Những hủ tục kỳ lạ người xưa làm với sản phụ và trẻ sơ sinh mới chào đời: Chịu bẩn thỉu 3 ngày không được tắm, mẹ đau đẻ “thấu trời” vẫn phải… múa bụng
Đây là cách những đứa trẻ sơ sinh trong quá khứ được thế giới “chào đón” đến với thế giới!
Những đứa trẻ mới chào đời như mầm non mới chồi có quá nhiều non nớt và cần được nâng niu, che chở, chào đón trong sự hoan hỉ, vui tươi. Nhưng lịch sử đã cho thấy, thế giới đôi khi quá “tàn khốc” với cả những mầm non mơn mởn ấy. Tất cả chỉ vì sự thiếu hiểu biết hoặc phong tục tập quán, quan niệm sai lầm.
Những câu chuyện dưới đây là minh chứng cho sự thật đó:
1. Chào đời trước ngàn vạn con mắt
Khi Công nương Kate Middleton sinh 3 đứa con, chỉ ít giờ sau đó cô đã phải bế hoàng tử, công chúa mới chào đời “diện kiến” bàn dân thiên hạ. Đã có rất nhiều ý kiến chỉ trích quy tắc hoàng gia ấy quá tàn nhẫn với bản thân Kate và đứa trẻ mới chào đời vì cô mới sinh cần được nghỉ ngơi chứ không phải “cố” tỏ ra rạng rỡ trước hàng ngàn vạn con mắt.
Thế mà, khoảng 500 năm trước, nếu là một thành viên hoàng gia chuẩn bị vượt cạn, bạn phải làm điều đó với sự chứng kiến của ít nhất 70 con người, với hàng trăm con mắt. Chưa hết, người mẹ sắp sinh phải nằm trong phòng tối trong nhiều tuần. Cho dù đó là tháng 7 oi bức, lò sưởi lúc nào cũng rực lửa. Những điều mê tín buộc phải tuân theo, bởi vì người ta tin rằng nhốt một bà mẹ mang bầu trong một căn phòng tối tăm nóng nực sẽ khiến cô sinh ra một bé trai.
Và thật kỳ lạ, mặc dù phòng sinh chật ních người xem, nhưng một người quan trọng nhất lại không có mặt? Đó chính là CHA của em bé.
2. Đẻ rơi vào đống lá cây
Vào giữa thế kỷ 18, phụ nữ Cherokee đã “tận dụng” thiên nhiên và tình trạng thể chất tuyệt vời của họ để chào đón những đứa trẻ sơ sinh của họ đến với thế giới.
Đầu tiên, ngay trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, bộ tộc Cherokee sẽ tụ tập xung quanh người mẹ sắp sinh và tụng kinh về đứa trẻ chưa chào đời nhằm xua nó ra khỏi bụng mẹ. Một người thân nữ của bà mẹ sẽ nói: “Nghe này! Bạn nhỏ, đứng dậy ngay lập tức. Có một bà già. Điều kinh khủng sắp đến, chỉ còn một chút nữa thôi. Nghe nào! Nhanh!”. Sau đó, người thân của đứa trẻ sẽ lặp lại câu nói ấy liên tục.
Video đang HOT
Sau đó, khi người phụ nữ chuyển dạ, cô không được nằm. Em bé sẽ được sinh ra trong khi mẹ đang đứng hoặc ngồi xổm. Không ai được phép đỡ đứa bé. Nó sẽ rơi vào một đống lá cây.
Truyền thống cũng cho rằng đứa trẻ sẽ được thả xuống sông ngay lập tức và được “nhúng” xuống sông mỗi ngày trong 2 năm tiếp theo.
Đang ở Nhật Bản, HLV Park Hang-seo nhận tin dữ báo về từ UAE
3. Gỡ nút thắt cho dễ sinh
Đối với phụ nữ Hy Lạp vào năm 430 trước Công nguyên, mối quan tâm lớn nhất trong quá trình sinh nở là tuân theo tất cả những điều mê tín cổ xưa liên quan đến đứa con mới chào đời của họ.
Đầu tiên, khi các bà mẹ nằm trên giường chuẩn bị vượt cạn, chắc chắn sẽ có người lùng sục khắp phòng sinh của họ để tìm các nút thắt. Nút thắt bị coi là một điềm xấu và khiến quá trình sinh nở gặp khó khăn.
Sau khi các nút thắt đã được gỡ bỏ, những người phụ nữ đi đến một “chiếc ghế hỗ trợ sinh nở”, nơi họ được một nữ hộ sinh xoa bóp bụng và một nữ hộ sinh khác cúi xuống bên dưới người mẹ và đỡ lấy em bé. Ngay sau đó, người mẹ mới và đứa trẻ mới chào đời được tắm rửa sạch vì máu khi sinh được coi là không may mắn trong văn hóa của họ.
4. Vừa chào đời đã phải chịu bẩn thỉu
Ở Trung Quốc vào cuối những năm 1800, việc sinh nở bắt đầu khá êm đềm. Khi cuộc chuyển dạ bắt đầu, người phụ nữ sẽ được đặt nằm xuống và một người sẽ nhẹ nhàng thì thầm vào tai cô những lời cầu nguyện. Khi em bé chào đời, mẹ phải ngồi xổm trên giường. Giống như ngày nay, một bà đỡ sẽ lấy nhau thai ra, cắt và buộc dây rốn.
Nhưng điều tiếp theo mới thực sự “không bình thường”. Thay vì được lau chùi hoặc tắm rửa cho sạch nước ối, đứa trẻ tuyệt đối không được tắm trong 3 ngày.
Điều này được cho là giúp tránh khỏi những ảnh hưởng xấu xa. Ngày nay, vài gia đình Trung Quốc vẫn thực hiện nhiều truyền thống sinh đẻ – bao gồm cả việc không cho em bé tắm cho đến sáng ngày thứ 3 sau sinh. Cũng trong nghi lễ này, bà mụ mang đến cho 2 mẹ con: một chiếc gương, một ổ khóa, một củ hành, một chiếc lược và một quả cân.
5. Đau “thấu trời” vì chuyển dạ vẫn phải… múa bụng
Những phụ nữ ở Ai Cập vào năm 19.000 trước Công nguyên đã phải múa bụng khi chuyển dạ. Vào thời điểm đó, múa bụng được xem như một điệu múa sinh nở. Các động tác này được cho là có tác dụng cải thiện khả năng sinh sản cũng như giảm bớt đau đớn và các biến chứng liên quan đến chuyển dạ tự nhiên. Ngoài ra, nó được cho là để người mẹ “mắn” hơn và sinh nhiều con hơn về sau.
Khi em bé sắp chào đời – mẹ sẽ ngồi xổm, cúi người xuống và tiếp tục lắc cơ bụng để đưa em bé ra ngoài. Các cơn co thắt được cho là để tăng cường cơ bụng và hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng và làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Người bị chôn sống vì tuẫn táng thời xưa trải qua ngày cuối đời như thế nào: Những bằng chứng trong mộ cổ hé lộ sự thật khủng khiếp
Tuẫn táng có thể coi là quá trình "tự sát chậm" đầy tàn khốc và đau đớn không ai trong thời hiện đại có thể tưởng tượng được.
Vào thời phong kiến, tại Trung Quốc và một số nền văn hóa khác từng tồn tại một hủ tục cực kì rùng rợn là "tuẫn táng", tức chôn người sống theo người chết do quan niệm cho rằng như vậy thì người chết sẽ có người bầu bạn, chăm sóc ở thế giới bên kia. Tục tuẫn táng thường chỉ được thực hiện với tầng lớp đặc biệt là vua chúa hoặc quý tộc. Người bị lựa chọn tuẫn táng cùng có thể là người thân như vợ, thê thiếp mà cũng có thể là người hầu, nô lệ. Những người thợ xây lăng mộ cũng có thể có kết cục tương tự nhằm bảo đảm bí mật về nơi yên nghỉ của vua chúa.
Hủ tục ghê rợn này luôn khiến người đời sau sợ hãi và cũng đặt không ít câu hỏi. Những con người xấu số trong lịch sử đó từng phải chịu đựng cái chết như thế nào và sự hành hạ kéo dài bao lâu? Khi khai quật lăng mộ cổ cũng như đối chiếu từ sử sách, giới khảo cổ chia tuẫn táng thành 2 hình thức chính: Ai "may mắn" hơn sẽ được chết nhẹ nhàng bằng thuốc độc từ trước rồi mới chôn cùng chủ nhân, nhưng đa số vẫn có cái kết xui xẻo hơn, đó là chôn sống.
Tuẫn táng là hủ tục rất phổ biến tại Trung Hoa thời cổ đại.
Theo các chuyên gia, ngay cả việc chôn sống cũng chia thành nhiều phương thức đa dạng khác nhau. Người bị tuẫn táng ngoài những người hầu gái, thê thiếp trong cung điện cũng có trường hợp là thường dân không tình nguyện mà bị ép phải ra đi theo cách tàn khốc nhất. Những người này hiển nhiên không phải bao giờ cũng ngoan ngoãn chịu chết như vậy nên sẽ phản kháng mạnh mẽ.
Đó là lý do mà trong nhiều ngôi mộ, hài cốt người tuẫn táng có các tổn hại lớn về thân thể. Họ có thể đã bị chặt tay, chân để không thể chống cự. Một khi cánh cổng lăng mộ bị đóng lại, oxy sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt, cộng với vết thương chảy máu nặng trên người, những người này thường qua đời chỉ trong vòng vài phút. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp người bị tuẫn táng bị đổ lớp đất cát vào người, phải ra đi theo kiểu chết ngạt cũng diễn biến rất nhanh chóng.
Nhiều hài cốt được tìm thấy ở trong tình trạng cho thấy nạn nhân đã giãy giụa trước khi trút hơi thở cuối cùng.
Một lựa chọn nữa "nhân đạo" hơn một chút, nhưng thường chỉ áp dụng với thê thiếp, phi tần là cho người tuẫn táng nằm trong quan tài đóng kín. Hầu hết những người này đều tự nguyện bị chôn cùng. Bởi vì không gian trong quan tài rất nhỏ, hàm lượng oxy tự nhiên không cao, thần kinh của con người sẽ đẩy nhanh việc tiêu thụ oxy có hạn và thường sẽ chết trong chưa đầy 10 phút.
Thế nhưng sau tất cả, đó vẫn chưa là kiểu tuẫn táng tàn khốc nhất. Sự hành hạ cùng cực nhất là những người không được chết nhanh chóng, mà chỉ bị bỏ mặc trong lăng mộ đóng kín, từ từ chết dần chết mòn vì đói và khát.
Vậy một người bị chôn sống có thể tồn tại được bao lâu trong lăng mộ? Mặc dù trong lịch sử không có miêu tả chi tiết về vấn đề này, nhưng dựa vào kiến thức hiện đại, các chuyên gia tính toán rằng quãng thời gian cực hình trung bình sẽ rơi vào khoảng 3 ngày.
Tuẫn táng chính là một quá trình "tự sát chậm" đầy tàn khốc.
Trong lăng mộ của quý tộc, nhà giàu, bao giờ cũng có lượng lớn đồ ăn cúng tế theo cùng. Đây sẽ là nguồn thực phẩm ban đầu của họ. Thế nhưng khi số đồ ăn này cũng hết đi, họ chỉ có thể từ từ chết đói, và thậm chí có thể nhiều cảnh tượng khủng khiếp hơn nữa đã xảy ra.
Lăng mộ của Gia Luật Bội thời nhà Liêu là một trong những ngôi mộ được cho là có số lượng người bị chôn theo khổng lồ, lên tới vài trăm người. Nơi đây bị mệnh danh là minh chứng cho sự ghê rợn tột cùng của hủ tục tuẫn táng. Theo sử sách ghi lại, hàng trăm con người đã bị đẩy vào nấm mồ chung đóng kín. Khi được khai quật, rất nhiều hài cốt người tuẫn táng đều bị méo mó, có các tổn hại lớn. Có giả thiết cho rằng, vì thức ăn trong mộ quá ít nên hàng trăm con người trong lăng mộ Gia Luật Bội đã phải tự tàn sát, giết hại, uống máu nhau trong cơn đói khát và tuyệt vọng, sợ hãi cùng cực.
Đến thời vua Khang Hy nhà Thanh, hủ tục tuẫn táng tại Trung Quốc đã bị cấm triệt để. Dù thế nào, hậu thế cũng khó lòng hình dung ra hết những điều kinh khủng mà những nạn nhân bị chôn sống ấy đã phải trải qua trước khi ra đi.
Thiếu nữ 17 tuổi sinh em bé nhỏ nhất nước Anh nặng 325 gam Đứa trẻ sơ sinh chỉ nặng 325 gram và có 20% cơ hội sống sót. Ellie Paton, 17 tuổi, đến từ Newmilns, Ayrshire sinh non bé Hannah khi mới 25 tuần và chỉ nặng 325 gram. Đây là trường hợp thiếu niên sinh non em bé nhỏ nhất nước Anh trong vòng 20 năm qua. 17 tuổi sinh em bé nhỏ nhất nước...