Những kẻ cướp mạo danh “Hoạn Thư”
Gần đây, trên đường phố đang rộ lên một chiêu thức cướp mà người đi đường dù có phát hiện cũng không mấy khi can thiệp hay giúp đỡ nạn nhân. Đó là chiêu thức giả đánh ghen của các “hoạn thư” giả…
1. Bọn cướp quá chuyên nghiệp, lên kế hoạch bài bản khiến chị D. (25 tuổi, ngụ Bình Chánh không kịp trở tay, chỉ biết ôm đầu chịu đòn mà không thể nhờ người xung quanh giải cứu. Thậm chí người chứng kiến còn dè bỉu cái tội “cướp chồng người” mà chị D. tự dưng bị đeo vào cổ.
Một tối đầu tháng 9, chị D. đi xe máy đến gần cầu Hòa Thới 1, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh thì bất ngờ có một nhóm người đuổi theo quát nạt buộc chị dừng xe. Hai nam, 3 nữ trên xe hùng hổ dựng chân chống sáp vào. Ba đối tượng nữ hung hăng đấm đá, giật tóc và luôn mồm chửi chị: “Mày cướp chồng tao hả?”.
Nhiều vụ dàn cảnh đánh ghen cướp tài sản ngoài đường nhưng người dân thờ ơ vì các đối tượng diễn quá sâu.
Chị D. không hiểu chuyện, chỉ cố phân bua rằng họ đã nhìn lầm người. Nhóm cướp lao vào giằng chiếc ĐTDĐ trị giá hơn 10 triệu đồng, túi xách tay có một số tiền mặt và giấy tờ tùy thân của chị rồi tẩu thoát. Chúng còn ngoái lại dằn mặt: “Bỏ, chừa nha mày”.
Sắm vai “Hoạn Thư” đi cướp không mới. Nạn nhân đa phần là phụ nữ, dáng bề ngoài hiền lành. Khi gặp nạn, họ cứ ngỡ mình bị “đánh ghen” lầm và ra sức thanh minh mà ít khi chú ý đến việc bảo vệ tài sản mang theo. Các băng nhóm này bộ dạng thường hung dữ, “diễn” vai “Hoạn Thư” rất ngọt. Các đối tượng nữ thường lao vào đánh đấm, la hét, tỏ vẻ giận dữ, bực tức khi bị “cướp chồng”, khiến nạn nhân xanh mặt. Chúng còn mang theo đồ nghề rất hợp với một vụ đánh ghen thực sự như kéo, dao lam, axit…
Trên mạng xã hội vẫn đang truyền lan một clip “đánh ghen” ở đường Phạm Văn Đồng (TP Hồ Chí Minh). Một cô gái trẻ đi xe tay ga trong đêm bị 2 đối tượng đạp ngã xe. Một đối tượng hùng hổ bước xuống lao vào đấm đá không cho nạn nhân mở lời. Qua những câu chửi rít qua kẽ răng của đối tượng, người dân nghĩ rằng cô gái bị người chồng đánh ghen vì dám hẹn hò với bạn trai quen trên mạng xã hội.
Không một ai can ngăn vì cho rằng đó là chuyện riêng của vợ chồng người ta. Cô gái bị đánh đau quá chỉ biết khóc mới có một người đàn ông bước đến can ngăn. Kẻ sắm vai chồng lấy điện thoại của cô gái rồi lên xe bỏ đi. Cô gái nức nở cho hay không biết người đàn ông đánh mình là ai!
2. Tự dưng thành kẻ “cướp chồng người khác”, “đi theo trai” bị chồng phát hiện, bị đánh giữa đường, bị “thu hồi tài sản”, nạn nhân thường bị người đi đường dửng dưng, dè bỉu. Họa hoằn có người định can ngăn nhưng họ thường bị đe dọa, cũng chẳng ai dám sốt sắng, chỉ tặc lưỡi “chuyện của người khác mình xía vào làm gì?”.
Video đang HOT
Nghiện game, nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen cướp tài sản.
Một lần đi trên đường Nguyễn Trãi (quận 5) anh Thành (ngụ Q.6) phát hiện có một nhóm phụ nữ vây quanh một cô gái trẻ chửi bới, đánh đập. Anh Thành dừng xe can ngăn thì bị nhóm người phụ nữ chửi bới, đe dọa. Lát sau có thêm nhiều người chạy đến, nhóm người này mới bỏ đi. Lúc đó anh mới biết cô gái tự dưng bị đánh, bị vu là cướp người yêu người khác. Cũng may nhiều người cùng can thiệp nên các đối tượng chưa cướp được gì.
Sử dụng chiêu thức đánh ghen để cướp tài sản thường những đối tượng cướp chuyên nghiệp. Nhưng cũng có những đối tượng tay mơ làm liều. N.T.N.N., 20 tuổi (ngụ quận 11) đã sớm rời bỏ gia đình tụ tập sống bầy đàn, nghiện hàng đá nặng. Công viên, khách sạn là nơi N. và nhóm bạn coi là nhà. Trong một lần đói thuốc, N nghĩ đến người yêu cũ N.H.P.T., cũng là một con nghiện hàng đá.
Theo kế hoạch, N. sẽ vào vai chính hẹn anh T. ra nói chuyện để các đối tượng khác giả đánh ghen xông vào cướp xe máy và ĐTDĐ. Nhóm N. đem cầm “chiến lợi phẩm” được 800 ngàn mua hàng đá rồi vào khách sạn phê. Anh T. đến công an trình báo. Chỉ vài giờ sau, cả nhóm N. phải xộ khám.
Nguyễn Thị Tuyết Huyền (18 tuổi, ngụ Dĩ An, Bình Dương) cũng bỏ nhà theo bạn sống lang thang, nghiện game nặng. Hết tiền, Huyền nghĩ ngay đến người bạn trai cũ là Đ.X.N. (24 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh) nên rủ đồng bọn lên kế hoạch cướp. Huyền chủ động gọi điện rủ anh N. lên Dĩ An, gặp nhau tại cổng nghĩa trang trong khu phố Thống Nhất “tâm sự”.
Khi anh N. đến thì 5 đối tượng trong nhóm Huyền phục sẵn xông vào đánh xỉu tại chỗ, cướp xe tay ga cùng 3 triệu đồng. Tiền cướp được và bán chiếc xe anh N cả nhóm chia nhau nướng vào game cho đến khi bị bắt.
Trò cũ đang rộ lên, đa phần đều thực hiện phạm tội trót lọt, một cán bộ Phòng PC45 Công an TP Hồ Chí Minh khuyến cáo: Khi rơi vào các trường hợp tương tự, người bị hại cần bình tĩnh, không tỏ ra sợ sệt, yếu đuối, bởi nếu tâm lý của nạn nhân như vậy sẽ khiến người đi đường lầm tưởng các nạn nhân là người có lỗi thật nên bàng quan không trợ giúp. Khi bỗng dưng bị đánh ghen bất ngờ nạn nhân nên truy hô để mọi người xung quanh biết mình bị cướp để được họ hỗ trợ.
Người đi đường khi phát hiện các vụ việc như trên cũng cần hỏi thăm, giúp đỡ nạn nhân trước khi các đơn vị chức năng có mặt tại hiện trường. Dù nạn nhân không bị cướp nhưng kiểu bạo hành nhiều người đánh một người thì người dân cũng không nên bàng quan. Ngoài việc nhanh chóng gọi điện báo ngay với lực lượng chức năng, người chứng kiến cũng nên ghi nhận biển số xe, đặc điểm của các đối tượng để cơ quan chức năng có cơ sở điều tra, xử lý.
Theo Mạnh Đức-Văn Hào
An ninh thế giới
Tại sao kẻ cướp ngân hàng thường chọn chi nhánh để ra tay?
"Qua các vụ cướp ngân hàng đã xảy ra, có thể thấy đặc điểm của loại tội phạm này là chúng không cướp ở trụ sở lớn, không cướp số tiền lớn, vì như thế rất khó thực hiện nên chúng thực hiện việc cướp nhỏ. Hành vi của các đối tượng rất manh động, nhưng đã tính toán rất kỹ", đại tá, PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn nói khi trao đổi với Dân Việt.
Cảnh đối tượng cướp ngân hàng ở Vĩnh Long được camera ghi lại.
Kẻ cướp lợi dụng sự sơ hở
Ngày 28.9, trao đổi với PV Dân Việt, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) cho biết, Cục đã cử lực lượng phối hợp với Công an tỉnh Vĩnh Long để truy bắt đối tượng cướp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) - chi nhánh KCN Hòa Phú (xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) xảy ra chiều 27.9.
Phân tích về các vụ cướp ngân hàng xảy ra liên tiếp trong thời gian qua, đại tá, PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn (Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an) cho biết: Đối tượng gây ra vụ cướp ngân hàng tại các trụ sở nơi trung tâm đông đúc rất hiếm khi xảy ra. Còn thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ cướp ngân hàng ở những chi nhánh nằm ở thị trấn, huyện lỵ nơi không có đông người đến giao dịch.
Vụ cướp ngân hàng tại Trà Vinh hồi tháng 4.2017 được camera ghi lại.
"Tại sao vậy? Vì ở những địa bàn trung tâm thành phố, trụ sở ngân hàng lớn thường được bảo vệ nghiêm ngặt hơn. Từ hệ thống camera quan sát, đến lực lượng bảo vệ chuyên trách được bố trí đầy đủ, tinh thần cảnh giác, phương án xử lý tình huống đều có... Còn những chi nhánh ngân hàng không phải ở trung tâm, người có trách nhiệm tại đây thường có tâm lý chủ quan nghĩ sẽ không có cướp nên công tác phòng ngừa lơ là; từ phương tiện quan sát, lực lượng bảo vệ, cách thức phòng bị, cách thức xử lý tình huống khi xảy ra không được quan tâm đúng mức", PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn nói.
Vẫn theo đại tá Thìn, đối tượng muốn thực hiện hành vi cướp ngân hàng, chúng đã nghiên cứu, tìm hiểu những nơi có sự lơ là, mất cảnh giác để thực hiện hành vi.
"Chúng sẽ quan sát, nghiên cứu về quy luật hoạt động của chi nhánh ngân hàng đó, địa hình thế nào, giờ mở cửa, giờ đóng cửa, chỗ nào có thể tiếp cận được, chỗ nào có thể khống chế được nhân viên dễ nhất, lấy được tiền nhanh nhất và tẩu thoát nhanh nhất. Những vụ cướp ở các chi nhánh ngân hàng vừa qua, kẻ phạm tội không cần có đồng bọn, đối tượng chỉ mất có vài phút để lấy tiền và dễ dàng tẩu thoát. Qua các vụ cướp ngân hàng đã xảy ra, có thể thấy đặc điểm của loại tội phạm này là chúng không cướp ở trụ sở lớn, không cướp số tiền lớn, vì như thế rất khó thực hiện nên chúng thực hiện việc cướp nhỏ. Hành vi của các đối tượng manh động, nhưng đã tính toán rất kỹ", đại tá Thìn phân tích.
Đối tượng phạm tội thường cờ bạc, nợ nần
Theo đại tá Thìn, ở đâu cũng có thể xảy ra tội phạm, nhất là ở nơi tập trung nguồn tiền, nguồn tài sản, đối tượng xấu thường tìm đến để thực hiện hành vi phạm tội. Để phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, điều quan trọng nhất là phải luôn cảnh giác, đối với các ngân hàng, tiệm vàng cần được bảo vệ chặt chẽ hơn; phải lên sơ đồ bảo vệ, từ chỗ giao dịch, chỗ để tiền; khi có tình huống nhân viên tránh chỗ nào, báo động thế nào.
"Việc phòng ngừa chặt chẽ, đối tượng muốn cướp khi nghiên cứu thấy không có sơ hở, chúng sẽ không dám thực hiện hành vi", đại tá Thìn nhấn mạnh.
Từ hoạt động thực tiễn qua các chuyên án được phá, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến cho biết thêm: Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ án cướp ngân hàng nghiêm trọng, qua điều tra, các đối tượng phạm tội đều cờ bạc, nợ nần, lâm vào đường cùng nên liều lĩnh đi cướp.
Thiếu tướng Tiến dẫn chứng vụ cướp ngân hàng ở Huế, đối tượng phạm tội là do nợ nần từ cá độ bóng đá, sa lưới sau 11 ngày gây án. Vụ ở Trà Vinh cũng có nguyên nhân tương tự, hung thủ sa lưới sau 10 ngày gây án. Các đối tượng đều ra tay rất manh động.
- Ngày 26.4, một tên cướp đã xông vào Ngân hàng Vietcombank chi nhánh thị xã Duyên Hải (Trà Vinh) rồi cầm súng đe doạ các nhân viên và cướp 1,580 tỷ đồng và 35.900USD. - Ngày 2.3, Phan Văn Hoàng (SN 1992, trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) thủ sẵn dao inox cán gỗ dài 20cm, rồi đến chi nhánh ngân hàng trên đường Ngô Quyền (Đà Nẵng) để quan sát. Sau đó đối tượng đe dọa nhân viên, lấy 50 triệu đồng. - Ngày 6.12.2016, tại Phòng giao dịch Thành Nội của Ngân hàng BIDV chi nhánh Thừa Thiên - Huế xảy ra vụ cướp ngân hàng táo tợn. Khi các nhân viên ngân hàng đang kiểm đếm tiền, một đối tượng bịt khẩu trang đã mang súng bắn bi xông vào khống chế nhân viên rồi cướp đi 725 triệu đồng tiền mặt.
Theo Danviet
Cụ ông ở miền Tây bị tống tiền bằng 'video nóng' Ông lão 77 tuổi ở Đồng Tháp đang "vui vẻ" với cô gái 26 tuổi trong nhà nghỉ thì bị 4 người lạ xông vào đánh, quay video tống tiền. Ảnh minh họa Công an huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 25/7 tạm giữ hình sự Trần Văn Lăng, Võ Văn Đến, Nguyễn Văn Tiền và Bùi Thị Bé Ba (từ 20...