Những hủ tục ma chay “rùng rợn” chỉ có ở Việt Nam
Đó là những hủ tục lạ lùng của người Việt trong chuyện ma chay, ví như tục đút cơm cho xác chết và đem tử thi ra “ngắm” mặt trời…
Hủ tục rùng rợn của người Mông đã tồn tại hàng thế kỷ
Hủ tục mẹ chết, con bị chôn sống
“Dọ-tơm-amí” là hủ tục của tộc người Bana và Jrai ở Tây Nguyên. Theo tục lệ này, nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải chết theo. Ngay cả những đứa trẻ đang bú sữa mẹ mà mẹ chết, thì đứa trẻ cũng bị kết tội “dọ-tơm-amí”, hoặc sẽ bị chôn sống theo mẹ, hoặc sẽ bị mang bỏ mặc giữa rừng ma. Khi đó, đứa trẻ sẽ chết vì kiệt sức hoặc không thì cũng chết vì rắn độc cắn hoặc thú dữ ăn.
Người dân nơi đây thừa nhận hủ tục “dọ-tơm-amí” có thật chứ không phải lời đồn, nhưng hủ tục có tự bao giờ thì không ai biết. Đây là hủ tục truyền đời nên dù gia đình không muốn thì trẻ sơ sinh vẫn bị chôn theo mẹ. Áp lực từ phía dân làng, dòng họ khiến cha của đứa bé không dám đấu tranh bảo vệ con.
Một góc rừng ma ở Tây Nguyên. Ảnh minh họa.
Những người già từng chứng kiến tục “dọ-tơm-amí” giải thích, nguyên nhân của hủ tục này là do cuộc sống nơi núi rừng xưa kia có nhiều khó khăn, khắc nghiệt. Nếu mẹ chết, con không được bú mẹ rồi cũng sẽ chết đói và người ta tin rằng, chôn đứa bé về thế giới ma sẽ được mẹ chăm sóc tốt hơn. Chỉ vì suy nghĩ đơn giản, lạc hậu ấy mà trước đây, nhiều trẻ em bị chết oan. Còn những người từng chứng kiến cảnh hủ tục được thi hành thì không khỏi rùng mình sợ hãi.
Hủ tục kinh hoàng này cũng được tộc người Ma Coong sống dọc dãy Trường Sơn ở miền Tây Quảng Bình lưu giữ ngàn đời nay. Hủ tục ấy bắt đầu bị xoá bỏ khi anh Nguyễn Diệu-một người dân tộc Kinh đến bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch lập thân.
Nếu sinh đôi, sẽ giết người sinh sau
Người J’rai ở Gia Lai quan niệm, chỉ có người phụ nữ bị ma ám, bị trời phạt mới đẻ sinh đôi. Nếu “chẳng may” sinh ba thì quả thật đó là một sự ghê rợn, là nỗi kinh hoàng với người dân trong làng. Vì thế, những đứa trẻ thấy mặt trời sau (em song sinh) sống sẽ là mầm mống gây tai họa cho cha mẹ và bà con. Để diệt trừ “tai họa” đó, anh em họ hàng và người dân trong làng sẽ kéo đến mang đứa bé vào rừng chôn sống để “con ma” không còn biết đường quay về làng gây họa.
Video đang HOT
Cách đây hơn chục năm, chị Rơ Châm Thon ở làng Klă vừa hạ sinh 2 đứa con trai thì người dân trong làng kéo đến đòi đem đứa bé sinh sau mang vào rừng chôn sống. Già H’Blâm liền chạy đến báo với ông Ksor Hoài – Trưởng công an xã lúc bấy giờ, đến can ngăn. Khi đó, hai người tới nơi thì may mắn, đứa bé vô tội vẫn còn khóc ré trong bàn tay người mẹ, dân làng chưa kịp lấy đi.
Chị Siu Klơng (thôn Dơ Bang, xã Ia Bang, Chư Prông) cũng suýt mất một cô con gái song sinh vì hủ tục lạc hậu.
Bằng mọi cách, già H’Blâm và ông Hoài đã thuyết phục và tuyên truyền cho hàng trăm con người đang “nung nấu” ý định chôn sống đứa bé, để họ từ bỏ việc làm sai trái của mình. Sau cả buổi nói chuyện, dân làng đã chịu ra về và để cho đứa bé sống.
Cặp song sinh này được vợ chồng chị Thon đặt tên là Rơ Châm Phót và cậu em suýt mất mạng là Rơ Châm Phét. Hiện cả hai đang sống rất khỏe mạnh, ngoan ngoãn, đang học lớp 6, trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Ia Mơr). Hai cậu bé Phót và Phét may mắn được cứu sống cũng chính là người “chặt đứt” hủ tục của người dân nơi đây.
Phơi xác chết hàng chục ngày rồi mới mai táng
Khi một người trong gia đình chết, người thân của họ vẫn coi như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt như thường ngày. Theo đó, mọi người vẫn đút cơm, nước vào miệng cho người chết. Sau nhiều ngày, thức ăn lên men, thậm chí ruồi nhặng bâu đen quanh mặt người chết, họ vẫn tiếp tục đút cơm như thế. Thêm vào đó, hàng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được “ngắm” mặt trời. Dù mưa to hay nắng cháy thì phải khi mặt trời mọc mới được khiêng người chết vào nhà. Hủ tục rùng rợn đó của người Mông đã tồn tại hàng thế kỷ trên bản Lung Tang, thuộc xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem “phơi nắng” người chết từng đó ngày. Có người đưa ra một hai ngày, nhưng có người đưa ra hàng tuần trời, kể cả chân tay, đầu, tóc… rời ra thì họ vẫn phải “cúng” cho đúng ngày, đúng tục.
Gần đây, người Mông không còn còn phơi xác người chết hàng chục ngày như xưa nữa, nhưng tục này vẫn được duy trì. Theo đó, tùy theo số con, cháu đông hay ít mà người sống giữ, phơi xác người chết từ 1-3 ngày rồi sẽ mang đi mai táng.
Người Mông ở vùng rừng núi Tà Xùa (vùng giáp ranh giữa Phù Yên và Bắc Yên, Sơn La) xưa kia cũng tồn tại hủ tục tương tự. Họ thường đặt xác người chết trên giàn, treo lơ lửng vách nhà cả nửa tháng để làm ma. Sau từng ấy ngày làm ma, không hề có phương pháp bảo quản, ướp lạnh nên xác phân hủy nặng.
Ám ảnh hủ tục “ma trùng”
Ở hai thôn Xuân Thiên Thượng và Xuân Thiên Hạ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân bao đời nay còn lưu truyền một hủ tục rùng rợn, gọi là tục “ma trùng”. Theo hủ tục này, khi không may trong họ tộc có người chết, trùng với thời điểm người thân đột nhiên sinh bệnh nặng, thì con cháu trong gia đình người bệnh sẽ chuẩn bị xăng dầu, cuốc xẻng đi xới tung mộ người chết để yểm bùa chú. Phải qua 49 ngày hoặc tròn một năm thì người chết mới có thể bình thản nghỉ ngơi, người sống không đổ oan cho người chết được nữa.
Việc canh chừng mồ mả vừa khiến người thân của người đã qua đời luôn lo lắng, bất an. Lực lượng công an xã và người dân phải nhiều lần phối hợp truy bắt, canh giữ nghĩa địa trước nguy cơ những người mê tín đào xới. Quan niệm lạc hậu này kéo theo hệ lụy không nhỏ, ảnh hưởng tới việc thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa của người dân nơi đây.
Theo xahoi
Những phong tục ăn Tết độc đáo của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S tạo nên 54 bức tranh văn hóa khác nhau và mỗi dân tộc cũng có một cách ăn Tết rất riêng.
Điệu xòe thái không thể thiếu trong Tết Nen Bươn Tiền của người Thái
Hãy cùng điểm lại một số phong tục ăn Tết độc đáo trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tết Nhảy của người Dao
Người Dao ở Việt Bắc cho rằng, ngày đầu năm không được làm việc mà chỉ vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Nhà nào nhà ấy đều trang hoàng sáng sủa và dán nhiều câu đối bằng chữ Hán lên cột nhà hay trên các vách tường để đón mừng xuân.
Người Dao đón Tết bằng điệu nhảy "Nhiang chằm Đao" để rèn luyện sức khỏe và võ nghệ. Tết Nhảy bắt đầu trước tết Nguyên đán khoảng vài ba hôm. Thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa.
Tất cả những động tác của các điệu múa đều được thực hiện một cách liên tục với sự khéo léo và tinh tế của người trình diễn. Điệu múa, lời hát trong Tết Nhảy thường hướng đến những điều tốt lành, hạnh phúc. Các điệu múa mang tính hình tượng cao và độc đáo. Tết Nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giã...
Tết Nen Bươn Tiền của người Thái
Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón Tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết. Đầu tiên là Tết Soong Sịp (Tết Cơm Mới) sau khi lúa ở ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đồ xôi nếp để cúng lễ. Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ. Sau Tết Soong Sịp là Tết Kim Lao Mao (tết uống rượu), tết ông Táo và lớn nhất là Tết Nen Bươn Tiền (Tết Nguyên đán).
Trong đêm giao thừa Tết Nen Bươn Tiền, người lớn ngồi quây quần bên bếp lửa ấm cúng để chào đón những giây phút quan trọng, sự chuyển giao của năm cũ sang năm mới. Còn các chàng trai, cô gái tiếng trống chiêng, tiếng hát giao duyên vẫn vang lên đều đặn để cùng chờ đợi đồng hồ báo 12 giờ thì sẽ đi lấy nước cầu may. Tục lấy nước cầu may của người Thái đã có từ bao đời đến nay vẫn được lưu truyền lại cho các thế hệ trẻ.
Việc lấy nước phải được thực hiện trước khi gà gáy canh 1. Nếu như lấy nước mà gà đã gáy rồi thì sẽ không còn ý nghĩa. Nước để lấy là nước suối, nhưng nếu ai lấy được nước ở đầu nguồn của con suối thì sẽ càng mát trong, thanh khiết hơn. Người Thái quan niệm, lấy nước suối ở đầu nguồn về uống và rửa mặt, trong những giây phút đầu tiên của năm mới thì sẽ được thanh khiết như nguồn nước suối và cả năm đó họ cùng gia đình sẽ luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn.
Vào ngày đầu năm, họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các hội Xòe Thái nổi tiếng, người dân tha hồ vui chơi cho đến rằm tháng giêng mới mãn.
Người Mông đi chợ sắm Tết
Tết Naox-Cha của người Mông
Tết Nguyên đán của người Mông gọi là Naox-Cha. Trong dịp này, ngoài một con lợn béo được chuẩn bị sẵn ra, người ta còn làm bánh bằng bột nếp, bánh chưng ít khi dùng...Tết của người Mông thường tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch chỉ có mấy hôm. Đêm giao thừa các gia đình thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên.
Ngoài ra, dịp Tết người Mông còn tổ chức Lễ hội Sải Sán hay Gầu tào (hội cầu phúc). Một gia đình trong làng, nếu hay đau ốm hay chậm có con thì mùng 2 đi dựng một cây nêu lớn ở bãi cỏ đầu làng. Hội này tiếng là do một gia đình tổ chức (gia đình đó gọi là chủ nêu) nhưng thật ra đó là một lễ hội của cộng đồng, thậm chí khi làng này dựng nêu, làng khác cũng đến dự hội. Hội Gầu tào nhằm tạ ơn tổ tiên về mùa màng, súc vật, cầu cho con cháu đông đàn.
Tết Prơ-giê-râm của người Cơ Tu
Vào mùa xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơ-giê-râm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Vào dịp Tết này, nhà nhà đều trang trí hết sức đẹp đẽ. Các loại ghẻ, cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. Ở nhà Gươi người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo trạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hóa diễn ra tại nhà Gươi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng....
Tết Giọt Nước của người Xơ đăng
Người Xơđăng ở Kontum ăn tết rất giản dị và chỉ có hai tết chính là Tết Giọt Nước và Tết Lửa. Tết Giọt Nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ.
Trong dịp Tết Giọt nước, người trong buôn làng mang chóe, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức.
Theo xahoi
Người Mông giã từ "tiệc ma" "Tiệc ma tốn kém lắm. Nhiều người cả đời trả không hết nợ. Giờ thì tiệc ma không còn nữa. Người Mông ở Mường Cai đã thay đổi nhiều rồi". Trưởng bản Pá Vệ Giàng Chứ Sồng bắt tay và hứa với bộ đội Bộ CHQS tỉnh Sơn La quyết tâm xây dựng nếp sống văn hoá mới Đó là những lời tâm...