Những kẻ lừa dân về biên giới Việt Nam-Campuchia đã phải trả giá
Một số người muốn chống phá chính phủ Campuchia và phá hoại quan hệ Việt Nam-Campuchia đã phải trả giá cho những sai lầm của họ.
Thời gian gần đây, các thành viên của Đảng Cứu quốc đối lập (CNRP) ở Campuchia thường xuyên chỉ trích chính phủ Campuchia sử dụng bản đồ giả để phân giới cắm mốc với Việt Nam, gây dư luận xấu cho xã hội.
Bản đồ mang từ Liên Hợp Quốc về Campuchia để so sánh
Nhằm bình ổn dư luận, chính phủ Campuchia đã mượn bản đồ mà Campuchia đã lưu chiểu tại Liên Hợp Quốc để so sánh với bản đồ mà Chính phủ đang sử dụng hiện nay. Kết quả cho thấy 2 bản đồ giống nhau; những người đã từng phỉ báng chính phủ bỏ đi nước ngoài, 1 thượng nghị sỹ của Đảng đối lập giả mạo Hiệp ước biên giới Việt Nam Campuchia bị bắt.
Thực tế cho thấy, chính phủ Việt Nam và chính phủ Campuchia đã nghĩ đến việc phân giới cắm mốc đường biên giới của 2 nước, nhằm xây dựng một đường biên giới hòa bình, an ninh và phát triển. Từ đó, các Hiệp ước, Hiệp định về công tác phân giới cắm mốc giữa 2 nước đã được 2 Chính phủ xây dựng, ký kết và triển khai thực hiện.
Đến nay, 2 bên đã triển khai và thực hiện được 83% khối lượng công việc trong tổng số 314 cột mốc, số còn lại vẫn đang tiếp tục đàm phán triển khai. Khi đường biên giới được cắm mốc, 2 nước sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển kinh tế biên giới, mang lại lợi ích cho 2 quốc gia. Đây cũng là một trong những thành tích mà Đảng nhân dân Campuchia (CPP) đạt được trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước.
Lật tẩy những lời lừa dối
Vì lo ngại mất uy tín với nhân dân trong những đợt bầu cử sắp tới, thời gian qua, các nghị sỹ của Đảng đối lập (CNRP) tổ chức các đợt đi khảo sát biên giới với Việt Nam – Campuchia gây mất trật tự tại vùng biên giới vốn đang bình yên. Sau khi về đến Phnompenh, các nghị sỹ này chỉ trích chính phủ nước họ sử dụng bản đồ giả để phân giới cắm mốc với Việt Nam; phê bình chính phủ Campuchia thực hiện việc cắm mốc không rõ ràng.
Video đang HOT
Thượng nghị sỹ Hong Sok Hua lúc bị bắt
Chính phủ Campuchia đã nhiều lần giải trình trước Quốc hội, Thượng viện, trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia được thực hiện minh bạch, đúng quy định; chính phủ đã sử dụng bản đồ Campuchia đang lưu chiểu tại Liên Hợp Quốc để thực hiện việc phân giới cắm mốc với Việt Nam, tiến độ phân giới cắm mốc đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Đây cũng là mong muốn của nhân dân và Chính phủ 2 nước Việt Nam và Campuchia.
Hơn thế nữa, để khẳng định bản đồ mà Chính phủ đang sử dụng hiện nay là đúng, Thủ tướng Hun Sen đã viết thư gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon xin mượn bản đồ Campuchia đang lưu chiểu tại Liên Hợp Quốc về để so sánh. Tại buổi so sánh vào ngày 20/8 vừa qua có sự tham gia của các Đảng phái chính trị cùng với 200 nhà báo trong nước và quốc tế.
Kết quả so sánh cho thấy, bản đồ mà chính phủ Campuchia đang sử dụng hiện nay giống với bản đồ đang lưu chiểu tại Liên Hợp Quốc. Kết thúc buổi so sánh bản đồ, ông U Chanh Rit, người phát ngôn Đảng đối lập (CNRP), được Chính phủ mời tham dự buổi so sánh bản đồ không trả lời được câu hỏi của các phóng viên mà chỉ nói một câu là “những người chỉ trích chính phủ [Campuchia] sử dụng bản đồ giả thời gian qua chỉ là những cá nhân, Đảng CNRP không nói câu đó”.
Thủ tướng Hun Sen họp nội các thường kỳ ngày 21/8
Khi thấy những sai sót, những lừa dối của mình bị lật tẩy, những nhân tố tích cực của Đảng đối lập (CNRP) như Rel Khema Rinh, Um Som An đã ra nước ngoài. Thượng nghị sỹ Hong Sok Hua của Đảng đối lập (CNRP) làm giả và công bố Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia được ký năm 1979 đã bị bắt, chuẩn bị đưa ra xét xử.
Ông Hunsen cảnh cáo nhóm Sam Rainsy
Ngày hôm qua, 21/8, trong buổi họp thường kỳ của Chính phủ Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đã chỉ đạo các ngành các cấp phải bắt và đưa ra xét xử nghiêm những ai còn dám nói Chính phủ của ông sử dụng bản đồ giả, đưa vào tội phỉ báng được nêu trong Bộ Luật hình sự.
Đồng thời ông Hun Sen cũng lưu ý với ông Sam Rainsy, thủ lĩnh của Đảng đối lập rằng cần phải uốn nắn các cộng sự của mình, nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề biên giới và các tài liệu liên quan đến biên giới; nếu không, các cộng sự của ông ta sẽ tiếp tục bị bắt.
Ông Hun Sen nói, hơn ai hết, ông Sam Rainsy phải hiểu rằng, vào năm 2010 bản thân ông cũng đã từng bị tòa tuyên án 14 năm tù giam liên quan đến bản đồ, biên giới. Việc đề xuất Quốc vương ân xá tội để ông Sam Rainsy trở về nước là một nỗ lực lớn của Chính phủ do Đảng nhân dân Campuchia cầm quyền nhằm hòa giải và đoàn kết dân tộc.
Ông U Chanh Rit (CNRP) từ chối trả lời với phóng viên sau buổi so sánh bản đồ
Hy vọng những kẻ cố tình xuyên tạc sự thật nhằm trục lợi chính trị sẽ rút ra bài học kinh nghiệm; đồng thời tham gia tích cực cùng với chính phủ Campuchia triển khai có hiệu quả công tác phân giới cắm mốc với Việt Nam, xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế bền vững, vì lợi ích của 2 dân tộc anh em láng giềng.
Theo Chanh Tuy
VOV
Việt Nam-Campuchia sớm hoàn thành phân giới, cắm mốc trong 2015
Theo phóng viên tại Phnom Penh, cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia đã diễn ra từ 7-9/7 tại thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Chủ tịch Ủy ban liên hợp về phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia làm Trưởng đoàn. Đoàn Campuchia do Bộ trưởng cấp cao phụ trách công tác biên giới Var Kimhong, Chủ tịch Ủy ban liên hợp về phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Campuchia-Việt Nam làm trưởng đoàn.
Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân thành, thẳng thắn và hiểu biết lẫn nhau.
Hai bên đã điểm lại công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước từ năm 2006 đến nay, kết quả là hai bên đã phân giới được khoảng 920km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1.137km; xác định được 260/314 vị trí mốc (đạt 84,1%); xây dựng được 305/371 cột mốc (đạt 82,2%); quy thuộc được 104 cồn bãi, trong đó 39 cồn bãi quy thuộc Việt Nam, 65 cồn bãi quy thuộc Campuchia và hoàn thành kiểm tra, nghiệm thu được 191 bộ hồ sơ cột mốc.
Cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia ngày 7/7.
Về việc thực hiện và áp dụng mô hình "Bản ghi nhớ về việc giải quyết một số khu vực tồn đọng trên biên giới đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia," đến nay hai bên đã trao đổi, hoàn thành việc hoán đổi đất theo tỷ lệ 1:1 (1ha 1ha) tại các cặp tỉnh Tây Ninh-Kompong Cham, Tây Ninh-Svay Rieng; Đồng Tháp-Prey Veng; An Giang-Takeo; Kiên Giang-Takeo và Kiên Giang-Kampot.
Hiện nay trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia còn một số công việc hai bên chưa thống nhất cách giải quyết liên quan đến 7 đoạn biên giới gồm đoạn biên giới từ mốc 30-40 (tỉnh Gia Lai-Rattanakiri); đoạn biên giới mốc từ 40-44 (Gia Lai, Đắk Lắk-Ratanakiri, Mondulkiri); đoạn biên giới từ mốc 56-60 (Đắk Nông-Mondulkiri); đoạn biên giới từ mốc 138-147 (Tây Ninh-Svay Rieng); đoạn biên giới từ mốc 241-245, từ mốc 247-253 (An Giang-Kandal) và đoạn biên giới từ mốc 295-302 (Kiên Giang-Kampot).
Hai bên nhất trí sẽ tăng tần suất và cường độ làm việc của các lực lượng phân giới, cắm mốc và các cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc; tuân thủ nghiêm túc các hiệp ước, hiệp định song phương về biên giới đã ký kết; tích cực thúc đẩy đàm phán, sớm hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trong năm 2015 như thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, nhằm xây dựng đường biên giới Việt Nam-Campuchia thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.
Cũng tại cuộc họp này, trên cơ sở đối chiếu với các quy định của hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận về biên giới đã ký giữa hai nước, đặc biệt là Thông cáo báo chí chung ngày 17/1/1995, hai bên đã trao đổi thẳng thắn một số vụ việc xảy ra trên biên giới trong thời gian qua.
Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp giữa các địa phương và các cơ quan chức năng của hai bên trong việc giải quyết các sự kiện xảy ra trên biên giới. Trong trường hợp xảy ra các vụ việc trên khu vực biên giới, hai bên cần kịp thời trao đổi, hợp tác giải quyết, không để vấn đề phát triển hoặc lan rộng, ảnh hưởng đến quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, cản trở công tác phân giới cắm mốc.
Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp giữ gìn trật tự trị an biên giới; đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục để người dân vùng biên giới tự giác tuân thủ các quy định liên quan đến việc quản lý biên giới tại Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, ký ngày 20/7/1983; Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Campuchia, ký ngày 27/12/1985; Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 giữa Việt Nam và Campuchia ký ngày 10/10/2005; Bản ghi nhớ về việc giải quyết một số khu vực tồn đọng trên biên giới đất liền giữa Chính phủ Việt Nam và Campuchia ký ngày 23/4/2011 và đặc biệt là Điểm 8, Thông cáo Báo chí chung ngày 17/1/1995, theo đó "Hai bên thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay; không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục, không đề nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự biên giới."
Hai bên đã ký Biên bản cuộc họp và thống nhất cuộc họp tiếp theo giữa hai Chủ tịch sẽ diễn ra tại Việt Nam trong tháng 8./.
Theo Vietnam
Hun Sen gửi luật biên giới với Việt Nam do vua Sihamoni ký cho Sam Rainsy Hun Sen nói rằng ông đã gửi cho Sam Rainsy một luật liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia do Quốc vương Norodom Sihamoni ký. "Biên giới Việt Nam-Campuchia không phải chuyện nhạy cảm"Hun Sen: Sam Rainsy là thủ lĩnh của bọn trộm cắpTs Trần Công Trục: Hun Sen cần cảnh giác với thủ đoạn "sửa Hiến pháp" Thủ tướng Campuchia...