Những kẻ nghiện ngập
Nhận quyết định đi công tác một tuần, chồng nó đã phải rào trước đón sau, vậy mà đến giáp ngày nó vẫn năn nỉ: “Cho em đi với, coi như đi du lịch”…
“Trời đất, nhà máy nằm biệt lập ở một thung lũng, ai cũng bảo vào đó như đi tù, có được đi đâu đâu. Kể ra em đi theo cho biết đó biết đây cũng hay, nhưng giờ cụ đang ốm, giả sử anh có không về kịp thì em phải ở nhà cho trọn đạo lý chứ. Anh đi xong sớm sẽ về sớm với hai mẹ con”.
Đúng dịp ấy bà ngoại của chồng nó ốm nặng, có lẽ không qua khỏi, mẹ chồng nó muốn tập trung tất các con cháu về cho đông đủ, để cụ có nhắm mắt ra đi cũng không phải tiếc nuối nhiều. Nên giục nó đưa con về trước, khi nào cụ đi thì một mình phóng xe về, khỏi vướng víu.
Nó buồn bã, vắng vẻ thế này, không biết phải làm sao để sống sót và vượt qua đây. Chồng nó đưa tay chém ngược chém xuôi: “Hay nhân dịp này nhà mình cai đi, cho bọn nghiện ngập dã đám đi là vừa. Ai lại đi đâu cũng phải bìu ríu cùng nhau, khiến lắm kẻ ghen tị, dèm pha”.
Nó hoang mang, không biết có được không, không biết nó có bớt yêu chồng và nghiện chồng đi không, chứ đã bao năm rồi mà lúc nào cũng bít rít, chẳng xa nhau nổi hai ngày thì có lẽ cũng không ổn. Trong khi mọi người thấy anh cũng thường thôi, nó lại cứ thấy chồng mình là số một, luôn đẹp từ nội dung đến hình thức, luôn xuất sắc từ tố chất lẫn tính tình, thế mới hốt!
Nó biết thừa chồng cũng bị mất ngủ những khi phải xa mẹ con nó, vì nhà này đích thị là tam ca ba con nghiện, lúc nào cũng hát vang bài cả nhà thương nhau.
Chồng vừa xuống sân bay đã gọi điện về, nó bảo: “Em bắt đầu nhớ chồng, bắt đầu ngáp dài rồi đây này. Lúc nãy gọi điện thấy con cũng nói đang thèm bố”.
Video đang HOT
Chồng nó cũng nói là đang nhớ con, vì hai bố con rất hay ngồi tán chuyện lôm côm với nhau. Con thì cái gì cũng thích giống bố, con có đôi chân cong giống ai? Giống bố. Tóc, tai cũng thích nói giống bố, mẹ chơi khăm hỏi thế con tham ăn giống ai? Giống bố nốt!
“Con yêu ai?” – “Yêu bố”. “Yêu ai nữa?” – “Yêu bố”. “Biết con yêu bố rồi, con còn yêu ai nữa? (giọng hơi bực) Thế có yêu mẹ không?” – “Yêu mẹ lắm, yêu bố nữa”.
“Bố yêu mẹ không?” – “Yêu thương gì đâu, mẹ mà đi với thằng nào thì bố chả thèm ghen, bố chỉ bẻ tay, vặt chân và vặn cổ nó vì ngứa mắt thôi chứ bố ghen làm gì”.
“Này, anh xong chưa, không ôm anh em ngủ sao được”.
Chồng nó tắt máy tính vừa ra vẻ bực bội, vừa nhào ngay lên giường chấp nhận làm chiếc gối ôm thân thiết. “Vợ con gì mà lúc nào cũng giục chồng đi ngủ, cản bước tiến của người ta, thì thôi, suốt đời làm nhân viên quèn vậy”.
Vắng chồng con, cái bếp của nó cũng nguội tanh, vạ vật sang nhà đứa bạn ăn chực, ra quán tìm lại khoảnh khắc hồi còn độc thân lười biếng, gặp hôm trời mưa thì úp vội bát mì tôm thế là cũng xong bữa… Thời gian nó dành để đọc lại nhật ký và xem ảnh gia đình rồi cười.
Gọi điện cho các bạn cùng lớp cai nghiện, thấy tất cả vẫn vui vẻ, mạnh khỏe nên yên tâm và dặn mình đừng bệ rạc nữa. Thiếu chồng mấy hôm thôi mà đã thấy nhiều lúc vô định ra phết, không có được sự linh hoạt, năng động giống mọi ngày. Một tuần xa nhau mà ngỡ như cả tháng ròng rã ì ạch trôi đi.
Hôm chồng về đem theo nụ cười rạng rỡ nhất có thể, sau đó thì lại ra vẻ phờ phạc vì thiếu “thuốc”: “Anh vừa mãn hạn tù về, và đã sẵn sàng để tái nghiện”. Hai vợ chồng trên đường về quê với con mà cứ hỏi nhau: “Nghiện nặng như thế có tốt không?”.
Theo VNE
Chính quyền chậm xin lỗi dân
Mặc dù UBND TP.HCM chỉ đạo quyết liệt, nhưng nhiều sở ngành, quận huyện vẫn chưa thực hiện hình thức thư xin lỗi dân đối với hồ sơ hành chính bị trễ hẹn.
Nhiều nơi ì ạch
Đầu tháng 8.2012, UBND TP.HCM ban hành công văn chỉ đạo về thực hiện thư xin lỗi. Theo đó, đối với các thủ tục hồ sơ đến ngày hẹn trả mà chưa có kết quả giải quyết thì thủ trưởng các sở ngành, chủ tịch UBND quận huyện phải xin lỗi dân. Chỉ đạo của UBND TP được xem như là một bước đột phá về cải cách thái độ của cán bộ, công chức trong việc phục vụ người dân trên địa bàn, song thực tế tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc, sự chuyển biến lại khá chậm.
Người dân làm thủ tục hành chính tại UBND Q.1 - Ảnh: Diệp Đức Minh
Ông Lê Tấn Tú ở P.25, Q.Bình Thạnh là một trong những nạn nhân điển hình của sự ì ạch nói trên. Ông Tú có đất (được công nhận quyền sở hữu) bị thu hồi để quận triển khai thi công dự án chống sạt lở bờ kênh Thanh Đa. Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ pháp lý cho quận, mặc dù chưa nhận được tiền đền bù nhưng ông Tú đã tự nguyện di dời. Thế nhưng, sau hơn 5 năm chờ đợi, ông vẫn không nhận được tiền đền bù. "Cứ mỗi lần đi khiếu nại, tôi đều nhận được câu trả lời là hồ sơ đã hoàn tất và đang xin ý kiến tại văn phòng UBND quận. Tôi hỏi vì sao hồ sơ đã hoàn tất rồi mà cứ bị "ngâm" mãi thì lại không có ai giải thích gì. Suốt 2 tháng nay, tôi hy vọng quận sẽ đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ của tôi theo chỉ đạo của UBND TP, nhưng rồi mọi chuyện vẫn như cứ giậm chân tại chỗ. Quận cũng chẳng đoái hoài gì đến chuyện xin lỗi", ông Tú bức xúc.
Ngày 30.8, ông Phạm Văn Hưng nộp hồ sơ tại UBND Q.12 điều chỉnh "sổ đỏ" đối với thửa đất 634, P.Thới An (Q.12). Ngày hẹn trả hồ sơ là 8.9, nhưng đến 4.10 (gần 1 tháng sau), khi tra cứu tình trạng hồ sơ trên hệ thống "một cửa" điện tử, hồ sơ của ông Hưng vẫn còn nằm ở dạng "vừa tiếp nhận". Nhiều trường hợp làm giấy tờ nhà đất ở quận này cũng rơi vào tình trạng trễ hẹn dài ngày như ông Hưng nhưng đều không hề được quận hoặc các bộ phận liên quan gửi thư xin lỗi và hẹn lại chính xác ngày trả kết quả.
Hoán chuyển công tác cán bộ trễ hẹn
Trao đổi với Thanh Niên, ông Phan Văn Định, Chánh văn phòng UBND Q.Bình Thạnh, cho biết: "Việc chậm trễ thường rơi vào một số trường hợp phức tạp nên kéo dài thời gian xác minh ở địa phương. Hiện UBND quận đã soạn xong mẫu thư xin lỗi dân và sẽ triển khai vào giữa tháng 10. Thư xin lỗi này sẽ do chủ tịch UBND quận ký và ghi rõ ngày trả hồ sơ cho người dân. Tối đa giải quyết trễ hẹn không quá 10 ngày".
Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó văn phòng UBND Q.Tân Phú cho biết: "Cán bộ nào làm trễ ba lần sẽ bị hoán chuyển công tác. Hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết cấp nào, cấp đó phải ký thư xin lỗi".
Ông Lê Hoài Trung, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết: "Sắp tới, TP có đợt kiểm tra và sẽ tham mưu cho UBND TP phê bình những thủ trưởng sở ngành, chủ tịch UBND quận huyện chậm chuyển biến trong việc xin lỗi dân".
Theo UBND TP, trong tháng 9.2012, TP đã tiếp nhận 37.949 hồ sơ hành chính, đã giải quyết 30.457 hồ sơ, tỷ lệ đạt 84%. Các quận: 3, 6, 8, 9, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Phú, Bình Tân và H.Nhà Bè có tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn cao, đạt từ 97% trở lên. Trong đó có nhiều quận huyện đạt tỷ lệ rất thấp, điển hình là Q.2 (54%), Q.4 (62%), Q.Gò Vấp (68%), H.Bình Chánh (65%)... đặc biệt Sở TN-MT chỉ có 15% hồ sơ đúng hạn.
Riêng tại UBND Q.1 (đơn vị đầu tiên áp dụng hình thức thư xin lỗi từ năm 2011), trong tháng 9 đã giải quyết 1.550 hồ sơ (tỷ lệ đạt 87%). Điều đáng ghi nhận là các hồ sơ trễ hẹn sau đó đều được quận giải quyết dứt điểm, đồng thời quận đã chủ động thông báo người dân đến nhận kết quả.
Theo TNO
Yêu anh ròng rã suốt 8 năm Tôi yêu anh kể từ khi hai đứa còn là sinh viên cho đến khi anh đi lấy vợ, có con Tôi và anhcó thể chỉ là hai người bạn bình thường, bình thường như biết bao người bạn khác vì đơn giản, tôi có yêu anh như thế nào thì anh vẫn chỉ xem tôi là một người bạn cũ hay một...