Những kẻ bắt cóc hai bác sỹ Cuba tại Kenya đòi tiền chuộc
Các nguồn tin chính phủ và cảnh sát Kenya ngày 16/5 cho hay các tay súng bắt cóc 2 bác sĩ Cuba ở miền Tây Bắc nước này đã yêu cầu khoản tiền chuộc là 1,5 triệu USD.
Hai bác sỹ Herera Correa (trái) và Landy Rodriguez. (Nguồn: nbcnews.com)
Các nguồn tin chính phủ và cảnh sát Kenya ngày 16/5 cho hay các tay súng bắt cóc 2 bác sỹ Cuba ở miền Tây Bắc nước này đã yêu cầu khoản tiền chuộc là 1,5 triệu USD.
Trước đó, ngày 12/4 vừa qua, 2 bác sỹ Cuba, gồm một bác sỹ phẫu thuật và một bác sỹ đa khoa, đã bị một nhóm tay súng bắt cóc khi đang trên đường tới bệnh viện Referral tại Mandera, gần biên giới với Somalia.
Cảnh sát cho rằng nhóm bắt cóc đã đưa hai người này qua biên giới sang Somalia.
Video đang HOT
Hai bác sỹ trên là Assel Herera Correa và Landy Rodriguez, thuộc nhóm 100 chuyên gia Cuba tới Kenya vào tháng 6/2018 theo một thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Kenya và Cuba.
Những kẻ bắt cóc được cho là thành viên của nhóm phiến quân Al-Shabaab có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda.
Theo giới chức Kenya, một trong hai cảnh sát hộ tống các bác sỹ này đã bị những kẻ bắt cóc sát hại. Cho tới nay, Chính phủ Kenya và Somalia đang hợp tác nhằm nỗ lực tìm kiếm và giải cứu các nạn nhân.
Phiến quân Al-Shabaab tìm cách lật đổ chính phủ trung ương Somalia và thiết lập sự cai trị dựa trên luật Hồi giáo hà khắc.
Nhóm này thường thực hiện các cuộc tấn công tại Kenya, chủ yếu tại khu vực giáp giới Somalia để gây sức ép buộc Chính phủ Kenya rút quân khỏi Somalia.
Hồi tháng 1/2019, nhóm phiến quân này đã tấn công một khách sạn ở thủ đô Nairobi của Kenya khiến hơn 20 người thiệt mạng./.
Theo Thanh Hương (TTXVN/Vietnam )
Thất thế, phiến quân IS vẫn gieo rắc nỗi kinh hoàng mỗi đêm tại Iraq
Ban ngày, phiến quân tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS lẩn trốn trong các hang động. Khi đêm xuống, chúng giả dạng các binh sĩ Iraq bắt cóc và sát hại thường dân.
Phiến quân IS vẫn gieo rắc kinh hoàng mỗi đêm tại Iraq
Phiến quân IS vẫn đang gây ra nỗi sợ hãi ở Iraq khi thực hiện các vụ bắt cóc, giết người và phục kích trong suốt 18 tháng kể từ khi tổ chức này bị cho là thất bại tại đây, Daily Mail đưa tin.
Nhiều gia đình tại quốc gia Trung Đông trở thành đối tượng của phiến quân IS. Nhóm phiến quân còn sót lại được cho là lẩn trốn trong các hang núi và chờ đêm xuống để tiến hành các vụ bắt cóc hoặc giết người. Lý do chúng đưa ra là để trả thù những người báo tin cho quân đội Iraq.
Khadija Abd, một phụ nữ sống tại làng Badoush, Iraq, cho biết hai người đàn ông có súng bất ngờ ập vào nhà của người phụ nữ này khi cả gia đình đang ăn tối.
Giả dạng binh sĩ Iraq, hai tay súng của IS kéo chồng và hai người em của Khadija ra sân và bắn chết họ. "Làm sao chúng tôi có thể vượt qua nổi chuyện này. Chúng để lại trẻ con, gia súc, phụ nữ và người già, những người không phải lao động chính trong gia đình", người phụ nữ Iraq nói.
Iraq tuyên bố IS bị đánh bại tại Iraq hồi tháng 12/2017 và nhóm phiến quân Hồi giáo này mất vùng đất cuối cùng ở Syria hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, số lượng phiến quân vẫn duy trì khoảng từ 5.000 đến 7.000 quanh Iraq, theo một quan chức tình báo Iraq.
"Lãnh thổ của IS đã được giải phóng hoàn toàn nhưng các tay súng của nhóm này vẫn nhen nhóm ý định giành lại ảnh hưởng và kiểm soát khu vực", thiếu tướng quân đội Mỹ Chad Franks cho biết.
Binh sĩ Iraq đã thực hiện nhiều cuộc đột kích vào giữa đêm để lùng sục "tay chân" của IS, những kẻ gây hoang mang trong dân chúng.
Theo Danviet
Dữ dằn là vậy, đàn báo đốm phải bỏ chạy bán xới khi linh cẩu đến tranh mồi Quân số linh cẩu không đông, nhưng chúng vẫn lì lợm lao vào cướp con linh dương mà đàn báo đốm vừa săn được. Du khách người Nga Dmitry Kedrov đang quay cảnh đàn báo gấm ăn thịt một con linh dương trên đồng cỏ trong công viên động vật hoang dã Masai Mara, Kenya, thì bầy linh cẩu bắt đầu lảng vảng...