C như đề cập chính là email cá nhân của ông C.T.M.
Để xác nhận thông tin này P.V VietNamNet đã tìm cách liên hệ với ông C.T.M nhưng điện thoại của ông này ngoài vùng phủ sóng.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (một trong hai luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho hoa hậu Phương Nga) xác nhận, từ khi được mời tham gia tố tụng vụ án cho đến nay, ông chưa từng thấy hình ảnh, nội dung email như lan truyền trên mạng.
Theo luật sư Hưng, trong quá trình tiếp xúc với Phương Nga, đọc các bút lục, hồ sơ vụ án, ông có nghe nói về nội dung email trao đổi và hợp đồng tình ái giữa hoa hậu với ông C.T.M. Bản thân ông cũng tin là có như thế. Ông Hưng và các cộng sự đang tìm cách khôi phục email của hoa hậu Phương Nga để xác thực những bằng chứng để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga trong phiên xử gần đây
Tại phiên xử, hoa hậu Phương Nga đã khai về tình tiết giữa bị cáo và đại gia C.T.M có một bản hợp đồng tình ái, chứ sự thật "chân dài" không lừa ông M trong việc mua bán nhà. Cụ thể Hoa hậu Phương Nga khai, có lập một bản hợp đồng trị giá 16,5 tỷ đồng trong thời hạn 7 năm, chỉ một bản duy nhất hiện ông M đang giữ. Hai người có viết email trao đổi với nhau.
Về nội dung thỏa thuận, Phương Nga khai chi tiết về thời gian, địa điểm trong tuần ông M sẽ ghé căn hộ của cô tại quận 2, TP.HCMđể... nghỉ ngơi.
Theo Vietnamnet
"Hợp đồng tình ái" là tình tiết quan trọng để Hoa hậu Nga được minh oan Tai phiên toa, hoa hâu Phương Nga co khai thêm tinh tiêt mơi là 16,5 tỷ không phải tiền chiếm đoạt, mà là "hơp đông tinh ái" giữa cô và vị đại gia ở Sài Gòn. Theo luật sư, đây la tinh tiêt quan trong đê cô hoa hậu này đươc minh oan. Tình tiết phát sinh ảnh huởng quan trọng đến toàn...